Cơ cấu định vị và khóa thanh trượt

Một phần của tài liệu Tìm hiểu kết cấu các bộ phận của gầm xe Toyota Lan Cruiser và sự liên kết giữa các bộ phận của xe (Trang 27 - 28)

* Nhiệm vụ : Giữ cho các bánh răng, ống răng sau khi ăn khớp được cố định ở vị trí ăn khớp để tránh hiện tượng nhảy số, không cho phép vào hai số một lúc.

* Cấu tạo :Trên các thanh trượt được bố trí các rãnh lõm, ở cơ cấu định vị có ba rãnh kề nhau trên các thanh trượt, rãnh ở giữa ứng với vị trí trung gian. Khi thực hiện việc vào số ta di chuyển các thanh trượt, khi đó các viên bi định vị nén lò xo lại và thanh trượt tiếp tục được di trượt, càng cua đưa các bánh răng vào vị trí ăn khớp. Lúc đó do sự đàn hồi của lò xo sẽ làm cho viên bi định vị chèn vào rãnh ứng với số tương ứng, nó giúp cho bánh răng định vị ở vị trí ăn khớp.

Hình 3.18 Cơ cấu định vị và khóa thanh trượt.

1, 3, 5. Lò xo và bi định vị. 2. Bi khóa; 4, 6. Thanh trượt

Cơ cấu khóa thanh trượt được dùng để khóa hai thanh trượt kề nhau tránh hiện tượng vào hai số một lúc, khi cần chọn số tác động vào hai thanh trượt. Trên thanh trượt được phay các rãnh lõm, chiều sâu của rãnh phụ thuộc vào kích thước của bi khóa thanh trượt và các khoảng cách giữa các khóa thanh trượt. Trong trường hợp ta kéo một hoặc hai thanh trượt sẽ làm cho các viên bi của cơ cấu khóa thanh trượt chèn vào rãnh lõm trên thanh trượt bên cạnh, bề mặt cao nhất của các bi khóa thanh trượt được kéo bằng với bề mặt thanh trượt. Trong trường hợp ta kéo cả hai thanh trượt, các viên bi khóa này sẽ chèn vào các mép rãnh của thanh trượt không cho phép chuyển từng thanh trượt tương ứng vào số ở thời điểm đó.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu kết cấu các bộ phận của gầm xe Toyota Lan Cruiser và sự liên kết giữa các bộ phận của xe (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w