Xuất một công nghệ cụ thể xử lý POPs phát thải từ quá trình đốt

Một phần của tài liệu giải pháp giảm thiểu sự phát thải hợp chất ô nhiễm hữu cơ (Trang 107 - 120)

trình đốt rác thải có chứa nhựa

Phần lớn, trong thành phần chất thải được xử lý bằng phương pháp đốt trên địa bàn Tp. HCM chứa một lượng nhựa rất lớn. Khả năng phát thải dioxin từ quá trình đốt cháy do nhiều nguyên nhân trong đó thành phần, cấu trúc của chất thải cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng qui định mức độ phát sinh ra các nguồn thải độc hại. Với yêu cầu giảm lượng phát thải dioxin trong quá trình đốt cháy, thiêu hủy CTRNH nhiều giải pháp được đặt ra. Trong đó, hạn chế phát thải POPs bằng cách sử dụng oxit sắt làm chất xúc tác đã được nghiên cứu nhằm hạn chế đáng kể lượng phát thải POPs đặt biệt là lượng dioxin - (nghiên cứu nước ngoài). Trước hết, phương pháp này được nghiên cứu nhằm hạn chế phát thải dioxin từ quá trình đốt nhựa thải được áp dụng tại các cơ sở sản xuất nhựa. Trong một số cơ sở sản xuất nhựa tại một số nước phát triển với qui mô lớn và chất lượng sản phẩm được yêu cầu khá cao, nên những thành phần nhựa không đạt yêu cầu được mang đi xử lý với số lượng lớn. Áp dụng biện pháp sử dụng oxit sắt làm chất xúc tác ngay trong quá trình đốt đã làm hạn chế một lượng đáng kể dioxin phát thải (chủ yếu theo ống khói).

Theo nghiên cứu, phần lớn chất lượng của các nguồn thải cần xử lý phụ thuộc vào bản chất cấu trúc và các hợp chất tạo thành. Trong quá trình sản xuất và thải bỏ các hợp chất từ nhựa theo thống kê con số này chiếm khoảng 49% nhựa thải được xử lý bằng phương pháp thiêu đốt. Có một điều được phát hiện đó là benzen tạo ra

trong suốt quá trình đốt cháy nhựa dưới sự kiểm soát thiếu khí. Hơn nữa, bezen có xu hướng tạo ra dioxin do các hoạt động có khả năng tạo ra benzen trong quá trình đốt.

Một báo cáo nữa cho biết, dioxin được tìm thấy từ lượng clo dư trong hoạt động thiêu hủy chất thải đô thị. Nguồn rác thải này có lẫn một lượng nhựa rất lớn và được yêu cầu xử lý bằng phương pháp đốt cháy. Trước yêu cầu thiêu hủy một lượng nhựa lớn và có khả năng phát thải ra các hợp chất ô nhiễm, chất xúc tác oxit sắt hoạt động nhằm giảm thiểu phát thải dioxin và các hợp chất khác thuộc nhóm POPs với cơ chế như sau:

Khí gas được cấp vào lò đốt (trên đường cấp khí có lắp vào nguồn dữ trữ lượng khí CO và Ar). Ngay trong buồng đốt chất xúc tác oxit sắt đưa vào được che chắn bởi lớp thạch anh. Quá trình được kiểm soát bằng hệ thống điều khiển tự động.

Hình 8 – Biểu đồ hoạt động của chất xúc tác oxit sắt trong quá trình đốt

Với thời gian tiếp cận không nhiều, nên quá trình chưa được phân tích làm rỏ, tuy nhiên một số định hướng được rút ra cho công nghệ này như sau:

- Tiếp tục nghiên cứu sử dụng chất xúc tác oxit sắt trong xử lý CTNH (nghiên cứu chỉ chú trọng vào nguồn nhựa thải từ cơ sở sản xuất).

