Khả năng phát thải POPs từ quá trình đốt CTNH

Một phần của tài liệu giải pháp giảm thiểu sự phát thải hợp chất ô nhiễm hữu cơ (Trang 73 - 74)

Đốt là một trong những biệt pháp xử lý hiệu quả nhất đối với các CTNH (không thể tái chế/chôn lấp), CTYT và một số lò thiêu. Tuy nhiên, trong quá trình đốt CTNH cũng có thể phát sinh ra các hợp chất như: dioxin, furan,….là những hợp chất rất độc và bền trong môi trường, chúng ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, kiểm soát quá trình đốt chất thải còn phải chú ý đến các yếu tố kỹ thuật (thiết bị lò đốt), nguồn nhiên liệu sử dụng trong quá trình và đặc biệt là nguồn thải có chứa các gốc hữu cơ khó phân hủy (gốc Cl). Trong thực tế, đốt có thể phát thải ra các hợp chất POP phụ thuộc vào các đặc tính của quá trình đốt như: loại nhiên liệu sử dụng, hiệu suất của quá trình đốt, cơ chế kiểm soát ô nhiễm là những chỉ tiêu quan trọng quyết định lượng POPs phát thải. Hiện nay trên địa bàn Tp. HCM hoạt động đốt chất thải cũng được xem là một trong những nguồn phát sinh ra các hợp chất của POPs nhiều nhất (đặc biệt là dioxin, furan, PCB,…). Nguyên nhân gây ra nguồn phát thải này do nhiều nguyên nhân: nguyên liệu đầu vào có chứa nhiều chất hữu cơ khó phân hủy, nhiệt độ đốt không đảm bảo, kiểm soát quá trình thiếu kỹ thuật, xử lý khí thải vàcặn bã kim loại không đúng qui định của nhà nước,…Xử lý CTNH bằng phương pháp đốt phát sinh ra các hợp chất POPs có thể ảnh hưởng đến một số môi trường thành phần:

Bảng 19 - Khả năng phát thải POPs vào môi trường từ quá trình đốt Khả năng phát thải vào các môi trường thành

phần STT Loại chất thải Không khí Nước Đất Sản phẩm Tro, cặn

1 Đốt chất thải sinh đô thị x x x

2 Đốt chất thải nguy hại x x x

3 Đốt chất thải y tế x x x

4 Đốt bùn thải x x x

5 Đốt gỗ và sinh khối x x

6 Đốt xác động vật x x

Nguồn: UNEP – toolkit _ 2005

Với mỗi nguồn thải khác nhau được mang đi đốt, tùy thuộc vào thành phần và khả năng kiểm soát mà quá trình đốt có thể phát thải vào môi trường với các thông số ô nhiễm khác nhau đối với từng loại POPs.

Một phần của tài liệu giải pháp giảm thiểu sự phát thải hợp chất ô nhiễm hữu cơ (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)