- Những thời điểm hạn hán có thể gây ra các vấn đề rắc rối, bởi vì mức bổ sung nước không thể
3. Đánh giá rủi ro
4.1.7. Các biện pháp khác
- Trong giai đoạn thi công có nhu cầu sử dụng điện phải đảm bảo tất cả các điểm tiếp nối của điện đều phải được bọc kín không để hở; Mọi thiết bị không dùng quá tải quy định; Công tác tiếp nối phải thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật của ngành điện.
- Trong giai đoạn thi công nếu phát hiện các hiện tượng lạ có liên quan đến môi trường, những di tích văn hóa lịch sử nằm dưới đất thì cần báo ngay cho các cơ quan chức năng tại địa phương đến xem xét.
- Các phụ trách công trình thường xuyên kiểm tra các trang thiết bị vật tư, máy móc… phát hiện những hư hỏng. Chỉ tiến hành làm việc khi đã kiểm tra đảm bảo các chuẩn an toàn và vệ sinh lao động.
- Trang bị các tủ thuốc y tế cho công nhân với các loại thuốc thông thường như thuốc cảm, sốt... Những địa chỉ cần thiết liên hệ khi xảy ra sự cố cần được chỉ thị rõ ràngtrường hợp khẩn cấp: bệnh viện, cứu hỏa...
4.2. Giai đoạn Dự án đi vào hoạt động4.2.1. Biện pháp tổng thể 4.2.1. Biện pháp tổng thể
Khi công trình đã đi vào hoạt động thì các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm phải mang tính lâu dài và thường xuyên do đó quản lý giữ vai trò rất quan trọng nhằm duy trì các kế hoạch và chương trình đã đề ra. Để bảo vệ môi trường trong suốt quá trình hoạt động, cần thực hiện các biện pháp sau:
- Định kỳ kiểm tra các trang thiết bị, máy móc.
- Mọi máy móc, thiết bị phải được vận hành theo đúng quy định. - Công nhân phải được kiểm tra sức khỏe thường xuyên.
4.2.2 Các biện pháp cụ thể
4.2.2.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước thải a. Nước mưa chảy tràn
Nước mưa chảy tràn tương đối sạch nên chỉ cần thực hiện một số biện pháp đơn giản sau:
- Đối với nước mưa chảy tràn tại khu vực nhà chứa lẫn ít đất cát, chất rắn lơ lửng. Lượng nước này không nhiều, chỉ cần xây hố gom để tách chất rắn lơ lững là có thể thải ra ngoài.
- Dự án thiết kế hệ thống rãnh xung quanh các hạng mục công trình để thu gom nước mưa. Nước mưa trước khi đổ ra ngoài môi trường sẽ được qua hố ga để thu gom các chất rắn lơ lửng.
- Định kỳ kiểm tra, nạo vét hệ thống dẫn nước mưa, kiểm tra phát hiện hỏng hóc để sửa chữa kịp thời.
b. Xử lý nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt có hàm lượng BOD, COD, E.Coli,... cao nên cần xử lý trước khi thải ra môi trường.
- Nguồn nước thải này bao gồm nước phục vụ ăn uống, vệ sinh, sinh hoạt cho công nhân khu vực sản xuất và hành chính. Lượng nước sinh hoạt ước tính khoảng 0,6 m3/ngày (ứng với 06 cán bộ và công nhân). Riêng đối với lượng nước thải tại các nhà vệ sinh tính toán theo lưu lượng trung bình khoảng 0,3 m3/ngày. Do đó, biện pháp đề xuất là sử dụng bể phốt 03 ngăn để xử lý (hình 4.5 và 4.6):
Hình 4.4. Sơ đồ nguyên lý xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể phốt 3 ngăn
- Nguyên tắc hoạt động của loại công trình này là lắng cặn và phân huỷ, lên men cặn lắng hữu cơ. Trong khu vực nhà quản lý, khu vệ sinh sử dụng bể tự hoại loại 3 ngăn đạt tiêu chuẩn quy định về kích thước và khối lượng.
- Phần cặn được lưu lại phân huỷ kỵ khí trong bể, phần nước được thoát vào hệ thống thoát nước thải chung toàn nhà máy. Ngoài ra, một số biện pháp sau đây sẽ được thực hiện:
- Định kỳ (6 tháng/lần) bổ xung chế phẩm vi sinh vào bể tự hoại để nâng cao hiệu quả làm sạch của công trình.