- Phân tích rỏ thành phần RTNH nhằm tìm ra những hợp chất xúc tác phù hợp hơn nữa (đặc biệt đối với những thành phần có chứa gốc Cl) để hạn chế tối đa lượng khí độc phát thải trong quá trình xử lý.

- Đẩy nhanh áp dụng biện pháp này vào công nghệ xử lý tại các cơ ở nước ta nói chung và tại Tp. HCM nói riêng trong thời gian sớm nhất.

CO, Ar

Lò đốt

Máy sắc ký khí: xác định nhiệt độ và thành phần khí thải thoát ra ngoài

Bộ điều khiển Chất xúc tác Lớp thạch anh Khí đốt

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Công nghệ đốt CTNH hiện nay đang được sử dụng khá rộng rãi ở Việt Nam, đặc biệt là Tp. HCM, đây là công nghệ xử lý chất thải khá tiên tiến đặc biệt là đối với CTNH. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc hoạt động của các lò đốt hiện nay gây ra nhiều nguồn ô nhiễm đáng lo ngại trong đó có hợp chất ô nhiễm hữu cơ bền POPs. Thực tế cho thấy còn một số lượng lớn các lò đốt được khảo sát có nồng độ khí thải vượt tiêu chuẩn cho phép. Hiệu suất cháy thực tế của các lò hiện nay đều không đạt được 99,9%, ít lò có nhiệt độ buồng thứ cấp đạt yêu cầu trên 1000oC. Điều này là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn không khí thải ra môi trường từ lò đốt. Bên cạnh nguồn khí thải thông thường một lượng khá lớn hợp chất POPs cũng phát thải ra môi trường đặc biệt là Dioxin - Furan và một số hợp chất khác như: HCB, PCB, …

Cơ sở pháp lý cho công tác quản lý nguồn thải lò đốt còn nhiều điểm chưa chặt chẽ, quá trình vận hành không được đảm bảo đúng qui trình công nghệ thiết kế gây ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý, từ đó ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng môi trường.

Đồ án miêu tả hiện trạng CTNH của Tp.HCM và khả năng xử lý bằng phương pháp đốt hiện nay cũng như trong thời gian tới. Quá trình đốt chất thải nói chung và đốt CTNH nói riêng còn phát thải một lượng khá lớn các khí thải độc hại, các thành phần tro, xỉ thải ra môi trường. Trong các nguồn phát thải sinh ra từ quá trình đốt, đồ án đề cập phần lớn đến lượng hợp chất POPs phát sinh từ các óng khói, tro, cặn,… Tuy nhiên hiện nay lượng phát thải này được đánh giá là không quá lớn do: ⎯ Khả năng áp dụng phương pháp đốt chưa nhiều trong xử lý CTNH do hạn chế

⎯ Một lượng lớn CTNH được vứt bừa bãi cùng với chất thải sinh hoạt hoạt hoặc thải trực tiếp ra môi trường hay thực hiện đốt thủ công nên chưa thể có những thống kê đầy đủ.

Song, trong thời gian sắp tới lượng phát thải các hợp chất độc hại ra môi trường trong đó có POPs có khá năng tăng nhanh do các nguyên nhân sau:

⎯ Do lượng rác thải gia tăng cùng với quá trình CNH, HĐH và ĐTH trong đó lượng CTNH từ các KCN, KCX chiếm một tỉ trọng khá lớn;

⎯ Yêu cầu xử lý CTNH an toàn bằng phương pháp đốt tăng nhanh.

Tuy nhiên cần có biện pháp giảm thiểu phát thải nhằm đảm bảo xử lý triệt để lượng CTNH đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất khả năng phát thải POPs.

⎯ Đầu tư cho các cơ sở đốt tốt hơn, có sự kết hợp giữa nhà nước và các công ty dịch vụ tư nhân bên ngoài;

⎯ Ý thức của ban quản lý KCN, KCX, các nhà doanh nghiệp các cơ sở sản xuất đặc biệt là các cơ sở nhỏ lẻ, rải rác không tập trung,…;

⎯ Tăng cường sản xuất các thiết bị đốt phù hợp trong một số mô hình đặc trưng và một số loại chất thải đặc biệt;

⎯ Hổ trợ thiết bị xử lý dưới nhiều hình thức cụ thể cho từng trường hợp.

