Tình hình xử lý chất thải bằng phương pháp đốt ở Việt nam

Một phần của tài liệu giải pháp giảm thiểu sự phát thải hợp chất ô nhiễm hữu cơ (Trang 58 - 61)

Tại Việt Nam cùng với sự phát triển kinh tế, khối lượng chất thải từ các ngành sản xuất, dịch vụ cũng tăng lên nhanh chóng. Vấn đề quản lý chất thải (đô thị, công nghiệp, bệnh viện) đang tồn tại nhiều vấn đề nan giải trong công tác bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Theo kết quả đánh giá “Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2004 - Do World Bank” thực hiện thì tổng lượng chất thải rắn phát tại Việt Nam những năm gần đây như sau:

Bảng 13 - Tổng lượng CTR nguy hại và không nguy hại ở Việt Nam năm 2004 STT Chất thải rắn nguy hại và

không nguy hại

Tổng lượng CTR

(tấn/năm) Tỷ lệ (%)

1 Chất thải rắn sinh hoạt 12.800.000 82,8

2 CTR công nghiệp không nguy hại 2.510.000 16,2

3 CTR công nghiệp nguy hại 128.400 0,9

4 Chất thải rắn y tế nguy hại 21.000 0,14

Tổng cộng 15.459.400 100

Nguồn: Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam – 2004, Ngân hàng Thế giới (WB)

Dự báo tính toán lượng CTRYT phát sinh trong các năm tới như sau:

Hình 3 - Lượng CTYT phát sinh tại các bệnh viện tính tới 2020

Qua số liệu ước tính ở trên thì lượng CTRYT cần phải xử lý được ước tính là 30 tấn/ngày, khoảng 12.000 tấn/năm, 2004.

Riêng với địa bàn phía Nam, trọng điểm là Tp. Hồ Chí Minh tình hình phát sinh CTRYT khoảng 8,04 tấn/ngày (khoảng 2800 tấn/năm), tỷ lệ được thu gom trên địa bàn Thành phố vào khoảng 88% trên tổng lượng phát sinh. (Nguồn: Báo cáo đề tài

“Quản Lý Chất thải Rắn Y tế Tp Hồ Chí Minh” 12/2005)

Qua những số liệu thu thập ở trên cho thấy CTRYT thực sự là một áp lực lên vấn đề bảo vệ môi trường. Trước nhu cầu phải xử lý khối lượng CTNH và CTRYT phát sinh, Tp Hồ Chí Minh đã đầu tư lò đốt rác y tế có công suất lớn (7 tấn/ngày) nhập ngoại, ngoài ra dự án 25 lò nhập của Bộ Y tế cung cấp cho 25 bệnh viện trên toàn quốc, đã được triển khai tại các tỉnh: Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Đồng Nai, Vũng Tàu... Bên cạnh các lò nhập ngoại, tại khu vực phía Nam đã có trên 25 lò đốt rác y tế được các cơ quan, công ty trong nước chế tạo, triển khai cho các trung tâm y tế, bệnh viện. Riêng khu vực các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Long An, Tây Ninh, hiện nay đã đưa vào hoạt động hàng chục lò đốt chất thải công nghiệp qui mô nhỏ (< 100kg/giờ) trong đó có khoảng 50% là lò chế tạo trong nước.

Các con số nêu trên đã nói lên mức độ quan tâm xử lý chất thải công nghiệp nguy hại và chất thải y tế tại nước ta dần dần được quan tâm và phát triển khá nhanh, phù hợp với xu hướng chung của thế giới.

Dự báo tính toán lượng CTCN phát sinh trong các năm tới như sau:

Bảng 14 - Dự báo khối lượng rác công nghiệp và CTNH tại Tp. HCM

Đơn vị: tấn/năm

Nguồn Dự báo đến năm

2010

Dự báo đến năm 2020

Khu công nghiệp, chế xuất 641.808 1.664.685

Cơ sở nhỏ, vừa ngoài khu công

nghiệp 1.301.466 3.375.668

Bệnh viện 4.166 10.804

CTRCN, CTNH trong rác sinh hoạt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đô thị 226.857 588.409

Tổng cộng 2.370.428 6.148.280

Nguồn: Vittep

Một số tiêu chuẩn thải từ quá trình đốt:

Về phía các cơ quan quản lý, bên cạnh việc triển khai và đầu tư vốn để trang bị một số lò đốt rác ngoại nhập, đã ban hành các tiêu chuẩn về khí thải nói chung và khí thải cho các lò đốt rác nói riêng, cụ thể như sau:

- TCVN 5939 – 2005 qui định đối với các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp nói chung. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng đối với khí thải của lò đốt chất thải nói chung (không phải rác y tế).

- TCVN 6560 - 2005 là qui định đối với các thông số ô nhiễm trong khí thải lò đốt chất thải rắn y tế.

- TCVN 7830 – 2004 Lò đốt chất thải rắn - Tiêu chuẩn kỹ thuật.

Bảng 15 - Tiêu chuẩn thải của một số nguồn thải của Việt Nam Giá trị tối đa cho phép STT Thông số Đơn vị TCVN 5939 – 2005, A TCVN 6560-2005 1 Bụi mg/Nm3 400 115 2 HF mg/Nm3 - 2 3 HCl mg/Nm3 - 100 4 CO mg/Nm3 1.000 100 5 NOx mg/Nm3 1.000 250 6 SOx mg/Nm3 1.500 300 7 Cd mg/Nm3 20 0,16 8 Hg mg/Nm3 - 0,55 9 Pb mg/Nm3 10 1,2 10 Tổng Dioxin/Furan ng-TEQ/Nm3 - 2,3

Ghi chú: TEQ là độc tính tương đương của 2,3,7,8-tetraclo dibenzo-p-dioxin đựa vào hệ số độ độc tương đương quốc tế 1969.

Một phần của tài liệu giải pháp giảm thiểu sự phát thải hợp chất ô nhiễm hữu cơ (Trang 58 - 61)