Tác động đến môi trường sinh thái

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH ĐẬP THỦY ĐIÊN,THỦY LỢI (Trang 60 - 62)

- Những thời điểm hạn hán có thể gây ra các vấn đề rắc rối, bởi vì mức bổ sung nước không thể

3.2.3.Tác động đến môi trường sinh thái

Hiện tại, đoạn phía trên khu vực công trình đã có một công trình thủy lợi thuộc loại lớn nhất của tỉnh. Đó là công trình thủy lợi Thạch Nham cách thành phố Quảng Ngãi khoảng 35km. Việc xây dựng công trình Đập dâng này là để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhưng mặc khác nó cũng làm thay đổi rất lớn môi trường xung quanh khu vực này.

- Các tác động này chủ yếu liên quan đến việc thải các chất ô nhiễm vào nước, không khí, đất. Các chất thải này thải vào môi trường tiếp nhận vượt quá mức cho phép và gây nên những biến đổi cho hệ sinh thái khu vực này.

- Tuỳ theo dạng chất thải và môi trường tiếp nhận mà các hệ sinh thái có thể bị tác động như phá hủy hệ sinh thái,gây ô nhiễm đất, nước, khí… ở nơi lấy vật liệu và khu vực Dự án. Đồng thời,nhờ có công trình đập dâng nước mà có thể điều hòa không khí,cải thiện môi trường, tạo nên những hệ sinh thái mới.

3.2.3.1. Các nhân tố vật lý

- Tài nguyên môi trường vật lý: Bao gồm các dạng thuỷ quyển, khí quyển, thạch quyển như điều kiện thuỷ văn, khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, chế độ gió, bức xạ,...), tài nguyên nguồn nước (nước ngầm, nước mặt), tài nguyên đất đai (thổ nhưỡng, khoáng sản,....).

- Những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường xung quanh do hoạt động của phương tiện giao thông vận chuyển nguyên vật liệu như tiếng ồn, bụi, sự cố làm tác động xấu đến hệ sinh thái khu vực ven tuyến giao thông và vùng lân cận.

3.2.3.2. Các nhân tố sinh học

- Việc khai phá đất đá, thi công các hạng mục công trình và quy mô thi công cũng như tập trung một số lượng lớn con người và vật tư tại công trường với thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến đời sống các quần thể động thực vật, đặc biệt là các loại động vật sống theo lãnh thổ trong các hệ sinh thái trên toàn thể mặt bằng và trong vùng ảnh hưởng của dự án.

- Quá trình khai phá đất đai, thi công công trình như giải phóng san lấp mặt bằng, xây dựng các hạng mục sẽ làm thay đổi hoàn toàn cả một hệ sinh thái trong khu vực đặc biệt là hệ sinh thái nước ngọt tại sông Trà.

3.2.3.3. Hệ sinh thái

a. Suy giảm nguồn tài nguyên nước

- Chất thải rắn phát sinh làm bồi lấp các lòng sông và ô nhiễm nguồn nước mặt khu vực;

- Nguồn nước thải từ dầu mỡ xe, từ sinh hoạt cuốn theo chất ô nhiễm và các chất hữu cơ cũng là nguyên nhân dẫn đến suy thái tài nguyên nước khu vực.

b. Biến đổi đa dạng sinh học khu vực dự án

Tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái: tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái bao gồm thảm thực vật, hệ thuỷ sinh, động vật trên cạn.

- Các chất thải có thể làm thiệt hại cây cối, hoa màu hai bên đường, và gây ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái thực vật.

- Một phần động vật, chim chóc bị tiêu diệt do nước dâng không có nơi cư trú và không có nguồn thức ăn, và một phần sẽ di cư sang khu vực khác;

- Hệ thuỷ sinh vật trước đó trên sông trong khu vực có thể sẽ bị suy giảm;

+ Hệ sinh thái dưới nước: Nước thải bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ, rắn lơ

lửng... làm cho môi trường nước bị biến đổi bất lợi (DO giảm, pH biến đổi, nhiều chất độc hoá học đặc biệt là các chất hữu cơ, Fe, Mn ..) cho sự sinh tồn của hầu hết các loài thuỷ sinh và thậm chí làm mất khả năng tự làm sạch của nước. Các chất hữu cơ sẽ sử dụng oxy trong nước để tự oxy hóa, lâu dài sẽ dẫn đến tính trạng thiếu oxi làm ảnh hưởng tới sự sống của các loại sinh vật trong nước.

+ Hệ sinh thái trên cạn: Chất thải rắn sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến các sinh vật. Các sinh vật rất nhạy cảm với sự ô nhiễm môi trường. Hầu hết các chất ô nhiễm môi trường không khí và môi trường nước đều có tác động xấu đến thực vật và động vật, gây ảnh hưởng có hại đối với nghề nông và nghề trồng vườn.

+ Biểu hiện chính của nó là làm cho cây trồng chậm phát triển, đặc biệt là các sương khói quang hoá gây tác hại đến các loại rau trồng, đậu, lúa, ngô, các loại cây ăn trái và các loài cây cảnh. Các thành phần ô nhiễm trong môi trường không khí như SO2, NO2 , Cl2, và bụi ngay cả ở nồng độ thấp cũng làm chậm quá trình sinh trưởng của cây trồng, ở nồng độ cao làm vàng lá, hoa quả bị lép, bị nứt, và ở mức độ cao hơn cây sẽ bị chết. Tuy nhiên hệ sinh thái trên cạn xung quanh khu vực hầu như không có gì đáng kể ngoài những ruộng trồng rau, ngô, trồng lúa với diện tích nhỏ của nhân dân địa phương.

- Nhiên liệu tràn, rò rỉ (nếu có) sẽ theo nước mưa chảy tràn và chảy vào lưu vực sông hồ gây ảnh hưởng lâu dài đến hệ sinh thái dưới nước khu vực lân cận. Một

số loài có thể bị huỷ diệt dưới tác động của các hợp chất hữu cơ khó phân huỷ (dầu mỡ, hoá chất khác ...).

c. Nguy cơ gây xói mòn, rửa trôi đất khu vực dự án

- Lượng dinh dưỡng, chất khoáng trong đất bị hao hụt do quá trình xói mòn, rửa trôi đất trong quá trình khai thác, bóc lớp đất bề mặt;

- Do tích trữ nước làm mất sự điều tiết dòng chảy trên khu vực dự án, rất dễ xảy ra các hiện tượng trượt lở đất đá ở vùng hai bên bờ, thượng lưu và hạ lưu;

d. Tác động tích cực đến hệ sinh thái

Đảm bảo sinh thái hạ lưu vì khả năng duy trì mọt lượng nước nhất định xuống hạ lưu góp phần đẩy mặn, giảm ô nhiễm môi trường cho vùng hạ lưu.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH ĐẬP THỦY ĐIÊN,THỦY LỢI (Trang 60 - 62)