Kiến nghị

Trong quá trình thực hiện đồ án, các vấn đề sau cần được tiếp tục thực hiện:

- Cần triển khai nhiều nghiên cứu điều tra hơn nữa về POPs trong quá trình đốt để có được một cái nhìn chính xác và rõ ràng hơn tại khu vực Tp. HCM; - Khảo sát, đánh giá và phân tích các nguồn thải, chú ý xác định nồng độ của

các hợp chất POP vào môi trường từ quá trình đốt;

- Tăng cường công tác đầu tư cho các phòng thí nghiệm nghiên cứu về Dioxin và các hợp chất thuộc nhóm POPs.

Vì sự phát thải của các hợp chất POPs: PCB, HCB, dioxin, furan… hầu hết đến là do sự đốt cháy không hoàn toàn các chất thải có thành phần khó phân hủy. Vì vậy, cần phải thường xuyên tiến hành khảo sát các cơ sở đốt và so sánh với tiêu chuẩn xả thải của Việt Nam, hoặc mua các lò đốt hiện đại hơn từ nước ngoài… nhằm hạn chế tối đa mức phát thải POPs ra môi trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TS. Nguyễn Quốc Bình (2003), nghiên cứu ứng dụng công nghệ đốt nhiệt phân

để xử lý chất thải rắn nguy hại tại Tp.HCM, Viện kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi

trường.

[2]. Lê Huy Bá, Lâm Minh Triết (2000), ‘Sinh thái môi trường và ứng dụng’, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Thành phố Hồ Chí Minh.

[3] Thái Tiến Dũng (2007), Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý môi trường phù

hợp cho đối tượng các lò đốt chất thải ở Việt Nam, luận văn thạc sỹ – Viện môi

trường và tài nguyên.

[4] Nguyễn Thị Kim Liêm (2006), Đánh giá hiện trạng công nghệ xử lý và đề xuất

định hướng xử lý chất thải nguy hại cho khu vực Tp. HCM, luận văn thạc sỹ – Viện

môi trường và tài nguyên.

[5] GS.TS.Lâm Minh Triết, 2006, TS. Lê Thanh Hải, Quản lý chất thải nguy hại, nhà xuất bản xây dựng Hà Nội.

[6] Nguyễn Ngọc Uyên (2005), Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất ô nhiễm hữu

cơ bền (POPs) lên con người và môi trường và đề xuất chiến lược giảm thiểu khả năng phát thải vào môi trường ở khu vực Tp. Hồ Chí Minh, luận văn thạc sỹ – Viện

môi trường và tài nguyên.

[7]. Sở Khoa học công nghệ và môi trường (2002), ‘Báo cáo Quy hoạch tổng thể

quản lý chất thải nguy hại tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh.

[8]. Viện Kỹ thuật nhiệt đới (2000), ‘Báo cáo công tác điều tra hiện trạng phát

sinh chất thải công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh và các khu công nghiệp phụ cận’, Tp. Hồ Chí Minh.

[9]. Sở Khoa học công nghệ và môi trường (2001), “chiến lược quản lý mô trường thành phố hồ chí minh đến năm 2010”

[10]. UNEP (2001), ‘Bộ công cụ chuẩn để xác định và định lượng phát thải Dioxin

và Furan’.

[11]. Các tài liệu tham khảo trên internet từ các website của các tổ chức như UNEP, UNDP, UNIDO, GEF, WB, ADB,… cùng các websites khác liên quan đến POPs của các Trường Đại Học trên thế giới.

