II.1 QUẢN LÝ BẰNG PHÁP LÝ

Một phần của tài liệu đánh giá chất lượng và đề xuất các giải pháp quản lý, sản xuất nước uống đóng chai (Trang 38 - 52)

TẠI TP HỒ CHÍ MINH

II.1 QUẢN LÝ BẰNG PHÁP LÝ

II.1.1. Thủ tục đăng ký kinh doanh nước uống đóng chai

Một doanh nghiệp muốn sản xuất, kinh doanh NUĐC cần phải có các giấy phép sau: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bản công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm, phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố chất lượng, giấy chứng nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy phép khai thác nước ngầm (nếu sử dụng nguồn nước ngầm), giấy đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, phiếu xét nghiệm chất lượng nước. Doanh nghiệp muốn có đầy đủ các phép trên phải thực hiện theo sơ đồ sau

Hình 2.1: Sơ đồ xin giấy phép sản xuất kinh daonh NUĐC

II.1.1.1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Một cá nhân hay tập thể muốn đăng ký kinh doanh cần chuẩn bị hồ sơ sau đây để gửi cho sở kế họach và đầu tư.

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Phiếu xét nghiệm chất

lượng nước qui trình sản xuấtBản mô tả nhãn hiệu sản phẩmGiấy đăng ký

Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm Bản công bố tiêu chuẩn

chất lượng thực phẩm

Giấy chứng nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường

Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Giấy phép khai thác nước ngầm

Công ty TNHH một thành viên do một cá nhân làm chủ cơ sở

1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (theo mẫu ở phụ lục).

2. Dự thảo điều lệ công ty do chủ sở hữu công ty, người đại diện theo pháp luật ký từng trang.

3. Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của chủ sở hữu và người đại diện theo pháp luật:

- Đối với công dân Việt Nam ở trong nước: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực.

- Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài: Bản sao hợp lệ hộ chiếu, các giấy tờ xác nhận nguồn gốc Việt Nam theo quy định.

- Đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam: Bản sao hợp lệ hộ chiếu, thẻ thường trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

4. Nếu người nộp hồ sơ không phải là chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật của công ty:

- Xuất trình Giấy CMND còn hiệu lực và văn bản ủy quyền của người nộp hồ sơ thay có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc Công chứng nhà nước.

Công ty TNHH một thành viên do một tổ chức làm chủ sở hữu

1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (theo mẫu ở phụ lục).

2. Dự thảo điều lệ công ty do chủ sở hữu công ty, người đại diện theo pháp luật ký từng trang.

3. Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền theo quy định sau:

- Đối với công dân Việt Nam ở trong nước: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực.

- Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài: Bản sao hợp lệ hộ chiếu, các giấy tờ xác nhận nguồn gốc Việt Nam theo quy định.

- Đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam: Bản sao hợp lệ hộ chiếu, Thẻ thường trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

4. Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty là tổ chức.

5. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với công ty TNHH một thành viên được tổ chức quản lý theo Khoản 3 Điều 67 Luật Doanh nghiệp và kèm theo bản sao hợp lệ các giấy tờ chứng thực cá nhân theo khoản 3 nêu trên.

6. Văn bản ủy quyền chủ sở hữu cho người được ủy quyền.

7. Nếu người nộp hồ sơ không phải là Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc của công ty:

- Xuất trình Giấy CMND còn hiệu lực và văn bản ủy quyền của người nộp hồ sơ thay có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc Công chứng nhà nước.

Công ty TNHH có hai thành viên trở lên

1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (theo mẫu ở phụ lục)

2. Dự thảo điều lệ công ty được tất cả các thành viên sáng lập (hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên sáng lập là tổ chức) và người đại diện theo pháp luật ký từng trang.

3. Danh sách thành viên và các giấy tờ kèm theo sau đây

Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của tất cả thành viên góp vốn, người đại diện theo pháp luật theo quy định sau:

- Đối với công dân Việt Nam ở trong nước: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực.

- Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài: Bản sao hợp lệ hộ chiếu, các giấy tờ xác nhận nguồn gốc Việt Nam theo quy định. - Đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam: Bản sao hợp lệ

hộ chiếu, Thẻ thường trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

- Bản sao Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác.

- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng.

4. Nếu người nộp hồ sơ không phải là thành viên sáng lập của công ty: - Xuất trình Giấy CMND còn hiệu lực và văn bản ủy quyền của người

nộp hồ sơ thay có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc Công chứng nhà nước.

Công ty hợp danh

1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (theo mẫu ở phụ lục)

2. Dự thảo điều lệ công ty được tất cả các thành viên hợp danh ký từng trang.

3. Danh sách thành viên và các giấy tờ kèm theo sau đây:

3.1. Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của tất cả thành viên, người đại diện theo pháp luật:

- Đối với công dân Việt Nam ở trong nước: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực.

- Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài: Bản sao hợp lệ hộ chiếu, các giấy tờ xác nhận nguồn gốc Việt Nam theo quy định.

- Đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam: Bản sao hợp lệ hộ chiếu, Thẻ thường trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

3.2. Nếu thành viên góp vốn là tổ chức:

- Bản sao Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác.

- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng.

4. Nếu người nộp hồ sơ không phải là thành viên sáng lập của công ty:

- Xuất trình Giấy CMND còn hiệu lực và văn bản ủy quyền của người nộp hồ sơ thay có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc Công chứng nhà nước.

Doanh nghiệp tư nhân

1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (theo mẫu ở phụ lục)

2. Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của chủ doanh nghiệp theo quy định sau:

- Đối với công dân Việt Nam ở trong nước: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực của chủ doanh nghiệp tư nhân và giám đốc quản lý doanh nghiệp ( nếu có).

- Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngòai: Bản sao hợp lệ hộ chiếu, các giấy tờ xác nhận nguồn gốc Việt Nam theo quy định.

- Đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam: Bản sao hợp lệ hộ chiếu, Thẻ thường trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

3. Nếu người nộp hồ sơ là người khác:

- Xuất trình Giấy CMND còn hiệu lực và văn bản ủy quyền của người nộp hồ sơ thay có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc Công chứng nhà nước.

Công ty cổ phần

1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (theo mẫu ở phụ lục)

2. Dự thảo điều lệ công ty được tất cả các cổ đông sáng lập (hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức) và người đại diện theo pháp luật ký từng trang.

3. Danh sách cổ đông sáng lập và các giấy tờ kèm theo sau đây:

3.1. Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của tất cả cổ đông sáng lập, người đại diện theo pháp luật:

- Đối với công dân Việt Nam ở trong nước: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực .

- Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài: Bản sao hợp lệ hộ chiếu, các giấy tờ xác nhận nguồn gốc Việt Nam theo quy định.

- Đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam: Bản sao hợp lệ hộ chiếu, Thẻ thường trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

3.2. Nếu cổ đông sáng lập là tổ chức:

- Bản sao Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác.

- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu của người đại diện theo uỷ quyền và quyết định ủy quyền tương ứng.

4. Nếu người nộp hồ sơ không phải là cổ đông sáng lập của công ty:

- Xuất trình Giấy CMND còn hiệu lực và văn bản ủy quyền của người nộp hồ sơ thay có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc Công chứng nhà nước.

II.1.1.2. Phiếu xét nghiệm chất lượng nước uống đóng chai

Sau khi có được giấy phép đăng ký kinh doanh, chủ cơ sở có trách nhiệm lấy mẫu đem phân tích tại một trong hai địa chỉ sau :

1. Viện vệ sinh y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh _ 159 Hưng Phú P8 Q8 TPHCM

2. Trung tâm y tế dự phòng thành phố HỒ Chí Minh _ 699 Trần Hưng Đạo Q5 TPHCM

Mẫu nước được lấy tại dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp (mẫu nước thành phẩm) và được xét nghiệm 34 chỉ tiêu sau

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích NUĐC

Số thứ

tự Tên chỉ tiêu

Đơn vị tính

Giới hạn

tối đa Phương pháp thử I Chỉ tiêu cảm quan và thành phần vô cơ

1 Màu sắc TCU 15 TCVN 6185-1996 (ISO

7887-1985) 2 Mùi vị Không có mùi, Vị lạ Cảm quan 3 Độ đục NTU 2 (ISO 7027 - 1990) TCVN 6184- 1996

4 pH 6,5-8,5 AOAC hoặc SMEWW

5 Độ cứng mg/l 300 TCVN 6224 - 1996

6 Tổng chất rắn hoà tan (TDS)

mg/l 1000 TCVN 6053 –1995 (ISO 9696 –1992)

7 Hàm lượng nhôm mg/l 0,2 ISO 12020 – 1997

8 Hàm lượng Amoni, tính

theo NH4+ mg/l 1,5 TCVN 5988 – 1995

(ISO 5664 1984)

9 Hàm lượng Antimon mg/l 0,005 AOAC (SMEWW)

10 Hàm lượng Asen mg/l 0,01 TCVN 6182 – 1996 (ISO 6595 –1982)

11 Hàm lượng Bari mg/l 0,7 AOAC (SMEWW)

12 Hàm lượng Bo tính chung cho cả Borat và Axit boric

mg/l 0,3 ISO 9390 - 1990 13 Hàm lượng Cadimi mg/l 0,003 TCVN6197 – 1996 (ISO 5961-1994) 14 Hàm lượng Clorua mg/l 250 TCVN6194 – 1996 (ISO 9297- 1989) 15 Hàm lượng Crom mg/l 0,05 TCVN 6222 – 1996 (ISO 9174 - 1990) 16 Hàm lượng đồng (Cu) mg/l 2 TCVN 6193- 1996 17 Hàm lượng Xianua mg/l 0,07 TCVN6181 – 1996b (ISO 6703/1-1984) 18 Hàm lượng Florua mg/l 0,7 – 1,5 TCVN 6195- 1996 b(ISO10359/1-1992)

