- Những thời điểm hạn hán có thể gây ra các vấn đề rắc rối, bởi vì mức bổ sung nước không thể
3.1.1. Giai đoạn thi công xây dựng Dự án
- Các nguồn tác động từ dự án bao gồm các tác động trong quá trình xây dựng dự án và các tác động khi dự án đã đi vào hoạt động. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế và xã hội do dự án mang đến, các hoạt động của dự án cũng sẽ gây nên những tác động đến môi trường. Những tác động này trong nhiều trường hợp gây nên suy giảm chất lượng môi trường, thay đổi cảnh quan và đối tượng cuối chịu ảnh hưởng là sức khỏe cộng đồng và tài nguyên thiên nhiên.
- Thời gian xây dựng công trình là 24 tháng, cũng có nghĩa là các tác động sẽ kéo dài trong 24 tháng. Đối tượng chịu tác động chính trước hết là môi trường khu vực Dự án, người dân xung quanh khu vực bao gồm thành phố Quảng Ngãi, thị trấn Sơn Tịnh, sau đó là huyện Sơn Tịnh, huyện Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ (đường vận chuyển nguyên vật liệu chạy qua địa phận các địa phương này).
- Các tác động này có thể gây tác động cục bộ, cũng có thể tác động lâu dài trên phạm vi khu vực hoặc phạm vi rộng lớn hơn. Các nguồn phát sinh chất thải bao gồm: nước thải, khí thải, chất thải rắn.
Những tác động từ các hoạt động của quá trình thi công các hạng mục công trình được thể hiện trong bảng 3.1 sau đây:
Bảng 3.1. Nguồn phát sinh chất thải và phạm vi tác động Hoạt động chính Nguồn thải chính Phạm vi tác động 1. Tập trung nguyên vật liệu, xây dựng đường xá. - Chất thải rắn. - Xăng, Dầu rơi vãi.
- Khí thải do đốt nhựa đường - Nước mưa cuốn theo vật liệu.
- Tại công trường xây dựng, và khu vực xung quanh;
- Tại khu vực kho chứa và dọc các tuyến đường;
2. Xây dựng nhà xưởng, kho bãi, văn phòng.
- Chất thải rắn xây dựng: sắt thép vụn, xi măng rơi vãi, gỗ, giấy các loại.
- Bụi từ hoạt động đào đắp, san lấp mặt bằng.
- Nước thải xây dựng.
- Hơi hàn do hàn các kết cấu thép.
- Tại công trường xây dựng, và khu lán trại công nhân;
- Phía lưu vực sông và vùng hạ lưu sông Trà Khúc; 3. Vận chuyển nguyên vật liệu, xây dựng công trình.
- Bụi đất, cát và vật liệu xây dựng do các phương tiện vận chuyển gây ra.
- Tiếng ồn, độ rung do các phương tiện thi công và vận chuyển gây ra. - Khí thải sinh ra do các máy móc thi công, phương tiện vận chuyển gây ra.
- Tại công trường xây dựng, và khu vực xung quanh;
- Dọc theo các tuyến đường vận chuyển;
- Tại các công trường khai thác vật liệu;
4. Quá trình sinh hoạt của công nhân
- Rác thải sinh hoạt của công nhân xây dựng.
- Nước thải sinh hoạt từ lán trại công nhân.
- Tại công trường xây dựng, và khu lán trại công nhân;
- Phía lưu vực sông và vùng hạ lưu sông Trà Khúc;
3.1.1.1. Các nguồn phát sinh nước thải
Nước thải bao gồm nước mưa chảy tràn, nước thải sinh hoạt, nước vệ sinh máy móc,thiết bị có chứa đất cát,dầu mỡ…
a. Nước mưa chảy tràn
- Thành phần của nước mưa không có chứa các chất ô nhiễm, tuy nhiên vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn qua khu vực công trường sẽ mang theo các vật chất bở
rời, dầu mỡ, rác thải và các vật chất khác có trên bề mặt đất, gây ô nhiễm nước mặt, nước ngầm.
- Tổng diện tích đất sử dụng chung khoảng 25 ha (trong đó diện tích xây dựng là 4,5 ha), tổng lượng mưa bình quân hàng năm là 2.166 mm/năm , hệ số bốc hơi khoảng 40%. Do vậy, nếu trừ đi hệ số thấm và bốc hơi khoảng 60%, còn lại tạo thành dòng chảy 40% thì tải lượng nước mưa chảy tràn là:
25000*2,166*40% 21660
Q= = (m³/năm) (công thức 3.1).