Webside:

http://www.on.ec.gc.ca/glimr

Phụ lục Phụ lục 1: hình ảnh

Các óng khói tại lò thiêu, lò đốt Bình Hưng Hòa

Hai óng khói dùng cho lò đốt công suất 4 tấn/ngày

Thu gom tro sau khi đốt

Lò đốt nhiệt phân tĩnh 2 cấp tại công ty môi trường Việt Úc

Kiểm tra chất lượng không khí của lò

Phụ lục 2: các cơ sở xử lý chất thải nguy hại

DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ CÓ CHỨC NĂNG XỬ LÝ VÀ TIÊU HỦY CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP – NGUY HẠI

STT Tên đơn vị Chức năng, nhiệm vụ Địa chỉ

1 Công ty Môi

Trường Đô Thị Thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải sinh hoạt, chất thải y tế, CTCN - CTNH

42 – 44 Võ Thị Sáu, Quận 1

2 Công ty cổ phần

Môi Trường Việt Úc

Thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy CTCN – CTNH, lưu giữ.

Lô B4 – B21 KCN Lê Minh Xuân, Huyện Bình Chánh

3 Công ty TNHH Môi

Trường Xanh

Thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy CTCN – CTNH, lưu giữ.

Lô M6A, đường số 10, KCN Lê Minh Xuân, Huyện Bình Chánh.

4 Công ty TNHH Tân

Đức Thảo Thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy CTCN – CTNH, lưu giữ. 2C12 ấp 2, Tỉnh lộ 10, Xã Phạm Văn Hai, Huyện Bình Chánh. 5 Công ty TNHH & Xử Lý Môi Trường Thành Lập

Thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy CTCN – CTNH, lưu giữ.

42 Nguyễn Bá Tòng, Phường 12, Quận Tân Bình. 6 Công ty TNHH

Thảo Thuận Thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy CTCN – CTNH, lưu giữ.

63 Võ Văn Bích, Xã Bình Mỹ, Huyện Củ Chi.

7 Cơ sở GCCB dầu

nhớt tái sinh Toàn Thắng

Thu gom, vận chuyển, xử lý cặn

dầu, lưu giữ. Mỹ Thành, Phường Long Thạnh Mỹ, Quận 9

8 Công Ty TNHH

TM & VT xăng dầu Minh Tuấn

Thu gom, vận chuyển, xử lý cặn

dầu, lưu giữ. 96 Đào Trí, KP4, Phường Phú Nhuận, Quận 7

Phụ lục 3: Bảng câu hỏi khảo sát (sử dụng mẫu phiếu khảo sát sau cho 8 đơn vị xử lý CTNH nêu trong phụ lục 1)

PHIẾU KHẢO SÁT LÒ ĐỐT (chất thải công nghiệp nguy hại và chất thải y tế)

(Đề tài đồ án: Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu sự phát thải của POPs từ các lò đốt CTNH trên địa bàn Tp.HCM)

Phiếu khảo sát số: Ngày khảo sát:

I. Các thông tin cần thiết

Tên cơ sở có lò đốt: Địa chỉ:

Nguyên liệu:

Loại Hình doanh nghiệp:

II. Các thông số kỹ thuật

1 Kiểu lò:

Sản xuất trong nước Sản xuất nước ngoài Lò kín Lò hở Lò nửa kín Đốt hở thủ công Đốt một cấp Lò đốt nhiều cấp Lò đốt thùng quay Công nghệ nhiệt phân

[ ] [ ] [ ] [ ] [ ] [ ] [ ] [ ] [ ] [ ] 2 Công suất:

Công xuất thiết kế Công suất vận hành

3 Công nghệ:

Theo dạng mẻ Vận hành bán liên tục Vận hành liên tục

Hệ thống kỹ thuật thấp, không kiểm soát ô nhiễm không khí

Hệ thống kỹ thuật và kiểm soát ô nhiễm trung bình

Hệ thống kỹ thuật và kiểm soát ô nhiễm cao [ ] [ ] [ ] [ ] [ ] [ ] 4 Năng lượng sử dụng: Than [ ]