- Tránh không để rơi vãi dung môi hữu cơ, xăng dầu, xà phòng ... xuống bể tự hoại. Các chất này làm thay đổi môi trường sống của các vi sinh vật, do đó giảm hiệu quả xử lý của bể tự hoại.
Nước thải sinh hoạt phải được xử lý đạt giới hạn cho phép theo TCVN 6772 - 2000, mức III.
۞ Tính toán bể tự hoại:
+ Thể tích phần chứa nước: V1 = d.Q = 4 x 0,6 = 2,4 m3 Trong đó:
Q: Lưu lượng nước thải (0,6 m3/ngày đêm) d: Thời gian lưu (chọn d = 4 ngày)
+ Thể tích phần chứa bùn: * 3 , 1000 b b N V = m NGĂN 2 -Lắng, phân huỷ sinh học NGĂN 3 - Lắng -Chảy tràn Nước thải SH đã được xử lý NGĂN 1 - Điều hoà - Lắng -Phân huỷ sinh học Nước thải sinh hoạt
Trong đó:
b: Tiêu chuẩn tính ngăn chứa bùn (81 lít/người) N: Số công nhân-06 người.
3 81*6 0, 49( ) 1000 b V = = m - Thể tích bể tự hoại: V= V1 + Vb = 2,4+0,49 = 2,9 m3 . Chọn thể tích bể là 3,5 m3. Chọn kích thước
bể: dài 3,4m; rộng 1m; sâu 1m. Mỗi ngăn có kích thước 1 x 1 x 1 (m), ngăn xả nước có kích thước 1 x 1 x 0,5 (m).
4.2.2.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm khí thải, độ ồn
Khi công trình đã đi vào vận hành thì vấn đề ô nhiễm không khí, bụi do các phương tiện cơ bản không tồn tại. Tuy nhiên, để phòng ngừa thì một số biệp pháp đề xuất như sau:
- Trang bị phương tiện bảo hộ lao động chống tiếng ồn cho công nhân phải làm việc nhiều thời gian ở những khu vực có tiếng ồn cao.
- Kiểm tra cân bằng máy khi lắp đặt, kiểm tra độ mòn chi tiết và thường kỳ cho dầu bôi trơn.
- Trồng cây xanh xung quanh khu vực công trình để giảm mức ồn lan truyền ra bên ngoài.
4.2.3. Biện pháp giảm thiểu chất thải rắn
Chất thải rắn gồm chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn nguy hại. Do vậy mà đối với mỗi loại cần có biện pháp riêng. Cụ thể như sau:
a. Chất thải rắn sinh hoạt
- CTR sinh hoạt chứa chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân huỷ, sẽ không nguy hại đối với môi trường nếu có biện pháp xử lý thích hợp, kịp thời.
- Nhà quản lý có thể bố trí 03 thùng chứa rác có dung tích 120 lít sẽ đảm bảo chứa hết lượng rác phát sinh.
NT vào
NT ra
Ngăn1 Ngăn 2 Ngăn 3
- Thường xuyên vệ sinh quét dọn, thu gom và phân loại rác thải, tập trung vào nơi quy định.
- Bố trí các thùng rác dọc theo các tuyến đường xung quanh đập.
- Hàng ngày công nhân nhà quản lý thu gom và phân loại chất thải từ thùng nhỏ, tập trung vào thùng lớn. Các loại rác có thể tái chế, tái sử dụng (giấy, vỏ hộp, vỏ chai...) thu gom lại và để đơn vị thu gom xử lý.
- Dự án kí hợp đồng với Công ty môi trường đô thị hàng ngày thu gom rác thải sinh hoạt.
b. Chất thải rắn nguy hại
- Các loại giẻ lau, găng tay dính dầu mỡ, dầu mỡ thải khi bảo dưỡng, các loại nguyên liệu độc rơi vãi (axit, kiềm)... là CTNH được thu gom và xử lý theo quy trình quản lý chất thải nguy hại.
- Các chai nhựa, thủy tinh bị vỡ, … lượng chất thải này không nhiều và sẽ được thu gom vào các thùng chứa, định kỳ sẽ được đem xử lý.
