Tình hình nghiên cứu POP sở nước ngoài

Một phần của tài liệu giải pháp giảm thiểu sự phát thải hợp chất ô nhiễm hữu cơ (Trang 25 - 26)

™ Ở Hoa Kỳ

Đây là nước có diện tích nông nghiệp khá lớn, kỹ thuật phát triển nhanh nên nhiều nghiên cứu hổ trợ cho ngành sản xuất nông nghiệp cũng rất sớm. DDT là một trong những chất dùng để diệt côn trùng, cũng như những hoá chất khác DDT có những ảnh hưởng không thể dự đoán trước đoán. Hoa Kỳ chính thức nghưng sử dụng hoá chất này vào năm 1972, tổng khối lượng DDT đã sử dụng trong nông nghiệp và sinh hoạt trong 30 năm là 1350 triệu pound, ngoài ra hoá chất này còn được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.

Hoa Kỳ là nước sản xuất nhiều DDT nhất nên sau khi có lệnh cấm sử dụng, một lượng đáng kể chất thải này được đổ vào khu vực Thái Bình Dương và một số nước khác. Theo kết quả thống kê mỗi năm có 67.000 người Mỹ bị nhiễm độc

thuốc trừ sâu, đa số đều là công nhân làm việc tại các nông trại hoặc làm nghề có thời gian tiếp xúc với các loại thuốc trừ sâu nhiều, đặc biệt là DDT.

Bên cạnh vấn đề về DDT, PCBs rò rỉ ra từ nhà máy biến thế cũng được phát hiện vào 1979, theo đó PCB nhiễm vào thức ăn của thịt và nguồn thực phẩm này được chuyển đi 17 bang khác nhau và một tỉnh của Canada. Trong thời gian gần đây, một số loại thực phẩm đã có dấu hiệu bị nhiễm PCBs và một số nghiên cứu đã chứng minh điều đó. Vì những lý do trên nên trong những năm gần đây Chính phủ Hoa Kỳ và Canada đã cấm sử dụng PCBs trong thao tác vận hành nam châm điện than máy.

™ Ở Châu Âu

Trong những năm 80, POPs đã bị cấm sản xuất ở các nước Châu Âu, đến năm 1996 liên minh Châu Âu đã ra chỉ thị “đến năm 2010 POPs phải được xoá sổ hoàn toàn”. Sự nhiễm POPs trong thực phẩm làm cho xã hội quan tâm nhiều hơn về POPs. Các nghiên cứu cho thấy rằng, cho dù các loại thuốc trừ sâu nói riêng và hoá chất trong nhóm các hợp chất hữu cơ nói chung có cấu trúc bền vững đã bị cấm vào năm 1972 nhưng nó vẫn còn trôi nổi và sử dụng rộng rải trên thị trường. Hiện nay, ở Châu Âu vẫn còn một số tập đoàn sản xuất POPs đặt biệt là PCBs, tổng lượng PCBs trên toàn cầu ước tính khoảng 1.5 triệu tấn trong đó gần một nửa do công ty Monsanto sản xuất ở Nhật Bản, công ty sản xuất lớn thứ 2 là công ty Bayer chiếm khoảng 10% sản lượng. Hiện nay theo thống kê có khoảng 1/3 sản lượng PCBs đi vào môi trường.

Một phần của tài liệu giải pháp giảm thiểu sự phát thải hợp chất ô nhiễm hữu cơ (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)