Sự phát minh và sử dụng các chất phóng xạ đã đem lại cho loài người một nguồn năng lượng to lớn, một phương pháp chữa các bệnh hiểm nghèo như ung thư... Song đồng thời cũng là mối đe dọa cho nhân loại khi nó được sử dụng để làm vũ khí trong chiến tranh và làm ô nhiễm môi trường bởi các trung tâm khai thác các chất phóng xạ. Nguồn nước bị ô nhiễm các chất phóng xạ từ khí quyển hoặc từ các chất thải của các trung tâm nghiên cứu và sử dụng các chất phóng xạ.
Chất phóng xạ xâm nhập vào cơ thể con người qua nước uống và thực phẩm bị nhiễm xạ (ví dụ cá và các loài nhuyễn thể bị nhiễm xạ...)
Những đồng vị phóng xạ thường gặp trong điều kiện tự nhiên của những nguồn nước cung cấp là:
- Bari (Ba226) số thứ tự 56. - Rađon (Rn222) số thứ tự 86. - Thori (Th232) số thự tự 90.
- Và sản phẩm phân hủy của chúng ở mức độ thấp là uran (U238) số thự tự 92. - Rađi số 58.
Nồng độ của Rađi (Ra226) số thứ tự 88 (tính theo đơn vị picocuri/l viết tắt là Pci/l là từ 0,01 - 0,08 trong nước sông; 0,07 - 1,39 trong nước ngầm. Nồng độ của Rađon (Rn222) là giữa 0,2 - 3 x 105 PCi/l.
Độ phóng xạ của nước máy công cộng phụ thuộc vào cách chế hóa nước. Quá trình lắng lọc sạch được 98% Ra226, nhưng nồng độ của chất phóng xạ tự nhiên trong các nguồn
nước thay đổi đáng kể từ vùng này sang vùng khác.
Người ta nhấn mạnh rằng 10% Ra226 có mặt trong xương là xuất phát từ nước uống.
Những chất đồng vị phóng xạ nhân tạo trong nước thường bắt nguồn từ những kết tủa sau các vụ thử vũ khí hạt nhân, sự phát tán của những pin nguyên tử và những trạm xử lý chất đốt cháy phát xạ và sự đào thải những chất cặn phóng xạ khác nhau. Những chất phóng xạ quan trọng nhất là Sr90 (stronti số 37), Cs137 (Xezi số 55) trong mức độ nào đó có cả I131 (Iod số 53)...
Mức độ ô nhiễm các chất phóng xạ ở liều cao có thể làm chết sinh vật và con người, ở những liều thấp có thể làm chết tế bào, thay đổi cấu trúc của tế bào gây ra các bệnh về di truyền, bệnh về máu, bệnh ung thư...
Cơ chế tác động chung của tia phóng xạ lên cơ thể là gây ion hóa vật chất sống, trước hết là phân tử ADN (Acid Desosiribo Nucleic) cơ sở vật chất của di truyền gây nên những đột biến. Nếu những đột biến này không làm chết tế bào thì di truyền sang thế hệ sau. Những dạng bệnh lý do phóng xạ hay gặp nhất là bệnh máu trắng, ung thư tuyến giáp và nhiều loại ung thư khác. Vì vậy, nên nhớ rằng không có liều phóng xạ nào là vô tội.
Chính con người khi tác động vào đất đã làm thay đổi khá nhiều tính chất của đất đôi khi còn tạo hẳn một loại đất mới chưa từng có trong tự nhiên ví dụ đất trồng lúa nước.
CHƯƠNG 3: