Khối lượng phân tử và sự phân bố khối lượng phân tử

Một phần của tài liệu Giáo trình môn vật liệu học (Trang 137)

Khối lượng phân tử càng lớn thì độ chảy của polyme càng giảm và độ bền độ nhớt càng

tăng. Khối lượng phân tử của một polyme rất khác nhau để đặc tr ưng cho sự phân tán khối lượng phân tử người ta đưa ra sự phân bố khối lượng phân tử K:

K = W n M M Trong đó : MW = W Mi i = g Mi i G  ,

Wilà tỷ lệ khối lượng của các phân tử có cùng khối lượng Mi

G là tổng khối lượng khảo sát, gi là khối lượng của polyme có cùng phân tử lượng Mi

Mw trung bình mol theo tỷ lệ trọng lượng

Mn=Σ XiMi= n Mi i N

 trong đó ni

N là tỷ lệ số phân tử có cùng khối lượng Mi

Mn khối lượng trung bình mol theo phân tử Mn = khối lượng tổng cộng tổng số phân tử

K=1 khối lượng phân tử đồng nhất lý tưởng hiếm gặp

K≤5 Sự phân bố khối lượng phân tử hẹp

5<K<20 Sự phân bố khối lượng phân tử trung bình K>20 Sự phân bố khối lượng phân tử rộng.

Polyme có sự phân bố khối lượng phân tử hẹp dễ gia công và cơ lý tính tốt hơn.

Ví dụ hai mẫu polyme P1 có 500 phân tử khối lượng 1g và 2 phân tử 250g; P2 có 400

phân tử khối lượng 1g và 100 phân tử 6g

Polyme P1 có: Mn = 500x1 250x2 500 2   = 1,99 MW= 500x1 x1 250x2 x250 1000  = 125,5 K=125,5/1,99 = 63→ Rộng P2 có Mn = 1000 500 = 2 và MW = 400x1 x1 100x6 x6 1000  = 4→ K= 4/2 = 2 → hẹp

8.1.4. Mức độ kết tinh của Plyme và tính chất cơ học

Đ/n: Polyme tinh thể là loại polyme mà các mạch phân tử sắp xếp có trật tự (th ường là song song với nhau).

Phân tử polyme cồng kềnh nên chỉ có thể kết tinh một phần. Tỷ lệ kết tinh:

K = C S S C ( a) ( a)      

Trong đó ρS,ρC,ρa lần lượt là khối lượng riêng của polyme khảo sát, polyme tinh thể hoàn

toàn và polyme vô định hình hoàn toàn. Polyme tinh thể có khối lượng riêng lớn nhất ρC >ρS

>ρa vì mạch xếp xít chặt hơn nên cơ tính cao hơn 0<k<95%.

K phụ thuộc vào tốc độ nguội, cấu tạo phân tử: nguội nhanh, phân tử cồng kềnh phức tạp

nhiều mạch nhánh → khó kết tinh. Polyme cấu trúc mạch không gian, copolyme xen kẽ là loại vô định hình.

Polyme tinh thể cấu trúc gồm các hạt gọi là các tiểu cầu trong mỗi hạt lại có các lớp tinh

thể và vô định hình xen kẽ nhau. Dưới tác dụng của lực các lớp tinh thể bị tr ượt lên lớp vô định hình và lớp vô định hình cũng bị biến dạng làm cho polyme có tính định hướng và tăng độ bền. Polyme vô định hình, hoặc polyme có tỷ lệ kết tinh thấp d ưới tác dụng của tải trọng dài có xu hướng chảy nhớt (biến dạng trễ). Nếu tăng thời gian đặt tải thì polyme phục hồi

càng lớn, biến dạng lớn. Nếu đặt tải trọng ngắn biến dạn g không đáng kể, chi tiết vẫn còn chịu được.

Các polyme vô định hình có mạch phân tử cuộn uốn khúc nhiều khi có lực tác động các

phân tử duỗi ra, bỏ lực tác dụng các phân tử lại co lại đàn hồi như cao su. Ở nhiệt độ cao

polyme thủy tinh hoá có cấu trúc vô định hình nên tính dẻo tăng và tính bền giảm. Ở nhiệt độ

thấp độ linh động mạch nhỏ dẫn đến polyme có xu h ướng giòn (phá huỷ giòn). Polyme dãn nở nhiệt nhiều hơn kim loại chi tiết lắp ghép với kim loại cần l ưuý.

