Chương III: PHƯƠNG PHÁP VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
III.3 PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU
Các mẫu được lấy ngẫu nhiên từ các hộ gia đình và một số cơ sở kinh doanh sản phẩm này (nhà sản xuất, tiệm tạp hóa và siêu thị) trong phạm vi nghiên cứu. Mỗi nhãn hiệu lấy 2 mẫu tại hai địa điểm khác nhau hoặc 2 mẫu có ngày sản xuất khác nhau. Nhằm mục đích đối chiếu, so sánh kết quả phân tích từ đó có kết luận phù hợp hơn với tình hình thực tế.
III.3.1. Dụng cụ
Dụng cụ dùng để lấy mẫu là các chai PET có dung tích 330ml có nắp đậy kín. Mỗi mẫu lấy 3 chai có dung tích trên để phân tích (2 chai phân tích hóa lý và 1 chai dùng phân tích vi sinh). Các chai PET và nắp đậy dùng để lấy mẫu được rửa sạch và tráng lại bằng nước cất.
III.3.2. Tiến hành lấy mẫu
Vị trí lấy mẫu nước nghiên cứu.
− Lấy mẫu nước tại các hộ dân: mẫu được lấy trực tiếp tại các bình nước uống của các hộ dân chủ yếu là các bình 20 lít.
− Lấy mẫu tại các cơ sở kinh doanh: mẫu lấy tại đây chủ yếu là các dạng chai PET có dung tích 330ml – 600 ml
Trước khi lấy mẫu, phải dùng chính nước cần lấy để thử tráng ít nhất 2 lần.
Lấy nước vào đầy chai. Trước khi đậy nút lại, rót bớt nước ra để khi đậy nút vẫn còn một khoảng trống nhỏ (đối với mẫu vi sinh).
Lấy mẫu xong phải kèm theo giấy chứng nhận ghi rõ: o Nhãn hiệu mẫu nước.
o Thời gian lấy mẫu (năm, tháng, ngày, giờ); o Vị trí và điểm lấy mẫu: Địa chỉ nhà
III.3.3. Bảo quản và vận chuyển
Vận chuyển
− Các chai chứa mẫu được chứa trong các thùng giấy (mỗi thùng chứa 24 chai (8mẫu/thùng)) trong quá trình vận chuyển. − Các thùng chứa mẫu được vận chuyển bằng xe máy
trong quá trình vận chuyển các thùng chứa được niêm cẩn thận tránh tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
Bảo quản mẫu
− Tất cả mẫu được bảo quản trong thùng giấy giống như trong quá trình vận chuyển.
− Các thùng giấy chứa mẫu được để trong phòng thí nghiệm tránh các nơi chứa hóa chất và các tác nhân ô nhiêm khác.