Biện pháp phòng chống cháy, nổ

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH ĐẬP THỦY ĐIÊN,THỦY LỢI (Trang 82)

- Những thời điểm hạn hán có thể gây ra các vấn đề rắc rối, bởi vì mức bổ sung nước không thể

3. Đánh giá rủi ro

4.3.2. Biện pháp phòng chống cháy, nổ

Để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ thì các biện pháp sau cần phải thực hiện:

- Khu vực kho chứa nguyên liệu được thiết kế và lắp đặt theo đúng quy định của cảnh sát PCCC. Các khu vực bên trong nhà phải thoáng, nhiều cửa sổ và lối thoát hiểm theo tiêu chuẩn TCVN 2622-78 qui định. Phải có hệ thống thông gió tự nhiên hoặc cục bộ.Các nguyên, nhiên liệu dễ cháy phải được đặt cách xa khu vực dễ gây cháy.

- Thiết kế thi công hệ thống nối đất và chống sét cho toàn bộ khu vực.

- Các thiết bị điện phải tính toán dây dẫn có tiết diện hợp lý với cường độ dòng, phải có thiết bị bảo vệ khi quá tải, dây điện phải đi ngầm hoặc được bảo vệ kỹ. Thường xuyên kiểm tra hệ thống dây điện trong toàn khu vực hoạt động của nhà máy, hộp cầu dao phải kín, cầu dao tiếp điện tốt.

- Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị phòng chống cháy nổ như bình CO2, thang, xẻng, cát, bồn chứa nước, tiêu lệnh PCCC … nhất là tại khu vực chứa gas, thiết bị áp lực. Cần bố trí đầy đủ các dụng cụ, thiết bị phòng cháy chữa cháy tại chỗ và luôn đặt chúng trong tình trạng sẵn sàng làm việc.

- Đào tạo cho công nhân chuyên môn về phòng cháy chữa cháy và thường xuyên tiến hành các buổi huấn luyện, tập dợt về các phương án phòng cháy chữa cháy.

- Cấm hút thuốc lá, bật lửa... trong khu vực dễ cháy nổ (bãi xe, khu văn phòng, kho lưu trữ tài liệu, nhiên liệu...) và đảm bảo khoảng cách ly an toàn.Phải có hệ thống cấp nước dành riêng cho công tác chữa cháy.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH ĐẬP THỦY ĐIÊN,THỦY LỢI (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w