- Các chất ô nhiễm trong nước mưa được ước tính như theo bảng 3.2:
Bảng 3.2. Ước tính nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn
STT Thông số ô nhiễm Đơn vị tính Nồng độ
1 Tổng Nitơ mg/L 0,5 - 1,5
2 Tổng Phospho mg/L 0,004 - 0,03
3 COD mg/L 10 - 20
4 TSS mg/L - 20
So với nước thải, nước mưa thuộc loại khá sạch vì vậy chỉ cần thiết kế hệ thống thu gom riêng, thải vào môi trường sau khi qua hệ thống song chắn rác để giữ lại rác và cặn có kích thước lớn.
b. Nước thải sinh hoạt
- Trong giai đoạn này, bên cạnh nước mưa còn phát sinh nước thải do hoạt động sinh hoạt của công nhân viên tại khu vực dự án. Thông thường trong giai đoạn này nước thải không được tập trung mà chảy tràn xuống kênh rạch xung quanh. Đây là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến chất lượng nước khu vực dự án.
- Theo tiêu chuẩn 4513:1988 Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn cấp nước cho nhà ở tập thể có khu vệ sinh chung quy định từ 75 ÷ 100 lít/người/ngày. Để đảm bảo cho dự báo nguồn phát sinh nước thải sinh hoạt, lượng nước cấp sinh hoạt cho công nhân ở lại lán trại trên công trường được tính là 100 lít/người/ngày.
- Giả sử trung bình có 50 công nhân làm việc trên công trường mỗi ngày. Như vậy, lượng nước cấp sinh hoạt của 50 công nhân tại dự án được tính như sau:
Lưu lượng cấp nước sinh hoạt:
* 50*100
5
1000 1000
N q
Trong đó:
+ q: tiêu chuẩn dùng nước, q = 100L/người/ngày + N: tổng số lao động, N = 50 người
→ Lưu lượng thoát nước bằng 80% lưu lượng cấp nước, do đó lưu lượng nước thải trong ngày khoảng 4m³.
Như vậy trong quá thời gian thi công lượng nước thải sinh hoạt hàng ngày là 4m3.
- Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất rắn lơ lửng(SS), các hợp chất hữu cơ (BOD5 / COD5), các hợp chất dinh dưỡng (NO3-, PO4-) và các vi sinh vật.
- Hiện tại chưa có số liệu chính xác về nồng độ, cũng như khối lượng của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt, nhưng theo tính toán thống kê của nhiều quốc gia đang phát triển, khối lượng chất ô nhiễm do con người thải vào môi trường mỗi ngày (nếu không xử lý) như bảng 3.3 như sau:
Bảng 3.3.Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (tính theo WHO)
STT Chỉ tiêu Khối lượng
1 BOD5, g/người/ngày 45 – 54 2 COD, g/người/ngày 72 – 102 3 Chất rắn lơ lửng, g/người/ngày 70 – 145 4 Dầu mỡ, g/người/ngày 10 – 30 5 Tổng Nitơ, g/người/ngày 6 – 12 6 NH4, g/người/ngày 2,4 – 4,8 7 Tổng phospho, g/người/ngày 0,8 4,0 8 pH 6,8 – 8 9 Coliforms, MPN/100 ml 106 - 109 10 Fecal Coli, MPN/100 ml 105- 106 11 Trứng giun sán, MPN/100 ml 103
Nguồn số liệu: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 1993.
- Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là hàm lượng chất hữu cơ lớn (từ 55 – 65% tổng lượng chất bẩn) và giàu dinh dưỡng vì vậy nó là nguồn cung cấp thức ăn cho các loại vi khuẩn, trong đó có vi khuẩn gây bệnh phát triển. Trong nước thải sinh hoạt tổng số Colifrom từ 106 – 109 MPN/100ml, Fecal Colifrom từ 104 – 107 MPN/100ml và các loại vi khuẩn, ký sinh trùng khác,...Vì vậy, nước thải sinh hoạt là một trong những nguồn gây ô nhiễm đối với môi trường nước.
c. Nước thải máy móc xe
- Lượng nước thải này chủ yếu sinh ra từ quá trình bảo dưỡng bê tông, lắp đặt máy móc thiết bị, có nhiều cặn lắng, vật liệu xây dựng, dầu mỡ...
- Nước thải từ quá trình thay dầu mỡ, bảo dưỡng máy móc và sửa chữa thiết bị. Lượng dầu nhớt sử dụng trung bình cho một lần thay khoảng 18 l/lần/xe, số lần thay trung bình trong một năm là 4lần/xe/năm. Với khoảng 20 xe hoạt động, lượng dầu mỡ thải ra trong thời gian 3600 lít.
- Trong tất cả các nguồn phát sinh nước thải thì nước thải máy móc, dầu mỡ thải là yếu tố gây tác động đáng lo ngại nhất.
- Đây là nguồn ô nhiễm nghiêm trọng đối với chất lượng nước mặt và nước ngầm trong khu vực, do đó cần có biện pháp thu gom xử lý thích hợp để giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực.