- Công trình sẽ hợp đồng với Công ty môi trường đô thị để thu gom, xử lý các
loại chất thải này.
4.2.4. Biện pháp hổ trợ khác
- Tập huấn nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho công nhân và cán bộ công nhân viên.
- Phối hợp thường xuyên với các đơn vị tư vấn về môi trường hoặc về lâu dài có thể đào tạo ngắn hạn cán bộ chuyên môn về môi trường, người này có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện đúng các quy định về vệ sinh môi trường, giải quyết các sự cố môi trường, giám sát toàn bộ các vấn đề phát sinh về môi trường do công trình gây ra.
4.3. Các biện pháp phòng chống các sự cố môi trường và tai nạn lao động4.3.1. Biện pháp phòng chống tai nạn lao động 4.3.1. Biện pháp phòng chống tai nạn lao động
Tai nạn lao động rất dễ xảy ra tại các công trương thi công, nhất là các công trường tập trung nhiều công nhân, máy móc, thiết bị. Do đó, ban quản lý công trường cần thực hiện các biện pháp sau:
- Đề ra các nội quy lao động, hướng dẫn cụ thể về vận hành, an toàn cho máy móc, thiết bị, đồng thời kiểm tra chặt chẽ và có biện pháp xử lý đối với các cá nhân, đơn vị vi phạm.
- Trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động cho nhân viên như: khẩu trang, găng tay, quần áo bảo hộ lao động, ủng… và phải có những quy định nghiêm ngặt về sử dụng.
- Phải có rào chắn, các biến báo nguy hiểm tại những nơi có khả năng rơi, ngã, điện giật.
- Hệ thống dẫn điện, chiếu sáng được thiết kế riêng biệt, tách rời khỏi các công trình khác nhằm dễ dàng trong sửa chữa, chống chập mạch dẫn đến cháy nổ theo phản ứng dây chuyền.
- Các máy móc thiết bị đều có lịch kiểm tra kèm theo và được kiểm tra, theo dõi thường xuyên các thông số kỹ thuật.
4.3.2. Biện pháp phòng chống cháy, nổ
Để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ thì các biện pháp sau cần phải thực hiện:
- Khu vực kho chứa nguyên liệu được thiết kế và lắp đặt theo đúng quy định của cảnh sát PCCC. Các khu vực bên trong nhà phải thoáng, nhiều cửa sổ và lối thoát hiểm theo tiêu chuẩn TCVN 2622-78 qui định. Phải có hệ thống thông gió tự nhiên hoặc cục bộ.Các nguyên, nhiên liệu dễ cháy phải được đặt cách xa khu vực dễ gây cháy.
- Thiết kế thi công hệ thống nối đất và chống sét cho toàn bộ khu vực.
- Các thiết bị điện phải tính toán dây dẫn có tiết diện hợp lý với cường độ dòng, phải có thiết bị bảo vệ khi quá tải, dây điện phải đi ngầm hoặc được bảo vệ kỹ. Thường xuyên kiểm tra hệ thống dây điện trong toàn khu vực hoạt động của nhà máy, hộp cầu dao phải kín, cầu dao tiếp điện tốt.
- Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị phòng chống cháy nổ như bình CO2, thang, xẻng, cát, bồn chứa nước, tiêu lệnh PCCC … nhất là tại khu vực chứa gas, thiết bị áp lực. Cần bố trí đầy đủ các dụng cụ, thiết bị phòng cháy chữa cháy tại chỗ và luôn đặt chúng trong tình trạng sẵn sàng làm việc.
- Đào tạo cho công nhân chuyên môn về phòng cháy chữa cháy và thường xuyên tiến hành các buổi huấn luyện, tập dợt về các phương án phòng cháy chữa cháy.
- Cấm hút thuốc lá, bật lửa... trong khu vực dễ cháy nổ (bãi xe, khu văn phòng, kho lưu trữ tài liệu, nhiên liệu...) và đảm bảo khoảng cách ly an toàn.Phải có hệ thống cấp nước dành riêng cho công tác chữa cháy.
4.3.3. Biện pháp hỗ trợ khác
- Lãnh đạo công trình cần phối hợp với các cơ quan phòng cháy chữa cháy để được hướng dẫn về việc xây dựng và tập dợt các phương án phòng cháy chữa cháy.
