0
Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Quy trình sản xuất nước uống đóng chai thường được áp dụng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, SẢN XUẤT NƯỚC UỐNG ĐÓNG CHAI (Trang 33 -38 )

805 8,0 Nồi hơi vớ

I.5.2. Quy trình sản xuất nước uống đóng chai thường được áp dụng tại Việt Nam

Việt Nam

Quy trình công nghệ sản xuất nước uống đóng chai gồm 4 công đoạn chính: sản xuất vỏ chai, sản xuất nút chai, sản xuất nhãn, xử lý nước và vô chai. Thực chất hiện nay chỉ có Công ty liên doanh LaVie thực hiện đủ 4 công đoạn này; Đa số các cơ sở chỉ thực hiện hai công đoạn là xử lý nước, vô chai. Riêng chai và nút doanh nghi mua từ những công ty sản xuất tại Việt Nam. Thậm chí những cơ sở nhỏ thu mua vỏ chai trôi nổi từ các vựa ve chai về lột bao bì, dùng nước xà phòng để rửa chai, sau đó tráng lại bằng nước lấy từ nước mặt hoặc nước ngầm mà chưa được kiểm nghiệm chất lượng nước, sau cùng là dán nhãn tên sản phẩm của mình. Bao bì sử dụng để đóng chai nước uống là chai nhựa PET hoặc chai thuỷ tinh và nút PE hoặc nút HDPE.

Theo số liệu thống kê của Công ty Liên doanh LaVie tháng 6 năm 2005, Việt Nam, hiện nay có khoảng 30 cơ sở sản xuất vỏ chai PET và nút cho các cơ sở sản xuất nước đóng chai trong đó có 3 cơ sở lớn là tập doàn Việt Mỹ 33%; tập đoàn Ngọc Nghĩa 20%, tập đoàn Visy 17%; còn 27 công ty còn lại chiếm 30% thị phần. Đa số các cơ sở sản xuất lớn đều không có dây chuyền sản xuất khép kín từ công đoạn sản xuất vỏ chai, nút chai đến công đoạn vô chai, họ phải mua chai và nút từ những nhà cung cấp bên ngoài. Đối với sản phẩm có dung tích lớn hơn 2 lít, đa số các cơ sở có công đoạn xúc rửa chai và nút Nhưng với dung tích nhỏ hơn 2 lít, hoàn toàn không có công đoạn xúc rửa chai và nút trước khi vô chai. Qui trình xúc rửa chai hiện nay gồm có hai công đoạn sau: Rửa chai dưới ap lực nước lớn

làm sạch bình nước sử dụng ở đây là nước sạch. Xúc thùng bằng dung dịch Oxy_Anios5 0,8x10-3 % (dung dịch P3).

Quy trình phổ thông hiện nay để sản xuất nước tinh khiết là: Nước máy thành phố hay nước ngầm được lấy vào bồn lọc thô, sau đó qua catrion làm mềm nước, chuyển sang bộ lọc bằng than hoạt tính. Sau đó, nước lần lượt được chuyển vào bộ lọc tinh 5 micrông, 1 micrông, diệt khuẩn bằng tia cực tím, bộ lọc tinh 0,2 micrông lần thứ 1, bồn chứa 500 lít, bộ lọc 0,2 micrông lần thứ 2, diệt khuẩn bằng ôzôn. Công đoạn cuối của quá trình này là đóng chai nhựa. Theo các nhà sản xuất thì nước đảm bảo thuần khiết là khi xóc mạnh chai nước xong, để ổn định một lúc, dùng các thiết bị quan sát khuếch đại không nhìn thấy các vi chất lắng đọng ở đáy.

Chỉ có 4/152 cơ sở sản xuất NUĐC được kiểm tra đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Theo kết quả kiểm tra 152 cơ sở sản xuất NUĐC quy mô nhỏ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh của Trung tâm Y tế dự phòng thành phố, chỉ có 4 cơ sở (2,5%) đảm bảo điều kiện vệ sinh. Trong số các cơ sở còn lại, 70% cơ sở rửa bình (loại bình tái sử dụng) bằng phương pháp thủ công không đảm bảo vệ sinh, 60% có quy trình sản xuất và thực hiện dán nhãn mác không đúng với công bố trước đó, 40% không khám sức khỏe cho công nhân - những người trực tiếp sản xuất,...

Phần lớn các cơ sở tận dụng nơi ở làm nơi sản xuất, diện tích chật hẹp. Có nơi vô chai, đóng thùng cạnh nhà vệ sinh, không đảm bảo vệ sinh,... Bác sĩ Nguyễn Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng, cho biết rất nhiều cơ sở sử dụng nguồn nước ngầm để sản xuất nước uống đóng chai nhưng chưa được sự cho phép của Sở Tài nguyên -Môi trường, chưa có các cơ quan chức năng đánh giá nguồn nước đó có đảm bảo hay không. Thậm chí có cơ sở lấy nguồn nước ngầm cạnh nghĩa trang, bãi rác.

Trong khi đó để sản xuất NUĐC, nhà sản xuất phải có thiết bị công nghệ RO để lọc các khoáng chất có hại ra khỏi phân tử nước. Hệ thống này trong nước không sản xuất được nên phải nhập về với giá rất cao, vì vậy hầu hết các cơ sở nhỏ đều không có. Thay vào đó, họ lọc bằng than hay sỏi rồi đưa qua hệ thống máy UV rồi đóng chai đem bán.

Sau đây là hệ thống xử lý nước của một số doanh nghiệp đại diện:

Công ty TNHH Niên Doanh sản xuất nhãn hiệu nươc Nido theo công nghệ sau:

Nước từ nguồn nước cấp được đưa vào hệ thống lọc polimer để loại bỏ các cặn lớn. Sau đó, nước được tinh lọc bằng hệ thống các ly lọc tinh nhằm loại bỏ tất cả các cặn có trong nước. Với hệ thống RO có khả năng loại bỏ các chất hòa tan có hóa trị 2 trở lên và đồng thời loại bỏ các vi khuẩn có trong nước. Nước sau khi qua hệ thống RO đã tinh khiết và được lưu trong bồn chứa. Tại bồn chứa, nước được nạp ozon để đảm bảo sự tinh khiết của nước và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Nước thủy cụ Hệ thống lọc polimer Hệ thống lọc tinh RO Hệ thống bồn chứa Nạp ozon Nước thành phẩm

Doanh nghiệp tư nhân nước uống tinh khiết Sài Gòn sản xuất nhãn hiệu nươc Sapuwa theo công nghệ sau:

Quy trình xử lý nước:

Nguồn nước ngầm được khai thác ở độ sâu 106m thông qua giếng bơm, nguồn nước không bị nhiểm khuẩn, không có kim loại nặng, phenol, chất phóng xạ… và được trải qua 03 giai đoạn xử lý sau:

Giai đoạn 1:

Nước thô được xử lý lọc qua hệ trao đổi ion (Cation–Anion), có tác dụng lọc những ion dương (Cation):

Mg2+, Ca2+, Fe3+, Fe2+, …

Và những ion âm (Anion) như: Cl-, NO3-, NO2-,...

Nước được xử lý qua hệ thống này sẽ được chứa vào hồ có thể tích 72 m3

Giai đoạn 2:

Nước được bơm từ hồ chứa lên xử lý 3 lần như sau:

-Lọc Anthracite : Lọc cơ học để loại bỏ cặn.

-Lọc than hoạt tính: Khử màu, mùi của nước.

-Lọc trao đổi cation (lần 2) Nước ngầm Hệ thông

trao đổi ion i Hệ thống bồn chứa Lọc cơ học Lọc than họat tính Hệ thống trao đổi ion Hệ thống bồn chứa UV Hệ thống

Sau khi nước đã qua các quy trình lọc thô được bơm vào bồn chứa nước mềm.

Giai đoạn 3 :

Nước mềm đưa qua hệ thống tiệt trùng bằng tia UV (Ultra-violet) để diệt khuẩn Sau đó, đưa qua hệ thống lọc tinh bao gồm 2 giai đoạn lọc:

Lọc 1µm và lọc 0,2µm, để loại bỏ các vi khuẩn, các oxyt kim loại…

Giai đoạn cuối :

Nước được tiếp tục đi qua hệ thống xử lý Ozone:

- Từ máy sản xuất Ozone được đưa vào hệ thống trộn với nước tinh để tiệt trùng, sau đó, Ozone tự chuyển hóa thành oxy.

-Ozone có khả năng diệt khuẩn cao đảm bảo vệ sinh, không lưu lại mùi vị trong nước, làm nước ngọt hơn và tinh khiết hơn.

Sau khi qua tất cả các quy trình trên, nước được bơm vào bồn chứa nước tinh (nước thành phẩm) chuẩn bị đưa vào dây truyền đóng cahi.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, SẢN XUẤT NƯỚC UỐNG ĐÓNG CHAI (Trang 33 -38 )

×