- Nhiều kiểu ôtô được trang bị thanh ổn định để giảm sự lắc ngang khi ôtô chuyển động quay vòng, cải thiện được tính ổn định và các tính năng khác.
CHƯƠNG 5: HỆ THỐNG LÁ
6.3 Cấu tạo hệ thống phanh của xe Toyota Lan Cruiser
Cơ cấu phanh trước của xe Toyota Lan Cruiser thường là phanh đĩa và phanh sau là phanh tang trống, được bố trí như hình 6.6
Hình 6.6. Sơ đồ hệ thống phanh của xe Toyota Lan Cruiser 6.3.1 Cơ cấu phanh sau của xe Lan Cruiser
Cơ cấu phanh sau của xe Toyota Lan Cruiser là hệ thống phanh tang trống (phanh guốc). Phanh tang trống là loại phanh sử dụng má phanh áp vào mặt của guốc phanh mà khi tác động lực sẽ ép vào mặt trong của trống phanh, bộ phận thanh được liên kết với bánh xe.
Phanh trống có cấu tạo (hình 6.7) gồm có các bộ phận sau:
Guốc phanh: Hầu hết guốc phanh được cấu tạo bởi hai miếng ghép lại.
Độ cong của vành guốc phù hợp với mặt trong của trống phanh, bề mặt của vành guốc được gắn với má phanh. Guốc phanh được chế tạo từ nhôm đúc, có trọng lượng nhẹ và tản nhiệt tốt.
Hình 6.7 Cơ cấu phanh tang trống
Trống phanh: Trống phanh được gắn vào trục bánh xe hoặc mặt bích của
moayơ, ở ngay bên trong bánh xe và cùng quay với bánh xe. Trống phanh có bề mặt cứng chịu được mài mòn, có độ bền vật liệu tốt để không bị biến dạng và hoạt động như một bộ phận tiêu nhiệt. Hầu hết trống phanh được chết tạo bằng gang xám, chống mài mòn khá tốt. Tuy nhiên nhược điểm là nó khá nặng và dễ nứt vỡ, vì vậy mà nhiều trống phanh được cải tiến bằng cách chế tạo trong có nhiều thành phần: phần giữa làm bằng thép dập, phần vành và bề mặt ma sát làm bằng gang.
Guốc phanh: Guốc phanh được chế tạo từ hai miếng thép dập, có mặt cắt
hình chữ T. Vành guốc được làm cong hình bán nguyệt để phù hợp với độ cong của trống phanh và hẹp hơn chiều rộng bề mặt của trống phanh một chút. Vành
độ cứng vững cho vành guốc, cơ cấu tác động phanh, lò xo trả về và lò xo giữ guốc, cơ cấu phanh dừng xe và cơ cấu điều chỉnh.
Hình 6.8 Các bộ phận của guốc phanh bằng thép
Má phanh: Má phanh được gắn vào guốc phanh bằng keo bền nhiệt. Má
phanh được gắn chặt vào vành guốc phanh bằng lớp keo. Sau đó guốc được đặt vào lò nhiệt độ cao để tác động nhiệt vào lớp keo dán.
Hình 6.9 Má phanh gắn lên guốc phanh bằng keo dán
Nguyên tắc hoạt động
Khi phanh người điều khiển tác động một lực vào hệ thống dẫn thủy lực hoặc hơi, truyền lực này tới xy lanh nằm bên trong moayơ, đẩy pittông ra, tác động vào guốc phanh, ép má phanh chặt vào trống phanh. Khi trống phanh quay, guốc phía trước (gọi là guốc dẫn động, sơ cấp) được kích hoạt và kéo chặt vào trống phanh, guốc phía sau (guốc bị dẫn, thứ cấp) bị đẩy dang ra hay bị khử kích hoạt. Loại phanh sử dụng guốc dẫn động và bị dẫn thường được gọi là phanh không trợ động.
Ưu điểm và nhược điểm phanh guốc:
• Ưu điểm: