k) Cơ cấu báo số lù
3.5 Cầu chủ động
* Công dụng:
- Là giá đỡ và giữ hai bánh xe chủ động.
- Phân phối mômen của động cơ đến hai bánh xe chủ động để xe chuyển động tiến hoặc lùi.
- Tăng tỷ số truyền để tăng mômen xoắn, tăng lực kéo của bánh chủ động - Cho phép bánh xe chủ động quay với vận tốc khác nhau khi xe quay vòng. - Đỡ toàn bộ trọng lượng của các bộ phận đặt trên xe. Thu hút và truyền dẫn mômen xoắn của cầu lên khung xe khi tăng tốc hoặc phanh xe.
* Phân loại:
+ Theo kết cấu truyền lực chính có: Cầu đơn và cầu kép
+ Theo vị trí của cầu chủ động: Cầu trước chủ động, cầu sau chủ động + Theo số lượng cầu bố trí trên xe
- Xe có một cầu trước hoặc sau chủ động. - Xe có hai cầu chủ động trước hoặc sau. - Xe có ba cầu chủ động trước, sau và giữa. + Theo số lượng cặp bánh răng truyền lực chính - Một cặp bánh răng có tỷ số truyền cố định. - Hai cặp bánh răng có tỷ số truyền cố định.
Hình 3.26 Cấu tạo cầu chủ động 3.5.1 Truyền lực chính
* Công dụng
- Truyền mômen xoắn của động cơ tới bộ vi sai với góc truyền 900 để chuyển động quay của trục khuỷu thành chuyển động tịnh tiến của xe.
- Tăng tỷ số truyền để tăng mômen xoắn và lực kéo ở bánh xe chủ động. * Phân loại
+ Dựa theo số cặp bánh răng ăn khớp
- Truyền lực chính đơn: Có một cặp bánh răng. - Truyền lực chính kép: Có hai cặp bánh răng. + Dựa theo kết cấu cặp bánh răng côn
- Dùng cặp bánh răng côn răng xoắn. - Dùng cặp bánh răng côn răng Hypoid.
a) Truyền lực chính đơn b) Truyền lực chính kép
1. Ổ bi phía ngoài; 1. Bánh răng chủ động. 2. Bánh răng chủ động; 2. Bánh răng bị động.
3. ổ bi phía trong; 3. Bánh răng trung gian nhỏ 4. Bánh răng bị động; 4. Bánh răng trung gian lớn 5. Đầu trục.
Hình 3.27 Truyền lực chính đơn và truyền lực chính kép 3.5.2 Bộ vi sai
* Công dụng :
- Phân phối mômen quay ra các bán trục.
- Cho phép bán trục quay với các tốc độ khác nhau khi xe quay vòng hay chuyển động trên đường không bằng phẳng.
* Phân loại:
+ Dựa vào công dụng của bộ vi sai người ta phân ra làm các loại: Vi sai đối xứng và vi sai không đối xứng.
+ Dựa theo cấu tạo thì có - Vi sai dùng bánh răng côn. - Vi sai dùng bánh răng trụ. - Vi sai tăng ma sát.
* Cấu tạo
Hình 3.28 Cấu tạo bộ vi sai
1. Bánh răng hành tinh; 2. Trục chữ thập; 3. Bánh răng bán trục; 4. Vỏ vi sai; 5. Bánh răng vành chậu.
Vỏ bộ vi sai lắp chặt với bánh răng vành chậu hoặc bánh răng trung gian lớn (đối với cầu kép). Trục chữ thập đặt cố định trong vỏ bộ vi sai, các đầu trục chữ thập lắp tự do với bốn bánh răng hành tinh. Các bánh răng hành tinh luôn luôn quay cùng với vỏ vi sai và ăn khớp với hai bánh răng bán trục, phía trong của bán trục có rãnh then hoa để lắp với bán trục. Ở một số xe, hộp vi sai có hai cặp bánh răng hành tinh lắp trên một trục thẳng.