19 Hàm lượng Hydro sunfua mg/l 0,05 ISO10530-1992 20 Hàm lượng Sắt mg/l 0,5 TCVN 6177-1996 (ISO 6332-1988) 21 Hàm lượng Chì mg/l 0,01 TCVN 6193- 1996 (ISO 8286-1986) 22 Hàm lượng Mangan mg/l 0,5 TCVN 6002- 1995 (ISO 6333 - 1986) 23 Hàm lượng Thuỷ ngân. mg/l 0,001 TCVN 5991-1995 (ISO

5666/1-1983 ÷ ISO 5666/3 -1983)

24 Hàm lượng Molybden mg/l 0,07 AOAC hoặc SMEWW 25 Hàm lượng Niken mg/l 0,02 TCVN 6180 -1996 (ISO8288-1986) 26 Hàm lượng Nitrat mg/l 50 (b) TCVN 6180- 1996 (ISO 7890-1988) 27 Hàm lượng Nitrit mg/l 3 (b) TCVN 6178- 1996 (ISO 6777-1984)

28 Hàm lượng Selen mg/l 0,01 TCVN 6183-1996 (ISO

9964-1-1993) 29 Hàm lượng Natri mg/l 200 TCVN 6196-1996 (ISO 9964/1-1993) 30 Hàm lượng Sunphát mg/l 250 TCVN 6200 -1996 (ISO9280 -1990) 31 Hàm lượng kẽm mg/l 3 TCVN 6193 -1996 (ISO8288-1989) 32 Độ ô xy hoá mg/l 2 Chuẩn độ bằng KMnO4 II Chỉ tiêu vi sinh 33 E.coli /100ml 0 TCVN 6187-1996 34 Colifrom /100ml 0 TCVN 6187-1996

II.1.1.3. Bn mô t qui trình sn xut

Bản mô tả này được thực hiện bởi chủ cơ sở. Trong bản mô tả này phải nêu rõ qui trình sản xuất, thiết bị dùng trong sản xuất, các hóa chất sử dụng và công suất của hệ thống. Bản mô tả là một trong những hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.

II.1.1.4. Giấy đăng ký độc quyền nhãn hiệu sản phẩm

Bộ hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá phải bao gồm các tài liệu sau đây: 1. Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá (theo

mẫu ở phụ lục gồm ba bản.

2. Quy chế sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ là nhãn hiệu tập thể, gồm một bản.

3. Mẫu nhãn hiệu hàng hoá, gồm mười lăm bản.

4. Bản sao tài liệu xác nhận quyền kinh doanh hợp pháp (Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ...), gồm một bản.

5. Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Chứng nhận thừa kế, Chứng nhận hoặc Thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động, ...), gồm một bản.

6. Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, gồm một bản. 7. Tài liệu xác nhận về xuất xứ, giải thưởng, huy chương, nếu trên nhãn hiệu

có chứa đựng các thông tin đó, gồm một bản.

8. Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, nếu trên nhãn hiệu có sử dụng các biểu tượng, tên riêng, ... gồm một bản.

9. Chứng từ nộp phí nộp đơn, gồm một bản.

Các tài liệu trên phải nộp đồng thời. Riêng các tài liệu sau đây có thể nộp trong thời hạn ba tháng tính từ ngày nộp đơn:

2. Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, kể cả bản dịch ra tiếng Việt.

Phần mô tả nhãn hiệu trong Tờ khai phải làm rõ khả năng phân biệt của nhãn hiệu, trong đó phải chỉ rõ từng yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu. Nếu nhãn hiệu có chứa từ ngữ không phải là tiếng Việt, thì phải ghi rõ cách phát âm (phiên âm ra tiếng Việt) và nếu từ ngữ đó có nghĩa, thì phải dịch nghĩa ra tiếng Việt.

Nếu các chữ, từ ngữ yêu cầu bảo hộ được trình bày dưới dạng hình hoạ như là yếu tố phân biệt của nhãn hiệu, thì phải mô tả dạng hình hoạ của các chữ , từ ngữ đó. Nếu nhãn hiệu có chứa chữ số không phải là chữ số ả-rập hoặc chữ số La mã, thì phải dịch ra chữ số ả-rập.

Nếu nhãn hiệu gồm nhiều phần tách biệt nhau nhưng được sử dụng đồng thời trên một sản phẩm, thì phải nêu rõ vị trí gắn từng phần của nhãn hiệu đó trên sản phẩm hoặc bao bì đựng sản phẩm.

Danh mục các sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu trong Tờ khai phải phù hợp hoặc cùng loại với sản phẩm, dịch vụ được phép kinh doanh như đã nêu trong Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và phải được phân nhóm theo Bảng Phân loại Quốc tế về Sản phẩm, Dịch vụ.

Mẫu nhãn hiệu gắn trong Tờ khai cũng như các Mẫu nhãn hiệu khác được trình bày rõ ràng với kích thước không được vượt quá khuôn khổ (80 x 80) mm, và khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất không được nhỏ hơn 15 mm.

Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc,thì Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày đúng màu

Một phần của tài liệu đánh giá chất lượng và đề xuất các giải pháp quản lý, sản xuất nước uống đóng chai (Trang 38 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w