- Nhiều kiểu ôtô được trang bị thanh ổn định để giảm sự lắc ngang khi ôtô chuyển động quay vòng, cải thiện được tính ổn định và các tính năng khác.
4.2.1 Vành bánh xe
Các loại vành bánh xe hay sử dụng bao gồm: - Vành phẳng dùng cho xe tải
- Vành lõm sống trâu dùng cho xe du lịch
Vành bánh xe gồm hai phần: Vành ngoài hình thành vành và phần trong là đĩa được tán đinh, hàn hay chế tạo liền vành. Trên đĩa có khoan các lỗ để bắt vành bánh xe vào với moayơ. Mặt ngoài của đĩa có các lỗ dạng côn để định tâm
bánh xe trên moayơ. Vành bánh xe thường có lõm sống trâu để lắp ráp hay tháo lốp. Loại vành phẳng có hai vòng, một vòng được dập liền, một vòng có thể tháo lắp được gọi là vòng nạp, vòng nạp đúc liền vào vành bánh xe nhờ vòng hãm mở miệng. Một vành có thêm hai sống an toàn để ngăn cho mép lốp không tụt xuống rãnh lõm, tránh hiện tượng lốp bật ra khỏi vành trong trường hợp bị mất hơi.
Hình 4.14 Cấu tạo vành bánh xe
Moayơ: Moayơ là chi tiết giúp bánh xe quay trên trục. Để bánh xe quay trơn và không có độ dơ, moayơ lắp trên hai vòng bi đũa hay vòng bi côn. Trên moayơ có bố trí tang trống hay đĩa phanh, tang trống hay đĩa phanh được bắt chặt với moayơ bằng vít.
Vành bánh xe bắt vào moayơ bằng cách
- Dùng gu giông cấy vào moayơ và lắp xuyên qua đĩa vành - Dùng bulông có đầu cố định trên moayơ
Lốp xe có nhiệm vụ tạo lực bám mặt đường tốt và giảm sự va đập khi xe chạy trên đường không bằng phẳng. Lốp xe được chia làm hai loại chính: Lốp có săm và lốp không có săm.
Hình 4.16 Kích thước của lốp xe
Lốp được làm từ cao su, sợi vải và kim loại, kết cấu gồm thân lốp, mặt lốp, cạnh lốp và mép lốp. Lốp vải bố được đan bằng sợi bông sau đó được thay bằng sợi nhân tạo hoặc sợi kim loại. Cấu trúc lớp vải bố có hai loại: loại đan sợi chéo và loại đan sợi hướng tâm. Để tăng độ bền người ta thêm sợi kim loại. Số lượng lớp vải bố tuỳ theo khả năng chịu tải và áp suất hơi của lốp. Mặt lốp là một lớp cao su bền có tính đàn hồi cao, dai và ít bị mài mòn. Để cho lốp bám tốt trên mặt đường, trên mặt lốp có rãnh lõm tạo thành hoa lốp.
Các loại hoa lốp:
+, Kiểu gân dọc: Kiểu gân dọc gồm một số rãnh hình chữ chi chạy dọc theo chu vi của lốp. Kiểu này thích hợp nhất khi xe chạy trên mặt đường lát ở tốc độ cao. Đặc điểm:
- Sức cản trượt ngang lớn có lợi cho khả năng điều khiển xe - Giảm tiếng ồn của lốp, lực kéo có phần kém
Hình 4.17 Các kiểu hoa lốp
+, Kiểu vấu: Các rãnh ở kiểu vấu gần như vuông góc với vòng ngoài của lốp. Loại này thích hợp với việc chạy trên đường không lát. Đặc điểm:
- Kiểu vấu tạo ra lực kéo tốt - Sức cản lăn của lốp hơi cao - Sức cản trượt ngang thấp hơn
- Hoa lốp ở khu vực vấu có thể bị mòn không đều - Tiếng ồn của lốp lớn hơn
+, Kiểu gân dọc và vấu kết hợp: kiểu này kết hợp gân dọc và vấu để tạo ra tính năng chạy ổn định ở cả đường lát và đường không lát. Đặc điểm:
- Kiểu gân dọc theo đường tâm của lốp làm cho xe ổn định do giảm được độ trượt ngang của lốp, còn kiểu vấu ở hai bên đường tâm lốp thì nâng cao tính năng dẫn động và phanh
- Phần có vấu của kiểu này dễ bị mòn không đều hơn
+, Kiểu khối: trong kiểu này hoa lốp được chia thành các khối độc lập, sử dụng ở trên đường có tuyết. Đặc điểm:
- Kiểu khối tạo ra tính năng dẫn động và phanh cao hơn. Kiểu khối làm giảm trượt dài và trượt quay trên các đường có bùn và tuyết
- Các lốp loại này thường mòn nhanh hơn lốp kiểu gân dọc và vấu - Sức cản lăn lớn
- Kiểu hoa lốp này dễ bị mòn bất thường, nhất là khi chạy trên các bề mặt cứng.
Nhằm nâng cao chất lượng bám khi đi trên đường trơn, lớp hoa lốp có đúc thêm các đinh kim loại, chiều cao của đinh tán nhô lên khỏi lớp cao su thường từ 1-1,5 mm, đầu trong có tán và cách lớp cao su trong cùng khoảng 3mm. Bên trong mép lốp làm bằng sợi dây thép, tanh lốp có tác dụng làm tăng thêm cường độ bám chặt của mép lốp trên vành bánh xe.
Hình 4.18 Bề mặt lốp có đinh tán
Săm là một ống cao su hình vòng tròn, ở săm có lắp van để bơmkhông khí vào săm hoặc xả không khí trong trường hợp cần thiết.
Yếm lót là một vòng cao su bảo vệ cho săm khỏi bị hư hỏng do vành gây nên.