8.2. Các polyme thông dụng vàứng dụng

8.2.1. Chất dẻo: Sản lượng cao nhất hiện nayĐịnh nghĩa: Định nghĩa:

Là vật liệu có thể biến dạng mà không bị phá huỷ và có thể định hình với áp lực thấp.

Polyme nhiệt dẻo: gia công tạo hìnhở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ thuỷ tinh hoá áp lực phải

duy trì (ép khuôn) đến khi làm lạnh sản phẩm đến bảo tồn hình dạng. Khả năng tái sinh sản

phẩn đến kinh tế; tạo hình làm năng suất thấp.

Nhóm polyme nhiệt rắn: sản xuất hai giai đoạn: Giai đoạn 1 là tổng hợp polyme mạch

thẳng, lỏng, có khối lượng phân tử thấp (trùng hợp sơ bộ polyme). Giai đoạn 2 cho chất đóng

rắn (có thể không cần) cùng vào khuôn ép và gia nhiệt. Dưới tác dụng của chất đóng rắn hoặc

tác dụng nhiệt và lực ép polyme trở nên cấu trúc không gian, đóng rắn và có thể rỡ khuôn

ngay. Polyme nhiệt rắn chịu nhiệt độ cao, không nóng chảy lại, không có khả năng tái sinh. Đúc (áp lực) là phương pháp tạo hình chủ yếu. Các chất độn: bột oxit Al2O3, đất sét, oxit

Zn trộn lẫn trước khi cho vào khuôn hoặc cho vào khuôn trước rồi đùn chất dẻo vào. Có hai

phương pháp đúc thường dùng hiện nay: ép đùn, cho polyme nhiệt dẻo, buồng ép gia nhiệt. Pittông đẩy, ép polyme ở trạng thái lỏng nhớt v ào khuôn đến khi đông đặc- lấy sản phẩm 10- 30s/sản phẩm. Đúc ép: phối liệu dạng bột (hạt) đ ược đưa vào lỗ khuôn, chày ép đóng kín

khuôn và gia nhiệt đồng thời trong thời gian 10-20s để đóng rắn, tháo khuôn lấy sản phẩm, thường cho nhựa nhiệt rắn.

8.2.2. Cao su (Elastome)

Lưu hoá cao su: đàn hồi ↔ cấu trúc mạng lưới thưa. Lưu hoá là phản ứng của cao su với lưu huỳnh ở nhiệt độ đủ cao và không thuận nghịch để tạo cấu trúc lưới thưa. Cao su chữa lưu

hoá thì mềm, dính, độ bền thấp. Sau khi l ưu hoá độ bền, tính đàn hồi, tính bền hoá học tăng

lên trở thành polyme nhiệt rắn. Lượng lưu huỳnh tăng thì tăng cứng giảm độ dãn dài nên chỉ

dùng từ 1 đến 5%.

Mềm dính S= 1-5% khối lượng cao su có đặc điểm polyme nhiệt rắn. Thay thế mạch chính

C=Si và O cao su silicon có thể lưu hoá bền nhiệt và bền trong dầu.

8.2.3. Sợi polyme

Đặc điểm vàứng dụng:

Yêu cầu với polyme dùng làm sợi:

- Có khả năng kéo thành sợi dài đến tỷ lệ 100: 1 giữa chiều dài và đường kính.

- Đáp ứng các yêu cầu: đủ bền, chịu mài mòn, cách nhiệt, điện, ổn định hóa học với môi trường.

Các polyme được dùng để kéo sợi là polyamit, polyeste PTE...

8.2.4. Màng

Màng (foil) là vật liệu phẳng, mỏng có chiều dày từ 0,025 đến 0,125mm. Màng chủ yếu được dùng để làm túi, bao bì thực phẩm và các hàng hóa khác.