3.1.1.2. Các nguồn phát sinh khí thải
- Trong hoạt động xây dựng có nhiều tác nhân gây ô nhiễm không khí như hoạt động của phương tiện, máy móc làm phát sinh các yếu tố tác động sau:
- Ô nhiễm tiếng ồn: Tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ các phương tiện chuyên chở vật liệu, máy móc, thiết bị san ủi mặt bằng, đóng cọc thi công, dầm nén,…;
- Ô nhiễm không khí do bụi: Bụi từ quá trình đào, đổ đất, vận chuyển và bốc dỡ vật liệu xây dựng trong quá trình thi công dự án Bụi là thành phần gây ảnh hưởng nhiều nhất do quá trình vận chuyển của các phương tiện vận chuyển gây ra;
- Một số khí thải có thể kể đến như là SO2, NOx, CO, CO2 tổng hydrocacbon, chì, thải ra từ các máy móc, phương tiện vận chuyển vật liệu.
- Mùi hôi do phân hủy rác và nước thải sinh hoạt.
a. Nguồn phát sinh khí thải
- Khí thải được thải ra do các máy, các thiết bị xây dựng chuyên dùng, các phương tiện giao thông vận chuyển vật liệu xây dựng và phế thải, các động cơ này dùng nhiên liệu (xăng, dầu diezen), khi được đốt cháy trong động cơ, những loại nhiên liệu này sẽ sinh ra các chất khí có khả năng gây ô nhiễm môi trường như: Hydrôcarbua (HC), CO, NOx, SOx và bụi.
- Mỗi loại nhiên liệu đều là hổn hợp của nhiều loại hydrocacbon có công thức cấu tạo khác nhau nhưng đều có những nguyên tố chính sau: Cacbon (C), Hydro (H), một lượng nhỏ lưu huỳnh (S), nên công thức chung là C H Sx y z (trong đó, x là số nguyên tử Cacbon, y là số nguyên tử Hydro, z là số nguyên tử Lưu huỳnh).
- Khi nhiên liệu cháy hoàn toàn, sản phẩm cháy chủ yếu gồm CO2 , H O2 , SO2 , N2 (có trong không khí). Phản ứng ôxy háo trong trường hợp này có thể viết như sau: x y z C H S +( 4 y x+ +z)O2+N2 →t0 xCO2+ 2 2 y H O+zSO2+N2 (p.trình 3.1)
- Trong thực tế, trường hợp cháy hoàn toàn là khó có thể xảy ra vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: thông số kết cấu động cơ, quá trình hình thành và đốt cháy hổn hợp nhiên liệu, chế độ làm việc và trạng thái kỹ thuật của động cơ. Khi nhiên liệu cháy không hoàn toàn, thành phần của sản phẩm cháy chủ yếu gồm CO2,
2
H O, CO, NOx ,SO2 , và cả phần nhiên liệu và N2 dư. Phương trình cháy như sau:
x y z
- Mức độ ô nhiễm giao thông phụ thuộc vào chất lượng đường xá, mật độ, lưu lượng dòng xe, chất lượng xe và số lượng nguyên nhiên liệu tiêu thụ. Tải lượng chất ô nhiễm được tính toán trên cơ sở “Hệ số ô nhiễm” do Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (USEPA) và tổ chức Y tế thế giới (WHO) thiết lập ở bảng 3.4 như sau:
Bảng 3.4.Hệ số ô nhiễm không khí đối với xe tải
STT Các loại xe Đơn vị (U) TSP kg/U SO2 kg/U NOx kg/U CO kg/U VOC kg/U 1 Xe tải chạy xăng > 3,5 tấn 1000 km 0,4 4,5S 4,5 70 7 tn of Fuel 3,5 20S 20 300 30 2 Xe tải nhỏ động cơ Diesel 1000 km 0,2 1,16S 0,7 1 0,15 tn of Fuel 3,5 20S 12 18 2,6 3 Xe tải lớn động cơ Diesel 1000 km 0,9 4,29S 11,8 6 2,6 tn of Fuel 4,3 20S 55 28 12 4 Xe tải động cơ Diesel >16 tấn 1000 km 1,6 7,26S 18,2 7,3 5,8 tn of Fuel 4,3 20S 50 20 16
Ghi chú: S là hàm lượng Sulfure trong xăng dầu (S = 1%).
1. "Kỹ thuật đánh giá nhanh sự ô nhiễm môi trường - Assessment of source of Air, water and land pollution" của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
2. Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải của Trần Ngọc Trấn.
