- Nhiều kiểu ôtô được trang bị thanh ổn định để giảm sự lắc ngang khi ôtô chuyển động quay vòng, cải thiện được tính ổn định và các tính năng khác.
CHƯƠNG 5: HỆ THỐNG LÁ
CHƯƠNG 6 HỆ THỐNG PHANH
6.1 Công dụng, yêu cầu và phân loại
6.1.1 Công dụng
- Hệ thống phanh dùng để giảm tốc độ của ôtô cho đến khi dừng hẳn hoặc đến một tốc độ cần thiết nào đó và giữ cho ôtô đứng yên trên đường dốc.
- Hệ thống phanh là một trong những hệ thống quan trọng, nó đảm bảo cho ôtô chạy an toàn ở tốc độ cao, nâng cao năng suất vận chuyển.
Hình 6.1 Công dụng của hệ thống phanh 6.1.2 Yêu cầu
Hệ thống phanh là một hệ thống đảm bảo an toàn chuyển động cho xe. Do vậy nó chấp nhận những yêu cầu sau:
- Có hiệu quả phanh cao nhất ở tất cả các bánh xe (đảm bảo quãng đường phanh ngắn nhất khi phanh gấp)
- Phanh êm dịu trong mọi trường hợp để đảm bảo sự ổn định của xe khi phanh
- Đảm bảo lực phanh phân bố đều trên các bánh xe - Không có hiện tượng tự xiết phanh
- Cơ cấu phanh thoát nhiệt tốt
- Có hệ số ma sát giữa trống phanh và má phanh cao, ổn định trong mọi điều kiện sử dụng
- Dễ bảo dưỡng, sửa chữa, độ bền cao
6.1.3 Phân loại
+ Theo cơ cấu điều khiển trên xe
- Phanh chân điều khiển bằng bàn đạp - Phanh tay điều khiển bằng cần
+ Theo vị trí bố trí của cơ cấu phanh
- Phanh bánh xe: Bố trí trong lòng bánh xe - Phanh truyền lực: Bố trí cạnh cầu xe
+ Theo kết cấu của cơ cấu phanh gồm có: Phanh guốc, phanh dải, phanh đĩa
+ Theo dẫn động phanh: Phanh cơ khí, phanh khí nén, phanh thuỷ lực, phanh điện, phanh liên hợp
+ Theo kết cấu truyền lực điều khiển
- Dẫn động điều khiển một dòng - Dẫn động điều khiển hai dòng
+ Theo mức độ hoàn thiện chất lượng phanh
- Hệ thống phanh có điều chỉnh lực phanh
- Hệ thống phanh có bộ phận chống hãm cứng bánh xe (ABS)