Yêu cầu đối với polyme làm màng:

Khối lượng riêng nhỏ, độ mềm dẻo, độ bền kéo, xé rách cao, bền với n ước, độ thấm các

loại khí nhất là hơi nước phải thấp.

Thường dùng polyetylen, polypropylen.

Đa số màng được sản xuất bằng cách đùn qua qua một khe hẹp của khuôn, sau đó qua trục để cán giảm chiều dày và tăng độ bền.

8.2.5. Chất dẻo xốp (foarms)

Là loại chất dẻo (gồm cả hai loại nhiệt dẻo và nhiệt rắn) có độ xốp rất cao. Người ta đưa

vào trong mẻ liệu chất nào đó khi nung nóng sẽ giải phóng ra khí. Các khí sinh ra trong khắp

khối chất lỏng nóng chảy khi làm nguội bị kẹt lại tạo ra rỗ xốp.

Có thể dùng cách khác: phun khí trơ (Ar) vào vật liệu ở trạng thái nóng chảy nh ư

polyuretan, caosu, polystyren và PVC. Chất dẻo xốp được dùng để làm đệm, nội thất gia đình và bao gói sản phẩm.

CHƯƠNG 9 COMPOZIT 9.1. Khái niệm về compozit

Là vật liệu kết hợp 2 hoặc nhiều vật liệu khác nhau để phát huy tính tốt của mỗi loại vật

liệu thành phần.

9.1.1. Quy luật kết hợp

Vậy compozit là loại vật liệu nhiều pha khác nhau về mặt hóa học, hầu nh ư không tan vào

nhau, phân cách nhau bằng ranh giới pha, kết hợp lại nhờ sự can thiệp kỹ thuật của con ng ười theo những ý đồ thiết kế trước, nhằm tận dụng và phát triển những tính chất ưu việt của từng

pha trong compozit cần chế tạo.

9.1.2. Đặc điểm và phân loại9.1.2.1. Đặc điểm 9.1.2.1. Đặc điểm

- Là vật liệu nhiều pha mà chúng thường rất khác nhau về bản chất, không hòa tan lẫn nhau thường là 2 pha gồm nền là pha liên tục trong toàn khối, cốt là pha phân bố gián đoạn.

- Nền và cốt có tỷ lệ, hình dáng, kích thước và sự phân bố theo thiết kế đãđịnh trước.

- Tính chất của compozit chịu ảnh hưởng của các pha nhưng không phải là cộng đơn thuần

các tính chất của chúng khi đứng riêng rẽ mà chỉ chọn lấy những tính chất tốt và phát huy thêm.

9.1.2.2. Phân loại

Theo bản chất của nền có: compozit nền chất dẻo (polyme), nền kim loại, nền ceramic v à nền hỗn hợp nhiều pha.

Theo dạng hình học của cốt: compozit cốt hạt, compozit cốt sợi.

Theo cấu trúc: lớp, kiểu đá ong…

9.1.3. Liên kết nền- cốt9.1.3.1. Cốt 9.1.3.1. Cốt

Là pha không liên tục, tạo nên độ bền, môđun đàn hồi (độ cứng vững) cao cho compozit,

do vậy cốt phải bền, nhẹ. Cốt có thể là: kim loại, ceramic và polyme.

9.1.3.2. Nền

Nền là pha liên tục có tác dụng:

- Liên kết toàn bộ các phần tử thành một khối thống nhất.

- Tạo hình chi tiết theo thiết kế.

- Che phủ, bảo vệ cốt tránh các hư hỏng do các tác động hóa học, c ơ học và của môi trường.Thường nền là: kim loại, ceramic, polyme và hỗn hợp.

9.1.3.3. Liên kết nền- cốt

- Liên kết cơ học, nhờ lực ma sát giữa cốt và nền như kiểu bêtông cốt thép có gân (đốt).

- Liên kết nhờ thấm ướt do năng lượng sức căng bề mặt.

- Liên kết phản ứng, phản ứng tạo hợp chất dính chặt cốt với nền-đây là loại liên kết

tốt nhất.

9.2. Compozit cốt hạt

Các hạt đẳng trục, cứng, bền (ôxyt, nitrit, cacbit, borit) (đôi khi là các hạt mềm như grafit,

mica thuộc loại chống ma sát. Có hạt thô và hạt mịn, hạt mịn nằm phân tán có tác dụng cản trượt → hoá bền.