Theo tài liệu kỹ thuật “ Kỹ thuật đánh giá nhanh ô nhiễm môi trường “ của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) 1993 thiết lập tính cho xe chạy dầu Diesel (Với hàm lượng lưu huỳnh S=1%) với tốc độ trung bình 25km/giờ, trọng tải 3,4 - 16 tấn, khi xe chạy trên 1 km đường sẽ thải ra những chất ô nhiễm với lượng như sau:Thiết lập tính cho xe chạy dầu Diesel với tốc độ trung bình 25 km/h, trọng tải 3,5 - 16 tấn, cực ly trung bình 1 km, tải lượng ô nhiễm khí thải cho 1 xe ôtô tải như bảng 3.5:
Bảng 3.5.Tải lượng ô nhiễm khí thải cho 1 xe ôtô tải sử dụng nhiên liệu Diesel
STT Chất ô nhiễm Tải lượng ô nhiễm (g/km)
1 Bụi 0,90
3 NOx 11,80
4 CO 6,0
5 VOC 2,6
- Tải lượng ô nhiễm (M) khi vận chuyển các nguyên vật liệu được tính như sau:
* 1000
k S
M = (kg/năm); (công thức 3.3)
trong đó: k là hệ số phát thải chất ô nhiễm (g/km), S là quảng đường vận chuyển (km/năm). Thời gian thi công công trình là 02 năm.
+ Theo ước tính sơ bộ sẽ có khoảng 100.000 lượt xe hoạt động chuyên chở đất, cát và 100 lượt xe vận chuyển sắt thép, bê tông. Quảng đường vận chuyển từ nơi lấy vật liệu đến công trình là 10km. Quảng đường vận chuyển trung bình là: 1 (100000 100)( )*10( )*2( , ) 2( ) luotxe km di ve S nam + = =1001000 (km/năm)
+ Đá cung cấp tại mỏ đá Mỹ Trang, huyện Đức Phổ cách công trình 50km, ước tính cần 4124 lượt xe. Quảng đường vận chuyển đá là:
2
4124( )*50( )*2
2
luotxe km
S = =206200 (km/năm)
+Tổng quảng đường vận chuyển là: S=S1+S2 =1207200 (km/năm).
Vậy, tải lượng các chất ô nhiễm do vận chuyển nguyên vật liệu mỗi năm được tính theo bảng 3.6:
Bảng 3.6. Lượng chất ô nhiễm phát thải do các phương tiện vận tải
STT Chất ô nhiễm Lượng phát thải (kg/năm)
1 Bụi 1.086,5
2 SO2 5.180
3 NOx 14.245
4 CO 7.243,2
Qua kết quả tính toán trên, cho thấy nồng độ các chất ô nhiểm do các phương tiện giao thông gây ra là tương đối cao, vì vậy vấn đề này cần phải được khắc phục.
Như vậy, tải lượng các chất ô nhiễm khí không những phụ thuộc vào loại nhiên liệu sử dụng mà còn phụ thuộc vào loại phương tiện vận chuyển. Bảng 3.7 sau đây là kết quả tính tải lượng chất ô nhiễm từ bảng 3.6:
Bảng 3.7. Thành phần độc hại trong khí xả STT Các thành phần độc hại trong khí xả Dạng nhiên liệu Xăng (g) Diezel (g) 1 CO 200,59 20,81 2 HC 23,28 4,16 3 NOx 15,83 18,01 4 SOx 1,86 7,8 5 Aldehyt 0,93 0,78 6 Khói, bụi 1,00 5,00 7 Pb 0,5 0
(Nguồn: BGD&ĐT, Môi trường giao thông, trang135)
Từ bảng trên có thể thấy lượng chất độc hại thải ra khi đốt cháy 1 kg nhiên liệu của động cơ xăng lớn hơn của động cơ diezel. Riêng khói đen thì động cơ diezel lại thải ra lượng lớn hơn động cơ xăng.
Chất ô nhiễm (kg) = * *
1000
F M k
; (công thức 3.4)
trong đó: F là nhiên liệu (lít), M là khối lượng riêng (kg/lít), k là hệ số phát thải (g/kg)
Vậy, trung bình một ô tô tiêu thụ 1000 lít xăng sẽ thải vào không khí: 86 kg CO; 6,8 kg NOx; 0.4 kg Aldehyt; 10 kg HC; 0.8 kg SO2; 0.22 kg Pb.
- Nếu không có biện pháp quản lý, các tác nhân này có thể ảnh hưởng đến môi trường cục bộ tại nơi các phương tiện đó hoạt động. Về lâu dài thì các khí này là tác nhân gây nên “hiệu ứng nhà kính”, gây mưa acid, gây nguy hại đến sự sống của môi trường và các sinh vật, trong đó có con người.
b. Nguồn phát sinh bụi
- Trong giai đoạn xây dựng, bụi đất cát có thể coi là tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí. Bụi phát sinh từ giai đoạn thi công và từ tất cả hoạt động xây dựng