TẠI TP HỒ CHÍ MINH
II.2 QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
II.2.1. Các phương pháp xử lý thường được áp dụng
Ngoài tiêu chuẩn về chất lượng NUĐC TCVN 6069:1996 và tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống 1329/2002/BYT/QĐ ngày 18 tháng 04 năm 2002 thì không có bất cứ quy định nào về phương pháp xử lý NUĐC. Trong pháp lệnh về vệ sinh an toàn thực phẩm chỉ đề cập đến qui trình sản xuất phải khép kín. Do những quy định chưa rõ ràng nên các doanh nghiệp có thể tự do thiết kế hệ thống sản xuất của mình.
Do các doanh nghiệp được tư do thiết kế nên qui tình sản xuất NUĐC hiện nay rất phức tạp gây khó khăn cho các nhà quản lý. Tuy không có quy định về phương pháp xử lý nhưng các nhà quản lý cũng khuyến cáo các doanh nghiệp nên sử dụng các phương pháp xử lý hiện đại như màng lọc RO.
II.2.2. Giai đoạn làm vệ sinh bình và nắp
Cũng như phương pháp xử lý đối với giai đoạn này cũng không có qui định nào về phương pháp cũng như hóa chất trong giai đoạn này. Do đó các doanh nghiệp có thể tự do làm vệ sinh theo ý của mình. Hiện này, các doanh nghiệp thường
được làm vệ sinh theo công đoạn sau: bình sau khi được thu về được rửa qua bằng xà phòng rửa dưới áp lực nước lớn xúc qua dung dung dịch P3 Sấy khô Đóng chai.
II.2.4. Quản lý thị trường
Thị trường NUĐC hiện nay đang bị thả nổi, điển hình như các đại lý kinh doanh NUĐC không hề được quản lý. Dù NUĐC là mặt hàng có nguy cơ gây ngộ độc thế nhưng các chủ cơ sở kinh doanh này không hề có kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính vì vậy, việc bảo quản không được các chủ cơ sở chú ý đến. Các sản phẩm thường được để ngay mặt đường nơi thường tiếp xúc với bụi, khói xe, … Không những vậy sản phẩm NUĐC còn được sử dụng như một giá đỡ để bày bán các sản phẩm khác. Đối khi, chúng ta một số bình NUĐC bày bán ngoài thị trường bị phủ một lớp bụi trên bề mặt sản phẩm.
NUĐC là sản phẩm rất dễ làm nhái, làm giả vì với vỏ bình thu về đã có sẵn nhãn mác của doanh nhiệp sản xuất.
II.2.3. Kiểm tra và thanh tra về an toàn thực phẩm
Theo pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH11 có qui định việc kiểm tra và thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có nguy cơ. Và theo nghị định 163//2004/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều trong pháp lệnh an toàn vệ sinh thực phẩm cũng hướng dẫn các việc thực hiện kiểm tra và thanh tra đối với sản phẩm có nguy cơ (trong đó có NUĐC).Trong pháp lệnh này có qui định các mục kiểm tra và thanh tra sau: 1. Điều khoản về cơ sở gồm:
− Địa điểm, môi trường
− Yều cầu thiết, bố trí nhà xưởng − Kết cấu nhà xưởng
− Hệ thống cấp nước
− Hệ thống cung cấp nước đá − Hệ thống cung cấp hơi nước − Khí nén
− Hệ thống xử lý chất thải − Phòng thay bảo hộ lao động − Nhà vệ sinh
2. Điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ gồm: − Phương tiện rửa và khử trùng tay − Nước sát trùng
− Thiết bị phòng chống côn trùng, động vật gây hại − Thiết bị, dụng cụ giám sát chất lượng
− Thiết bị, dụng cụ chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển 3. Điều kiện về con người
− Sức khỏe của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm
− Kiến thức, thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Để thực hiện pháp lệnh và nghị định trên, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ra quyết định số 42/2005/QĐ-BYT quy định việc công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm. Tại điều 9 của quyết định này có quy định rõ việc kiển tra và thanh tra như sau:
Chế độ kiểm tra định kỳ :
− 01 lần/03 năm đối với sản phẩm của cơ sở được cấp chứng chỉ GMP, GHP, HACCP hoặc hệ thống tương đương.
− 01 lần/năm đối với sản phẩm của cơ sở có phòng kiểm nghiệm, giám sát chất lượng thực phẩm tại cơ sở.
− 02 lần/năm đối với sản phẩm của cơ sở không có phòng xét nghiệm giám sát chất lượng thực phẩm.
− 04 lần/năm đối với sản phẩm của hộ kinh doanh tại gia đình. Thanh tra độ t xu ấ t :
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, thanh tra đột xuất các cơ sở khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm hoặc có đơn khiếu nại, tố cáo về việc vi phạm các quy định về chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.