Biện pháp hỗ trợ khác

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH ĐẬP THỦY ĐIÊN,THỦY LỢI (Trang 82 - 85)

- Những thời điểm hạn hán có thể gây ra các vấn đề rắc rối, bởi vì mức bổ sung nước không thể

3. Đánh giá rủi ro

4.3.3. Biện pháp hỗ trợ khác

- Lãnh đạo công trình cần phối hợp với các cơ quan phòng cháy chữa cháy để được hướng dẫn về việc xây dựng và tập dợt các phương án phòng cháy chữa cháy.

- Trồng và bảo vệ cây xanh trong khu vực. Cây xanh có tác dụng cải thiện điều kiện vi khí hậu, giảm ồn. Ngoài ra cây xanh còn hấp thụ các khí độc hại trong không khí và giảm lượng bụi phát tán đi xa.

- Phối hợp với các cơ quan quản lý môi trường, giám sát môi trường để thường xuyên giám sát chất lượng môi trường nhằm có biện pháp khống chế kịp thời các tác động cũng như các sự cố.

- Cung cấp, phổ biến các địa chỉ liên hệ trong trường hợp khẩn cấp: Bệnh viện, cảnh sát PCCC....

KẾT LUẬN

Đồ án được hoàn thành là kết quả sự vận dụng kiến thức trong nhà trường cùng những kinh nghiệm thực tế nhận được từ quá trình thực tập tại nhà máy tinh bột sắn Quảng Ngãi cho việc đánh giá tác động môi trường của nhà máy. Kết quả đánh giá với những nội dung chính sau:

- Tìm hiểu đặc điểm về tự nhiên cũng như hiện trạng môi trường của khu vực tiến hành xây dựng Dự án.

- Ước tính định tính và định lượng tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh. Đánh giá tác động môi trường trong hoạt động xây dựng công trình và trong quá trình vận hành công trình. Xác định các tác động tích cực và tiêu cực đến môi trường đất, nước, không khí. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của chất ô nhiễm đến sức khỏe con người, và các sinh vật. Ngoài ra cũng dự báo những rủi ro, sự cố có thể xảy ra cho môi trường và con người.

- Đưa ra biện pháp đảm bảo an toàn lao động, giảm thiểu, hạn chế đến mức thấp nhất các tác động tiêu cực, khôi phục cảnh quan môi trường khu vực sau khi hoàn thành công trình.

- Do những hạn chế khách quan và chủ quan nhất định về thời gian và các công cụ hổ trợ khác nên em chưa phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của Dự án.

Quá trình thực hiện bài luận văn là dịp, là cơ hội để em tìm hiểu sâu rộng hơn về tình hình phát triển thủy điện, thủy lợi Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ngãi nơi riêng. Qua đó giúp em rèn luyện kĩ năng tìm hiểu, thu thập, xử lý và trao đổi thông tin, để em hoàn thành bài luận văn của mình.

Em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo, đặc biệt là thầy Nguyễn Đức Quảng – người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đình Mạnh (2008), Giáo trình Đánh giá tác động môi trường,

NXB Nông Nghiệp I.

2. Đinh Bách Khoa (2008), Bài giảng đánh giá tác động môi trường, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

3. Bộ Tài nguyên & Môi trường (2005), Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia năm 2005, Hà Nội.

4. Viện Quy hoạch Thủy Lợi (2008), Báo cáo Chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2020,Đại học Thủy Lợi, Hà Nội.

5. Nguyễn Quy Hoạch (2009), Báo cáo Thủy điện Việt Nam-Hiện trạng và phát triển.

6. Bộ Tài nguyên & Môi trường (2008), Hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. 7. Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Ngãi (2006), Báo cáo môi trường tỉnh

Quảng Ngãi.

8. Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi (2009), Báo cáo chính Dự án đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc.

9. Trần Ngọc Chấn (09-2000), Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải.

10. Tổ chức Y tế thế giới – WHO (1993), Kỹ thuật đánh giá nhanh sự ô nhiễm môi trường - Assessment of source of Air, water and land pollution.

11. Trần Văn Nhân, Nguyễn Thị Lan Anh (2006), Sinh thái học môi trường, NXB Bách Khoa Hà Nội.

12. Cao Trọng Hiền, Nguyễn Viết Trung, Dương Thị Minh Thu, Từ Sĩ Rùa, Nguyễn Chí Đốc (2007), Môi trường giao thông, NXB Giao thông vận tải. 13. TCVN 5949-1998 (tiếng ồn), TCVN 5837-2005 (không khí xung quanh), … 14. BỘ Y TẾ (2002), Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống.

15. Lâm Minh Triết, Lê Thanh Hải (2006), Giáo trình quản lý chất thải nguy hại, NXB Xây dựng Hà Nội.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH ĐẬP THỦY ĐIÊN,THỦY LỢI (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w