9.2.1. Compozit hạt thô

Compozit hạt thô rất đa dạng và được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực công nghiệp,

xây dựng.

9.2.1.1. Đặc điểm

Khái niệm "thô" được dùng để chỉ tương tác giữa nền và cốt không xảy ra ở mức độ

nguyên tử, phân tử, sự hóa bền có được là nhờ sự cản trở biến dạng của nền ở vùng lân cận

với cốt.

Tùy theo đặc tính phân bố của hạt trong nền mà quy tắc kết hợp (hỗn hợp) cho môđun đàn hồi EC của compozit phụ thuộc vào tỷ lệ thể tí ch, môđun đàn hồi của nền: Vn, En và của cốt

hạt: VH, EH nằm vào khoảng giữa 2 giới hạn:

Giới hạn trên: EC= ENVN+ EHVH, giới hạn dưới: EC = N H

N H H N

E E

E V E V

9.2.1.2. Các compozit hạt thô thông dụng.

Hợp kim cứng tạo bằng phương pháp luyện kim bột, các phần tử cứng là cacbit: WC,

TiC, TaC được liên kết bằng Co (nền).

Các hợp kim làm tiếp điểm có sự kết hợp tốt của các kim loại khó chảy (W, Mo) - cốt với

các kim loại có tí nh dẫn nhiệt cao (Cu, Ag)-nền.

Bêtông là compozit hạt thô (đá, sỏi) hay nhỏ (cát vàng), nền cứng là ximăng. Polyme Các

hạt độn thường là thạch anh, thủy tinh, ôxyt nhôm, đất sét, đá vôi-cốt, nền polyme.

9.2.2. Compozit hạt mịn (hóa bền phân tán)

Compozit hạt mịn là loại có tí nh năng đặc biệt: bền nóng vàổn định nóng.

9.2.2.1. Đặc điểm

- Nền thường là kim loại và hợp kim, cốt có kích thước < 0,1μm, bền, cứng và có tính ổn định nhiệt cao: oxit, cacbit, borit, nitrit.

- Tương tác nền- cốt xảy ra ở mức độ vi mô ứng với kích th ước nguyên tử, phân tử.

- Cơ chế hóa bền: cốt nhỏ mịn phân tán kìm hãm lệch, làm tăng độ bền độ cứng của vật liệu.

9.2.2.2. Các compozit hạt mịn

SAP, SAAP (CAП, CAC) cốt Al2O3 = 5 - 20% trên nền nhôm, chịu nhiệt 300 ÷ 500o

C T-D Nickel (Thoria Dispersed Nickel): nền là niken (Ni), cốt là các phần tử ôxyt tôri

ThO2 ~ 2% song ở dạng rất nhỏ mịn, nằm phân tán và ổn định nhiệt, làm việc lâu dài ở

1000 ÷ 1100oC, không bị ăn mòn tinh giới như thép không gỉ nên là vật liệu quý trong hàng không, vũ trụ, chế tạo tuabin, ống dẫn, bình áp lực làm việc ở nhiệt độ cao dưới tác dụng của môi trường ăn mòn.

9.3. Compozit cốt sợi

Compozit cốt sợi là loại compozit kết cấu quan trọng nhất vì nó cóđộ bền riêng và môđun đàn hồi riêng cao. Nền và cốt sợi đều là các vật liệu nhẹ. Tính chất của compozit cốt s ợi phụ

thuộc vào bản chất vật liệu cốt và nền, độ bền liên kết trên ranh giới pha, sự phân bố và định hướng sợi (hình 9.1)... Người ta coi liên kết nền- cốt là hoàn hảo để đơn giản trong tính toán.

Hình 9.1. Sơ đồ phân bố và định hướng cốt sợi:

a- một chiều, b- hai chiều vuông góc đan xen nhau

c. rối ngẫu nhiên trong một mặt, d- ba chiều vuông góc.

