Đánh giá tác động trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH ĐẬP THỦY ĐIÊN,THỦY LỢI (Trang 59 - 60)

- Những thời điểm hạn hán có thể gây ra các vấn đề rắc rối, bởi vì mức bổ sung nước không thể

3.2.2.Đánh giá tác động trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động

3.2.2.1 Đánh giá tác động đối với môi trường nước

- Nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp nếu không quản lý, xử lý tốt thì sẽ làm ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm, tiêu diệt sinh vật thủy sinh, hủy hoại hệ sinh thái đất và nước, lây truyền mầm bệnh,...

- Về phương diện kỹ thuật thì khi có công trình sẽ ngăn được dòng chảy, dâng và giữ nước cho đoạn sông qua thành phố, bổ cập nước cho nguồn nước ngầm, đồng thời hòa tan, giảm nồng độ,vận chuyển chất thải thải ra từ thành phố.

3.2.2.2. Đánh giá tác động đối với môi trường không khí

- Khi Dự án đã đi vào hoạt động thì vấn đề về bụi là khó tránh khỏi. Hàm lượng bụi phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết. Một nhân tố không thể thiếu là khí thải từ các phương tiện giao vận tải đi lại chuyên chở hàng hóa, nguyên liệu chủ yếu sử dụng nhiên liệu xăng và dầu Diezel, do đó thành phần khí thải chủ yếu gồm NO2, CO, CO2, SO2…

- Thành phần khói thải do hoạt động của Ôtô và hệ số ô nhiễm không khí thải vào môi trường tương tự như khí thải ở giai đoạn thi công. Tuy nhiên lượng bụi và khí thải không lớn, tác động không nhiều như giai đoạn thi công công trình.

Bên cạnh đó, với đặc điểm của vùng hạ lưu là lòng sông rộng (trung bình 900m), khi mực nước sông được giữ ở cao trình +3,15m sẽ tạo ra một hồ nước lớn, nhờ đó cải thiện được điều kiện về khí hậu, độ ẩm,…trong vùng.

3.2.2.3. Tác động của chất thải rắn

- Chất thải rắn chủ yếu là chất thải rắn sinh hoạt của thành phố và nhà quản lý

công trình.

- Chất thải rắn sinh hoạt từ nhà quản lý công trình sẽ có thể ước tính được lượng phát sinh thông qua hệ số phát thải như sau: Lượng chất thải sinh hoạt trung bình: 0,35÷0,8 kg/người/ca. Công nhân làm việc 2 ca/ngày thì với khoảng 06 công nhân viên khi công trình đi vào hoạt động thì lượng chất thải sinh hoạt của nhà quản lý là:

M (kg/ngày) = 2 × 6 (người) x (0,35÷0,8) (kg/người/ca) M = 4,2 ÷ 9,6 (kg/ngày)

- Mặc dù lượng chất thải sinh hoạt này là nhỏ, tác động tới môi trường không đáng kể nhưng nếu vứt bừa bãi thì sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, gây mùi hôi thối, làm mất mỹ quan,…. Vì vậy, chất thải rắn từ sinh hoạt cần được thu gom và xử lý hiệu quả.

- Lượng rác thải sinh hoạt của thành phố trung bình khoảng 43 tấn/ ngày. Nếu như hiện trạng thu gom chỉ đạt khoảng 65% như hiện nay thì một lượng lớn rác thải sẽ đi vào các kênh dẫn và cuối cùng sẽ đổ ra sông Trà. Nếu điều này diễn ra thì sẽ làm ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước trên dòng sông Trà và đất nông nghiệp qung quanh. Do đó, lượng rác thải này phải được thu gom tốt, và xử lý hiệu quả mới có thể hạn chế tác động xấu đến môi trường khu vực thành phố Quảng Ngãi và các vùng lân cận.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH ĐẬP THỦY ĐIÊN,THỦY LỢI (Trang 59 - 60)