Những nội dung và quy trình quản lý tài chính trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý tài chính trong Bảo hiểm xã hội Việt Nam - Thực trạng và giải pháp pptx (Trang 51 - 63)

và ghi sổ BHXH; thủ tục hồ sơ và trình tự giải quyết các chế độ, chính sách cho người lao động; quy định quản lý thu BHXH; quy định quản lý chi BHXH; quản lý chi hoạt động bộ máy; quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất.

2.2.2.3. Những nội dung và quy trình quản lý tài chính trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam hiểm xã hội Việt Nam

a) Về trình tự quản lý

Thứ nhất: Công tác lập kế hoạch, xét duyệt và giao kế hoạch.

Hàng năm căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, các đơn vị dự toán đều phải xây dựng kế hoạch hoạt động với các nội dung chủ yếu sau:

- Số người tham gia BHXH và số thu BHXH.

- Số người hưởng các chế độ BHXH và số chi BHXH (nguồn do Ngân sách Nhà nước cấp, nguồn chi quỹ BHXH đảm bảo).

- Chi quản lý hoạt động bộ máy. - Chi mua sắm, trang bị tài sản. - Chi đầu tư xây dựng cơ bản.

Các đơn vị dự toán cấp trên kiểm tra, xét duyệt và giao chỉ tiêu kế hoạch cho đơn vị dự toán cấp dưới, đây là chỉ tiêu pháp lệnh quan trọng để làm căn cứ tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả hoàn thành công tác của đơn vị.

Thứ hai: Tổ chức thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện.

Căn cứ vào các quy định về quản lý và chế độ thu BHXH, chi BHXH, chi quản lý hoạt động bộ máy, chi đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định, các đơn vị tổ chức thực hiện theo các chỉ tiêu kế hoạch được giao. Tổ chức hạch toán, kế toán, thống kê các nghiệp vụ kinh tế phát sinh kịp thời, đầy đủ vào trong hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán theo quy định. Cuối quý và cuối năm, các đơn vị dự toán đều phải lập báo cáo quyết toán tài chính của đơn vị và gửi lên đơn vị dự toán cấp

trên. Các đơn vị dự toán cấp trên thực hiện công tác kiểm tra, xét duyệt báo cáo quyết toán của đơn vị cấp dưới, trước khi ra thông báo chuẩn y quyết toán cho đơn vị dự toán cấp dưới.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải kiểm tra, xét duyệt báo cáo quyết toán của các đơn vị trực thuộc, tổng hợp báo cáo quyết toán toàn ngành trình Hội đồng Quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bộ Tài chính xem xét, quyết định phê duyệt quyết toán.

b) Về nội dung và qui trình quản lý

Có thể khái quát các nội dung và mối quan hệ trong quản lý tài chính theo các nguồn kinh phí hình thành quỹ BHXH và các nguồn kinh phí dùng quỹ BHXH để chi thể hiện ở sơ đồ quản lý tài chính ở Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Sơ đồ số 3).

Quan hệ 1: Hàng tháng các đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm thu tiền đóng BHXH của người lao động trong đơn vị và nộp đầy đủ tiền đóng BHXH của đơn vị và của cả người lao động cho BHXH các tỉnh và BHXH các huyện. Để quản lý từng đơn vị sử dụng lao động và từng người lao động trong đơn vị, tránh chồng chéo giữa BHXH tỉnh và BHXH huyện, giữa BHXH tỉnh này với BHXH các tỉnh khác, việc phân cấp quản lý thu BHXH được thực hiện như sau:

- BHXH tỉnh tổ chức thu BHXH của các đơn vị sử dụng lao động có trụ sở chính đóng trên địa bàn tỉnh bao gồm:

+ Các đơn vị do Trung ương quản lý; + Các đơn vị do tỉnh trực tiếp quản lý.

+ Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. + Các đơn vị, tổ chức quốc tế.

+ Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng số lao động lớn (Giám đốc BHXH tỉnh xác định cụ thể).

+ Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đưa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

Đối với những đơn vị sử dụng lao động mà BHXH huyện không đủ điều kiện thu BHXH thì BHXH tỉnh trực tiếp tổ chức thu.