- Trồng và bảo vệ cây xanh trong khu vực. Cây xanh có tác dụng cải thiện điều kiện vi khí hậu, giảm ồn. Ngoài ra cây xanh còn hấp thụ các khí độc hại trong không khí và giảm lượng bụi phát tán đi xa.
- Phối hợp với các cơ quan quản lý môi trường, giám sát môi trường để thường xuyên giám sát chất lượng môi trường nhằm có biện pháp khống chế kịp thời các tác động cũng như các sự cố.
- Cung cấp, phổ biến các địa chỉ liên hệ trong trường hợp khẩn cấp: Bệnh viện, cảnh sát PCCC....
KẾT LUẬN
Đồ án được hoàn thành là kết quả sự vận dụng kiến thức trong nhà trường cùng những kinh nghiệm thực tế nhận được từ quá trình thực tập tại nhà máy tinh bột sắn Quảng Ngãi cho việc đánh giá tác động môi trường của nhà máy. Kết quả đánh giá với những nội dung chính sau:
- Tìm hiểu đặc điểm về tự nhiên cũng như hiện trạng môi trường của khu vực tiến hành xây dựng Dự án.
- Ước tính định tính và định lượng tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh. Đánh giá tác động môi trường trong hoạt động xây dựng công trình và trong quá trình vận hành công trình. Xác định các tác động tích cực và tiêu cực đến môi trường đất, nước, không khí. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của chất ô nhiễm đến sức khỏe con người, và các sinh vật. Ngoài ra cũng dự báo những rủi ro, sự cố có thể xảy ra cho môi trường và con người.
- Đưa ra biện pháp đảm bảo an toàn lao động, giảm thiểu, hạn chế đến mức thấp nhất các tác động tiêu cực, khôi phục cảnh quan môi trường khu vực sau khi hoàn thành công trình.
- Do những hạn chế khách quan và chủ quan nhất định về thời gian và các công cụ hổ trợ khác nên em chưa phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của Dự án.
Quá trình thực hiện bài luận văn là dịp, là cơ hội để em tìm hiểu sâu rộng hơn về tình hình phát triển thủy điện, thủy lợi Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ngãi nơi riêng. Qua đó giúp em rèn luyện kĩ năng tìm hiểu, thu thập, xử lý và trao đổi thông tin, để em hoàn thành bài luận văn của mình.
Em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo, đặc biệt là thầy Nguyễn Đức Quảng – người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đình Mạnh (2008), Giáo trình Đánh giá tác động môi trường,
NXB Nông Nghiệp I.
2. Đinh Bách Khoa (2008), Bài giảng đánh giá tác động môi trường, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
3. Bộ Tài nguyên & Môi trường (2005), Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia năm 2005, Hà Nội.
4. Viện Quy hoạch Thủy Lợi (2008), Báo cáo Chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2020,Đại học Thủy Lợi, Hà Nội.
5. Nguyễn Quy Hoạch (2009), Báo cáo Thủy điện Việt Nam-Hiện trạng và phát triển.
6. Bộ Tài nguyên & Môi trường (2008), Hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. 7. Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Ngãi (2006), Báo cáo môi trường tỉnh
Quảng Ngãi.
8. Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi (2009), Báo cáo chính Dự án đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc.
9. Trần Ngọc Chấn (09-2000), Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải.
10. Tổ chức Y tế thế giới – WHO (1993), Kỹ thuật đánh giá nhanh sự ô nhiễm môi trường - Assessment of source of Air, water and land pollution.
11. Trần Văn Nhân, Nguyễn Thị Lan Anh (2006), Sinh thái học môi trường, NXB Bách Khoa Hà Nội.
12. Cao Trọng Hiền, Nguyễn Viết Trung, Dương Thị Minh Thu, Từ Sĩ Rùa, Nguyễn Chí Đốc (2007), Môi trường giao thông, NXB Giao thông vận tải. 13. TCVN 5949-1998 (tiếng ồn), TCVN 5837-2005 (không khí xung quanh), … 14. BỘ Y TẾ (2002), Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống.
15. Lâm Minh Triết, Lê Thanh Hải (2006), Giáo trình quản lý chất thải nguy hại, NXB Xây dựng Hà Nội.