Một số giải pháp chung để kiểm soát các chấ tô nhiễm hữu cơ bền

Một phần của tài liệu giải pháp giảm thiểu sự phát thải hợp chất ô nhiễm hữu cơ (Trang 99 - 100)

cơ bền (POPs)

- Thiết lập các kế hoạch hành động cụ thể về POPs trong chiến lược bảo vệ môi trường Tp.HCM đến năm 2010 và giai đoạn tiếp theo. Trong đó nêu rõ các hoạt động cụ thể cần làm trong 1 thời gian biểu rỏ ràng.

- Hợp tác quốc tế về vấn đề POPs: tạo mối quan hệ để trao đổi thông tin, kỹ thuật trước hết cho các dự án đang hợp tác và mở rộng các dự án sẽ tiến hành trong tương lai.

- Nâng cao nhận thức cho cộng đồng, khu công nghiệp, các tổ chức vận hành xử lý,… Tiếp tục đề xuất các dự án bổ sung kiến thức, tăng cường năng lực quản lý cho các đối tượng trong lĩnh vực nghiên cứu này.

- Thực hiện các chương trình khảo sát điều tra nhằm:

• Xác định hiện trạng POPs trên địa bàn Tp. HCM hiện nay • Phát hiện các vị trí nghi ngờ

• Xây dựng các điểm quan trắc, lấy mẫu

• Định kỳ kiểm tra các khu vực đã phát hiện là có nhiễm POPs

- Tiến hành nghiên cứu các thông số về POPs, đánh giá khả năng tác động đến môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Tăng cường công nghệ thông tin vào nhiệm vụ quản lý POPs (GIS), tăng cường năng lực cho phòng thí nghiệm.

- Tăng cường các biện pháp pháp lý cho POPs

• Tăng cường cưỡng chế các vấn đề: sử dụng, nhập, xuất các hợp chất về POPs và các chất liên quan

• Xây dựng mạng lưới khảo sát POPs thống nhất cho các cấp ngành có liên quan

• Đề ra qui chế, khung pháp luật cụ thể cho từng hợp chất của POPs (PCb, Dioxin/furan, HCB,…)

- Tăng cường các giải pháp phòng ngừa, bảo hộ trong các hoạt động tiếp xúc đến các hợp chất nguy hại này, đặc biệt chú ý đến các sự cố và có biện pháp ứng phó thường xuyên.

Một phần của tài liệu giải pháp giảm thiểu sự phát thải hợp chất ô nhiễm hữu cơ (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)