- BHXH huyện thu BHXH của các đơn vị có trụ sở chính đóng trên địa bàn huyện bao gồm:

+ Các đơn vị do huyện trực tiếp quản lý.

+ Các đơn vị ngoài quốc doanh sử dụng từ 10 lao động trở lên. + Các xã, phường, thị trấn.

- Đối với các đơn vị sử dụng lao động có các đơn vị trực thuộc đóng trụ sở và hoạt động trên địa bàn nhiều tỉnh thì nộp BHXH tại cơ quan BHXH tỉnh nơi đóng trụ sở chính; đơn vị sử dụng lao động muốn để các đơn vị trực thuộc nộp BHXH tại nơi đơn vị trực thuộc đóng trụ sở, phải có văn bản đề nghị và có ý kiến của cơ quan BHXH tỉnh nơi đóng trụ sở chính đồng ý.

Hàng năm các đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm lập danh sách số lao động tham gia BHXH, quỹ tiền lương và số tiền đóng BHXH với cơ quan BHXH trực tiếp quản lý thu BHXH. Cơ quan BHXH có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu, xác nhận số lao động có đóng tiền BHXH, tổng số tiền đóng BHXH của đơn vị sử dụng lao động và của từng người lao động; đồng thời ghi vào sổ BHXH của từng người lao động về thời gian đóng BHXH, số tiền đóng BHXH để làm căn cứ duy nhất giải quyết các chế độ BHXH cho người lao động.

Quan hệ 2: BHXH huyện được mở 2 tài khoản tiền gửi "chuyên thu BHXH" để giao dịch thanh toán tiền thu BHXH. Tài khoản tiền gửi mở tại Kho bạc Nhà nước huyện để thuận tiện giao dịch tiền thu BHXH cho các đơn vị hành chính sự nghiệp và một số doanh nghiệp có mở tài khoản thanh toán tại Kho bạc Nhà nước huyện. Tài khoản tiền gửi mở ở Ngân hàng No và PTNT huyện để thuận tiện giao dịch tiền thu BHXH cho các đơn vị là các doanh nghiệp và các đơn vị khác. BHXH huyện không được sử dụng tiền thu BHXH để chi cho bất kỳ nội dung công việc gì. Định kỳ vào các ngày 10, 25 hàng tháng và ngày 31/12 hàng năm, phải chuyển hết số tiền có trong 2 tài khoản chuyên thu về tài khoản chuyên thu của BHXH tỉnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quan hệ 3: Tương tự như BHXH huyện, BHXH tỉnh được mở tài khoản "chuyên thu BHXH" ở Kho bạc Nhà nước tỉnh và ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh để tiếp nhận tiền thu BHXH của BHXH các huyện chuyển về và tiền thu BHXH của các đơn vị sử dụng lao động đóng hàng tháng. BHXH tỉnh không được sử dụng tiền thu BHXH để chi cho bất kỳ nội dung công việc gì. Định kỳ vào các ngày 10, 20 và cuối tháng phải chuyển hết số tiền có trên 2 tài khoản về tài khoản tiền gửi của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Quan hệ 4: Do tính chất đặc thù trong tổ chức và hoạt động nên Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ được coi như là một đơn vị sử dụng lớn. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ có trách nhiệm thu BHXH đối với toàn bộ các đơn vị, cán bộ, công nhân viên, sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ do từng Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ quản lý. Sau đó chuyển toàn bộ số tiền thu BHXH thu được vào tài khoản của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ có trách nhiệm ghi vào sổ BHXH cho từng người lao động về thời gian tham gia, mức đóng BHXH để làm căn cứ giải quyết chế độ BHXH cho người lao động.

