Thương hiệu mặt hàng gạo của Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn: Nghiên cứu hoạt động xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1989 đến 2009 ppt (Trang 64 - 65)

Khác với các sản phẩm thông thường, thương hiệu gạo được xây dựng là một dự án mang tính quy mô và chuyên nghiệp cao. Thương hiệu gạo được xây dựng sẽ có tác động đến cả một vùng trồng lúa và ảnh hưởng không nhỏ đến người nông dân ở đây. Điều đó đòi hỏi hạt gạo khi mang thương hiệu phải thể hiện được hình ảnh gần gũi, sự thiện cảm và nét đẹp văn hóa truyền thống của bà con nông dân nơi đây.

Chất lượng là yếu tố quan trọng, quyết định đến sự thành công hay thất bại của một thương hiệu. Ngày nay khi mức sống của người dân tăng lên thì yếu tố chất lượng ngày càng được chú trọng. Để nâng cao chất lượng hạt gạo cho tiêu dùng trong nước cũng như cho xuất khẩu, cần đào tạo tay nghề nông dân, cải tiến công nghệ giống.

Trong thời gian qua, Việt Nam đã có được một số thương hiệu gạo xây dựng thành công như:

Tám xoan Hải Hậu: lúa Tám và gạo Tám xoan từ lâu đã nổi tiếng cả nước. Mục đích xây dựng thương hiệu này là khôi phục, bảo tồn sản xuất lúa Tám xoan truyền thống trên cơ sở xây dựng sản phẩm có tên gọi xuất xứ. Ngoài ra còn góp phần hình thành một hình thức tổ chức sản xuất mới trong nông nghiệp: tổ chức nông dân sản xuất, kinh doanh gạo Tám xoan.

Gạo Sohafarm (Nông trường Sông Hậu, Cần Thơ): đây là sản phẩm chủ lực của nông trường Sông Hậu. Việc xây dựng thương hiệu gạo Sohafarm có mục tiêu là giúp sản phẩm có khả năng ổn định chất lượng và cung ứng sản phẩm rộng lớn không chỉ cho thị trường trong nước mà còn xuất khẩu.

Tuy nhiên dù là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới nhưng hầu hết sản phẩm gạo của chúng ta không mang thương hiệu Việt Nam do chúng ta phải xuất khẩu thông qua các trung gian thương mại và các nhà phân phối tại thị trường nước ngoài. Điều đó làm cho giá xuất khẩu gạo thấp hơn nhiều so với giá bán chính thức tại thị trường nước ngoài, hơn nữa người tiêu dùng lại không hề biết

chúng có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam. Do vậy, doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cần phải chủ động hội nhập thông qua việc tự khẳng định mình và thương hiệu của mình bằng một chiến lược xây dựng thương hiệu hợp lý trên thị trường trong nước và quốc tế.

Một phần của tài liệu Luận văn: Nghiên cứu hoạt động xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1989 đến 2009 ppt (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)