Than luyện Dầu Gỗ

Khí đốt (gas)

Gas sinh học (biomas)

[ ] [ ] [ ] [ ]

5 Nhiệt độ:

Nhiệt độ buồng sơ cấp Nhiệt độ buồng thức cấp Nhiệt độ khí thải

6 Hệ thống kiểm soát và xử lý ô nhiễm:

Kết tủa tĩnh điện Cylone Túi lọc Máy lọc ướt Máy lọc khô Than hoạt tính Khác (ghi rỏ) [ ] [ ] [ ] [ ] [ ] [ ] [ ]

III. Khả năng quản lý chất thải phát sinh từ quá trình đốt

Ảnh hưởng đến môi trường

• Ô nhiễm môi trường không khí:

• Ô nhiễm môi trường nước:

• Ô nhiễm tro xỉ vào đất:

Ảnh hưởng đến sức khỏe

• Ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân vận hành

• Ảnh hưởng đến sức khỏe người dân khu vực

IV. Nhận xét đánh giá chung

Vận hành thực tế

Loại

rác Công suất Nhiên liệu Nhiệt độ Kiểm soát ÔNKK Ảnh hưởng đến môi trường đất Ảnh hưởng đến môi trường nước Ảnh hưởng đến môi trường không khí Tro bụi đi vào môi trường ⎯ Nhận xét, đánh giá chung

Phụ lục 4: Các tiêu chuẩn Việt Nam

CÁC TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 6560 : 2005

CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ

KHÍ THẢI LÒ ĐỐT RÁC Y TẾ - GIỚI HẠN CHO PHÉP

(Air quality – Emission standards for health care solid wasts incinerators – Permissible limits)

1 Phạm vi áp dụng.

1.1 Tiêu chuẩn này qui định danh mục, giới hạn tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải của các lò đốt chất thải rắn y tế, khi thải vào không khí xung quanh.

1.2 Tiêu chuẩn này áp dụng để kiểm soát chất lượng khí thải của lò đốt chất thải rắn y tế và cũng áp dụng để lựa chọn và hoàn chỉnh thiết bị trong lĩnh vực chế tạo, nhập khẩu, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng lò đốt chất thải rắn y tế.

2 Giá trị giới hạn.

2.1 Danh mục và giới hạn tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm đặc trưng trong khí thải lò đố chất thải rắn y tế quy định trong bảng 1.

2.2 Phương pháp lấy mẫu, phân tích, tính toán để xác định các thông số ô nhiễm trong khí thải lò đố chất thải rắn y tế được quy định trong các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.

TCVN 6560 : 2005

Bảng P.1 Giới hạn tối đa cho phép đối với các thông số ô nhiễm trong khí thải lò đốt chất thải rắn y tế

5.1.1. TT Thông số Công thức và ký hiệu hóa học

Đơn vị Giới hạn tối đa cho

phép 1 Bụi - mg/m3 115 2 Axít flohidric HF mg/m3 2 3 Axít clohidric HCl mg/m3 100 4 Cacbon monoxit CO mg/m3 100 5 Nitơ oxit NOX mg/m3 250 6 Lưu huỳnh oxit SOX mg/m3 300 7 Cadmi Cd mg/m3 0,16 8 Thủy ngân Hg mg/m3 0,55 9 Chì Pb mg/m3 1,2 10 Tổng Dioxin / Furan Dioxin Furan C12H8.n.Cln.O2 C12H8.n.Cln.O ng- TEQ/m3 2,3 Chú thích: -n : 2 n 8.

TEQ là độc tính tương đương của 2,3,7,8-tetraclo dibenzo-p-dioxin đựa vào hệ số độ độc tương đương quốc tế 1969.

Một phần của tài liệu giải pháp giảm thiểu sự phát thải hợp chất ô nhiễm hữu cơ (Trang 107 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)