Quan hệ 5: Theo quy định hiện hành thì Ngân sách Nhà nước cấp đủ kinh phí cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam để chi trả cho các đối tượng đang hưởng các chế độ BHXH từ 1/1/1995 trở về trước. Hàng năm căn cứ vào số đối tượng đang hưởng các chế độ BHXH có mặt đến cuối năm trước và chế độ được hưởng của từng loại đối tượng, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải lập dự toán chi BHXH cho các đối tượng để trình Hội đồng Quản lý thông qua và gửi Bộ Tài chính. Bộ Tài chính kiểm tra và tổng hợp vào tổng dự toán Ngân sách Nhà nước để trình Quốc hội. Căn cứ vào dự toán được Quốc hội phê chuẩn, hàng quý, Bộ Tài chính cấp kinh phí chi BHXH (phần do Ngân sách Nhà nước đảm bảo) cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam để có nguồn kinh phí chi cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH. Khi kết thúc năm kế hoạch, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải tổng hợp báo cáo quyết toán chi BHXH (phần do Ngân sách Nhà nước cấp) do BHXH các huyện và BHXH các tỉnh đã thực chi để gửi Hội đồng Quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bộ Tài chính kiểm tra và quyết định phê duyệt chi BHXH của toàn ngành.

Quan hệ 6: Theo quy định hiện hành, quỹ BHXH tạm thời nhàn rỗi được đầu tư vào các lĩnh vực sau: Cho Ngân sách Nhà nước, các ngân hàng thương mại của Nhà nước, Quỹ hỗ trợ phát triển vay; mua kỳ phiếu, trái phiếu, công trái do Bộ Tài chính và các ngân hàng thương mại của Nhà nước phát hành; đầu tư vào một số dự án và doanh nghiệp lớn của Nhà nước được Thủ tướng Chính phủ cho phép và bảo trợ. Hàng năm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam căn cứ vào tình hình thu BHXH, chi BHXH để dự báo số dư

quỹ BHXH, xây dựng kế hoạch đầu tư quỹ BHXH dài hạn, trung hạn và ngắn hạn, để huy động hợp lý và hết số dư quỹ BHXH. Hoạt động đầu tư phải đảm bảo các nguyên tắc: an toàn, tránh rủi ro, đạt hiệu quả xã hội cao; bảo toàn và tăng trưởng được quỹ và luôn luôn đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho hoạt động của ngành, nhất là phải chi trả kịp thời cho các đối tượng được hưởng các chế độ BHXH. Hiện tại, hoạt động đầu tư quỹ BHXH không phải đóng các loại thuế. Toàn bộ tiền sinh lời thu được được sử dụng như sau: trích 50% để bảo toàn và tăng trưởng quỹ; trích kinh phí chi quản lý bộ máy; trích quỹ khen thưởng phúc lợi; nếu còn để bổ sung nguồn vốn xây dựng cơ sở vật chất của ngành.

Quan hệ 7: Hiện nay, nhiệm vụ hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH do Ban Kế hoạch - Tài chính thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam đảm nhiệm, toàn bộ chi phí quản lý hoạt động đầu tư (chủ yếu là chi phí quản lý hành chính) đã được quyết toán vào kinh phí hoạt động chi quản lý bộ máy của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Vì vậy, cho đến nay chưa hạch toán riêng khoản chi phí này để phân bổ cho hoạt động đầu tư quỹ. Khi thành lập một tổ chức chuyên trách độc lập thực hiện nhiệm vụ đầu tư tăng trưởng quỹ thì sẽ hạch toán riêng khoản chi phí cho hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH.

Quan hệ 8: Như phần trên đã trình bày, do có tính đặc thù trong tổ chức và hoạt động; do đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ủy quyền cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ thực hiện hướng dẫn, tổ chức xét duyệt hồ sơ, chứng từ và chi trả các chế độ BHXH: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, trợ cấp một lần cho các đối tượng được hưởng. Bảo hiểm xã hội Việt Nam cấp tạm ứng kinh phí để các đơn vị có nguồn chủ động chi. Hàng quý, năm, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ tập hợp chứng từ lập báo cáo quyết toán gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam kiểm tra và phê duyệt quyết toán. Riêng kinh phí chi quản lý hành chính cho những tổ chức và cá nhân làm công tác quản lý sự nghiệp BHXH trong hệ thống do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ tự bố trí.

