Đốt hở thủ công
Đây là kỹ thuật xử lý có từ lâu để đốt chất thải, thường được sử dụng trước 1955. Chất thải được đổ hoặc vun thành đống trên mặt đất rồi đốt không có các thiết bị hỗ trợ. Hạn chế là trong quá trình đốt không triệt để, thải ra khói thải gây ô nhiễm và cháy hở dễ gây nguy hiểm. Nó tiện lợi cho đốt các chất nổ như thuốc nổ TNT, Dynamite. Để đốt các loại chất thải có năng lượng cháy nổ cao người ta còn đốt trong các lò đốt hở nhưng lò được xây hoặc đào sâu xuống đất, lò có thêm các thiết bị phụ trợ để quá trình đốt được an toàn.
Đốt một cấp trong buồng đốt đơn
Đây cũng là kiểu lò đốt cổ điển, sử dụng trước những năm 1960 chưa đạt được tiêu chuẩn qui định cho khí thải trong quá trình đốt. Trong buồng đốt, chất thải được đốt trên ghi lò (không có bec đốt hoặc có bộ phận đốt hỗ trợ với bec đốt), khí thải được thoát qua ống khói.
Các loại lò đốt nhiều cấp
Mục đích là để đốt triệt để chất thải và khí thải ra môi trường phải đạt tiêu chuẩn qui định chất thải được đốt trong lò có nhiều buồng đốt: buồng đốt sơ cấp và buồng đốt thứ cấp. Thậm chí có một số trường hợp đốt CTNH khó phân hủy, có mùi thì lò đốt có thể có tới 3 cấp đốt (3 buồng đốt).
Về sau này kỹ thuật đốt chất thải ngày càng được cải tiến và kỹ thuật đốt chất thải nhiều cấp có kiểm soát khí ra đời, chủ yếu là áp dụng nguyên lý nhiệt phân trong đốt chất thải hay người ta còn gọi là lò đốt nhiệt phân.
Lò đốt thùng quay
Đây là loại lò đốt chất thải có nhiều ưu điểm bởi quá trình xáo trộn rác tốt, đạt hiệu quả cao được sử dụng khá phổ biến ở các nước tiên tiến hiện nay. Ở Mỹ lò đốt thùng quay chiếm tới 75% số lò đốt chất thải nguy hại, lò đốt tầng sôi chiếm
Hình 4 - Cấu tạo nguyên lý của một loại lò đốt thùng quay
⎯ Buồng đốt sơ cấp
Là một tang quay với tốc độ có thể điều chỉnh được, có nhiệm vụ đảo trộn CTR trong quá trình cháy. Lò đốt được đặt hơi dốc với độ nghiêng từ (1 – 5)/100, nhằm tăng thời gian cháy của chất thải và vận chuyển tự động tro ra khỏi lò đốt. Phần đầu của lò đốt có lắp một béc phun dầu hoặc gas kèm quạt cung cấp cho quá trình đốt nhiên liệu nhằm đốt nóng cho hệ thống lò đốt. Khi nhiệt độ lò đạt trên 8000C thì chất thải rắn mới được đưa vào để đốt. Giai đoạn đốt sơ cấp, nhiệt độ lò quay khống chế từ 800 - 9000C, nếu chất thải cháy tạo đủ năng lượng giữ được nhiệt độ này thì bộ đốt phun dầu/gas tự động ngắt. Khi nhiệt độ hạ thấp hơn 8000C thì bộ đốt tự động làm việc trở lại.
⎯ Buồng đốt thứ cấp(buồng đốt phụ)
Đây là buồng đốt tĩnh, đốt các sản phẩm bay hơi, chưa cháy hết từ lò sơ cấp. Nhiệt độ ở đây thường từ 950 – 11000C. Thời gian lưu của khí thải qua buồng thứ cấp từ 1,5 – 2 giây. Hàm lượng ôxy dư tối thiểu cho quá trình cháy là 6%. Có các tấm hướng để khí thải vừa được thổi qua vùng lửa cháy của bộ phận đốt phun dầu vừa được xáo trộn mãnh liệt để cháy triệt để. Khí thải sau đó được làm nguội và qua hệ thống xử lý trước khi qua ống khói thải ra môi trường.
Hình 5 - Cấu tạo hoàn chỉnh của một dây chuyền xử lý CTR bằng lò đốt thùng quay (bao gồm cả hệ thống xử lý khí thải)