9.3.1.Ảnh hưởng của yếu tố hình học sợi9.3.1.1. Sự phân bố và định hướng sợi 9.3.1.1. Sự phân bố và định hướng sợi

- Sợi phân bố song song với nhau theo một ph ương (hình 9.1a),độ bền theo phương dọc

sợi cao hơn phương vuông góc- sợi phân bố 1 chiều.

- Sợi đan vuông góc với nhau (hình 9.1b), theo 2 trục sợi độ bền cao hơn cả- kiểu dệt.

- Sợi phân bố nhiều phương (rối-hình 9.1c), compozit đẳng hướng theo tất cả các phương

trên mặt.

- Sợi được phân bố 3 phương vuông góc với nhau như ở hình (9.1d) thì compozit có tính

đẳng hướng.

9.3.1.2.Ảnh hưởng của chiều dài sợi

Điều quan trọng là kết cấu cốt sợi phải tập trung tải trọng vào sợi là pha có độ bền cao.

Có 2 loại cốt sợi: cốt sợi ngắn và cốt sợi dài.

Đối với loại cốt sợi ngắn: lực tác dụng sẽ gây biến dạng của nền n ơi liếp xúc giữa sợi và nền, một phần nền bị chảy (hình 9.2).

Cốt sợi dài: khi LS≥ lc mới làm tăng một cách có hiệu quả độ bền và độ cứng vững của

compozit. Chiều dài tới hạn lc này phụ thuộc đường kính d của sợi, giới hạn bền ( σb)S của sợi

và lực liên kết giữa sợi và nền (hay giới hạn chảy cắt của nền τm) theo biểu thức:

lc=  b S m d  , đặt S =  b S m thì lc = S.d

Đối với compozit sợi thủy tinh hay sợi cacbon, lc ~ 1mm hay S= 20÷150

Người ta quy ước:

- Khi l > 15lc, compozit là là loại cốt liên tục hay cốt sợi dài,

Hình 9.2. Sơ đồ liên kết giữa nền và cốt

- Khi l < 15lc, compozit là loại cốt sợi không liên tục hay ngắn;

- Khi l < lc sợi không đủ dài để lực bám không gây biến dạng nền bao quanh sợi do đó không đủ truyền tải và được coi như compozit hạt.

Trên hình 9.3 trình bày sơ đồ cấu trúc của loại compozit cốt sợi trong đó loại cốt sợi liên tục thẳng hàng (thường chỉ gọi ngắn gọn là liên tục) như ở hình (a) là loại quan trọng hơn cả

sẽ được khảo sát dưới đây.

Hình 9.3. Sơ đồ phân bố sợi:

a. liên tục song song b. gián đoạn thẳng hàng

c. hỗn độn

9.3.2. Compozit cốt sợi liên tục song song 9.3.2.1. Khi kéo dọc

Gọi tỷ lệ thể tích sợi là VS của nền là Vn = 1-VS. Khi chịu kéo theo phương dọc trục sợi và coi liên kết nền - cốt là hoàn hảo: εC = εS = εn. Tải trọng tác dụng lên compozit PC=PS+Pn,

trong đó PS, Pn lần lượt là tải trọng lên sợi và lên nền. Do đó:

σC.AC =σS. AS +σn. An

Trong đó: (AC, AS, An) là tiết diện ngang của compzit, sợi và nền.Chia cả cho AC ta có:

S n C S n S S n n C C A A . . .V .V A A

vì sợi bằng nhau và phân bố đều nên AS/AC=VS và An/AC=Vn, VS và Vn là tỷ lệ thể tích, do đó:

σC = σSVS + σnVn = σSVS + σn(1-VS), thay σ=Eε

= + = ESVS + En(1-VS) vì (εC=εS=εn=ε)

9.3.2.2. Khi kéo ngang

Lực kéo vuông góc với trục sợi (sợi không chịu đ ược lực ngang) thìứng suất tác dụng lên

các pha là như nhau và bằng ứng suất tác dụng lên compozit là:

σc = σS = σn = σ

nên độ biến dạng của compozit bằng tổng biến dạng của cốt và nền: εC= εS.VS + εn.Vn vì E  nên S n c S n .V + .V E E E

Chia cả hai vế cho σ, ta có:

Một phần của tài liệu Giáo trình môn vật liệu học (Trang 137)