Quan hệ 9: Hàng tháng, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cấp kinh phí để BHXH tỉnh thực hiện chi trả các chế độ BHXH cho người lao động trên cơ sở các chế độ, chính

sách mà người lao động được hưởng. BHXH tỉnh được mở hai tài khoản "chuyên chi BHXH" và chỉ được phép sử dụng tiền trong tài khoản để chi trả cho các đối tượng hưởng các chế độ do BHXH tỉnh trực tiếp quản lý và cấp cho BHXH huyện để có nguồn kinh phí chi cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH do BHXH huyện trực tiếp quản lý. Một tài khoản mở ở Kho bạc Nhà nước để tiếp nhận kinh phí hạn mức do Bảo hiểm xã hội Việt Nam chuyển về để chi cho các đối tượng đang được hưởng các chế độ BHXH có đến thời điểm 01/01/1995 trở về trước (là các đối tượng hưởng các chế

độ BHXH do Ngân sách Nhà nước đảm bảo). Một tài khoản mở ở Ngân hàng No và PTNT để tiếp nhận kinh phí do Bảo hiểm xã hội Việt Nam chuyển về để chi cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH phát sinh từ 01/01/1995 trở đi (là các đối tượng hưởng các chế độ BHXH do quỹ BHXH đảm bảo).

Quan hệ 10: Tương tự như BHXH tỉnh, BHXH huyện được mở hai tài khoản "chuyên chi BHXH" để tiếp nhận kinh phí do BHXH tỉnh chuyển về dùng để chuyên chi BHXH cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH do BHXH huyện quản lý.

Quan hệ 11: BHXH tỉnh, BHXH huyện thực hiện tiếp nhận hồ sơ do người lao động và người sử dụng lao động lập gửi đến, thực hiện thẩm định, quản lý và tổ chức chi trả cho đối tượng được hưởng. Để quản lý chặt chẽ, tránh chồng chéo và giảm bớt thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng lao động và người lao động. Công tác giải quyết các chế độ, chính sách, quản lý đối tượng, tổ chức chi được phân cấp và phân công trách nhiệm cụ thể như sau:

* Đối với các chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức:

+ Đơn vị sử dụng lao động phải tập hợp các chứng từ như giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, giấy ra viện, giấy khai sinh … và lập danh sách người lao động của đơn vị để hưởng các chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức gửi cơ quan BHXH tỉnh, BHXH huyện. Đơn vị sử dụng lao động được BHXH tỉnh, BHXH huyện ủy quyền chi trả trực tiếp cho người lao động các chế độ nói trên.

+ BHXH tỉnh chịu trách nhiệm kiểm tra, xét duyệt, chuyển tiền thanh toán, quyết toán chi các chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức đối với những đơn vị do BHXH tỉnh thực hiện quản lý thu BHXH và ghi sổ BHXH cho người lao động ở đơn vị đó.

+ BHXH huyện chịu trách nhiệm kiểm tra, xét duyệt, chuyển tiền thanh toán, quyết toán chi các chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức đối với những đơn vị do BHXH huyện thực hiện quản lý thu BHXH và ghi sổ BHXH cho người lao động ở đơn vị đó.

* Đối với các chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất:

Đơn vị sử dụng lao động (hoặc người thân của đối tượng đang hưởng BHXH) tập hợp các hồ sơ như: biên bản điều tra tai nạn lao động; biên bản tai nạn giao thông hoặc khám nghiệm hiện trường - đối với trường hợp bị tai nạn giao thông đề nghị xét hưởng chế độ tai nạn lao động; biên bản đo đạc môi trường lao động có yếu tố độc hại gây nên bệnh nghề nghiệp; biên bản giám định suy giảm sức khỏe; quyết định cho nghỉ việc để hưởng chế độ BHXH của người sử dụng lao động; sổ BHXH của người lao động; giấy chứng tử... gửi đến cơ quan BHXH tỉnh để kiểm tra và ra quyết định hưởng các chế độ BHXH (không phân cấp cho BHXH huyện). Định kỳ Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức thẩm định, nếu phát hiện sai sót sẽ được điều chỉnh và BHXH tỉnh phải chịu trách nhiệm thực hiện truy thu (nếu giải quyết thừa) hoặc cho đối tượng truy lĩnh (nếu giải quyết thiếu).

Các quan hệ 12, 13 và 14: Đây là nội dung công việc do BHXH huyện thực

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý tài chính trong Bảo hiểm xã hội Việt Nam - Thực trạng và giải pháp pptx (Trang 51 - 63)