Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Ba Đình” docx (Trang 26 - 29)

1.2. Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại

1.2.4.3. Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ

Cho vay tiêu dùng gián tiếp: Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hoá hay dịch vụ cho người tiêu dùng. Như vậy, cho vay tiêu dùng gián tiếp là hình thức NHTM tài trợ cho các hãng bán lẻ hàng lâu bền, các công ty xây dựng để họ bán

hàng trả góp cho người tiêu dùng. Có thể thấy rõ quy trình của hoạt động cho vay tiêu dùng gián tiếp thông qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1: Quy trình cho vay tiêu dùng gián tiếp

(1) Ngân hàng và cơng ty bán lẻ kí hợp đồng mua bán nợ. Trong hợp đồng,

ngân hàng đưa ra các điều kiện về đối tượng khách hàng được bán chịu, số tiền

bán chịu tối đa và loại tài sản bán chịu.

(2) Công ty bán lẻ và người tiêu dùng kí kết hợp đồng mua bán chịu hàng

hố. Thơng thường, người tiêu dùng phải trả trước một phần giá trị tài sản.

(3) Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng.

(4) Công ty bán lẻ bán tồn bộ chứng từ bán chịu hàng hố cho ngân hàng. (5) Ngân hàng thanh tốn tiền cho cơng ty bán lẻ.

(6) Người tiêu dùng thanh toán tiền trả góp cho ngân hàng.

Cho vay tiêu dùng gián tiếp có những ưu điểm như giúp ngân hàng tiếp cận

được với đối tượng có nhu cầu vay cao, tiết kiệm được chi phí liên quan đến việc

thẩm định và đánh giá khách hàng (do có sự trợ giúp của phía nhà bán lẻ), gia

tăng uy tín và mở rộng địa bàn hoạt động. Tuy nhiên, cho vay gián tiếp cũng sẽ làm tăng rủi ro đối với ngân hàng do ngân hàng không thể tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng, mặt khác nhân viên bán lẻ không được đào tạo về chuyên môn

Ngân hàng Công ty bán lẻ Người tiêu dùng (6) (2) (3) (1) (5) (4)

xét duyệt thẩm định các khoản vay lớn. Sự kết hợp đồng thời giữa 3 bên: ngân

hàng, người bán lẻ và khách hàng cũng đòi hỏi một sự phối hợp nhịp nhàng và

một hợp đồng chặt chẽ về trách nhiệm các bên.

Cho vay tiêu dùng gián tiếp thường được thực hiện thông qua 3 phương thức.

Các phương thức phân chia này chủ yếu dựa trên mức độ liên quan của công ty

bán lẻ đối với những rủi ro mà ngân hàng sẽ phải gánh chịu. Ở mức cao nhất, công ty bán lẻ sẽ cam kết thanh toán cho ngân hàng toàn bộ các khoản nợ nếu

khi đến hạn người tiêu dùng khơng thanh tốn cho ngân hàng. Đây là phương

thức an toàn nhất đối với ngân hàng. Theo phương thức thứ hai, trách nhiệm

thanh tốn của cơng ty bán lẻ đối với ngân hàng chỉ có giới hạn, phụ thuộc vào

các điều khoản đã được thoả thuận. Phương thức thứ ba thì ngân hàng sẽ phải

chịu toàn bộ rủi ro: sau khi bán các khoản nợ cho ngân hàng, công ty bán lẻ khơng cịn trách nhiệm trong việc chúng có được hồn trả hay không. Chỉ những công ty bán lẻ rất được ngân hàng tin cậy mới áp dụng hình thức này. Ngồi ba

phương thức trên, nếu người tiêu dùng khơng trả được nợ thì ngân hàng có thể

thanh lý tài sản bằng cách bán trở lại cho công ty bán lẻ phần nợ mình chưa được thanh tốn.

Cho vay tiêu dùng trực tiếp: Đây là hình thức trong đó ngân hàng trực tiếp

tiếp xúc với khách hàng của mình, thẩm định và đánh giá nhu cầu vay vốn của khách hàng và việc thu nợ cũng được tiến hành trực tiếp bởi chính ngân hàng. Có thể hình dung quy trình cho vay tiêu dùng trực tiếp qua sơ đồ các bước sau:

(1) Ngân hàng và người tiêu dùng ký hợp đồng tín dụng với nhau.

(2) Người tiêu dùng trả trước nhà cung cấp một phần số tiền mua hàng hố

của mình.

(3) Ngân hàng thanh tốn số tiền cịn thiếu cho nhà cung cấp. (4) Nhà cung cấp giao hàng hoá cho người tiêu dùng.

(5) Người tiêu dùng thanh toán khoản nợ cho ngân hàng.

Ưu điểm của hình thức tài trợ này là: rất linh hoạt vì có sự đàm phán trực tiếp

giữa ngân hàng và khách hàng, quyết định cho vay hay khơng hồn tồn phụ thuộc vào ngân hàng, ngồi ra ngân hàng có thể sử dụng triệt để trình độ kiến

thức kinh nghiệm của cán bộ tín dụng. Hơn nữa, khi khách hàng quan hệ trực tiếp với ngân hàng, có nhiều khả năng họ sẽ sử dụng các dịch vụ khác của ngân

hàng như mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm, dịch vụ chuyển tiền... và như vậy

quyền lợi của cả hai phía ngân hàng và khách hàng đều được thỏa mãn trên cơ sở thỏa thuận trực tiếp của cả hai bên.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Ba Đình” docx (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)