Bao gồm nước thải từ: - Các hộ gia đình - Khách sạn - Trường học - Cơ quan
- Bệnh viện
Đặc điểm cơ bản của các loại nước thải này là:
- Có hàm lượng cao chất hữu cơ không bền vững dễ phân hủy sinh học như carbonhydrat, protein, mỡ.
- Các chất dinh dưỡng (phosphat, nitơ) - Nhiều vi trùng
- Nhiều chất rắn và mùi...
Qua nhiều nghiên cứu khảo sát, người ta đã đưa ra được một số khối lượng chất thải của một người trong 1 ngày khi sử dụng từ 80 - 300 lít nước/ngày như sau (Theo nguồn: SJ Arceivala 1985).
BOD5 45 - 54 gam/người x ngày COD 1,6 - 1,9 x BOD5
Tổng chất rắn 170 - 220 Chất rắn lơ lửng 70 - 145 Rác vô cơ (d > 0,2 mm) 5 - 15 Dầu mỡ 10 - 30
Kiềm (theo CaCO3) 20 - 30 Clo 4 - 8
Tổng nitơ (theo N) 6 - 12 Nitơ hữu cơ 0,4 x tổng N Amoni tự do 0,6 x tổng N
Tổng phospho (theo P) 0,8 - 4,0 gam/người x ngày Phospho vô cơ 0,7 x tổng P
Phospho hữu cơ 0,3 x tổng P Kali (theo K2O) 2,0 x 6,0
Tổng số vi khuẩn 109 - 1010 trong 100ml nước thải Coliform 106 - 109
Fecal Streptococci 105 - 106
Salmonella typhosa 10 - 104
Đơn bào 103
Siêu vi trùng 102 - 103
Từ những số liệu trên, chúng ta có thể tham khảo để tính ra tổng tải lượng các tác nhân gây ô nhiễm cho một khu dân cư hay một vùng đô thị nào đó, từ đó đánh giá mức độ ô nhiễm và cũng làm căn cứ để thiết kế kích thước hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên, đây chỉ là những trị số trung bình có tính chất tham khảo. Trong thực tế căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể, mức sống cụ thể từng nơi mà tính toán cho đúng.
Những số liệu dưới đây do các nhà khoa học môi trường Israel thống kê về những tác nhân ô nhiễm trong nước thải giữa các vùng dân cư đô thị và nông thôn để chúng ta tham khảo.
Bảng 2.4: Tác nhân ô nhiễm trong nước thải giữa các vùng dân cư đô thị và nông thôn
Vùng đô thị
(gam/người x ngày) (gam/người x ngày)Vùng nông thôn Nitơ (theo N) Kali (theo K) Phospho (theo P) Clo Bo Natri Tổng độ cứng (theo CaCO3) Tổng chất rắn tan Độ dẫn điện (mmho/cm) Tỷ số hấp thụ natri (meq/l) 5,18 2,12 0,68 0,54 0,04 0,60 2,50 40,0 600 2 7,0 3,22 1,23 14,65 0,06 14,75 6,25 78,0 470 1,5
(Nguồn: Con Người và Môi Trường, PGS TS Hoàng Hưng) Ghi chú 1:
Độ dẫn điện phản ánh nồng độ ion hoặc chất vô cơ hòa tan. Các muối hòa tan trong dung dịch tồn tại ở dạng ion và làm cho dung dịch có khả năng dẫn điện, khả năng dẫn điện phụ thuộc vào:
- Nồng độ các ion.
- Tính linh động và hóa trị các ion. - Nhiệt độ của dung dịch.
- Các chất vô cơ dẫn điện hơn các chất hữu cơ.
Để xác định độ dẫn điện, người ta đo điện trở và tính ra Ôm (Ohms).
Đỗ dẫn điện sẽ là trị số nghịch đảo của điện trở và biểu thị ra mho (miliho). Trị số nghịch đảo của Ôm (đơn vị điện trở) là mho, thế nhưng theo hệ thống đo lường quốc tế (SI) thì trị số nghịch đảo của Ôm là Simen và ký hiệu là S. Do đó, độ dẫn điện của nước cũng được biểu thị milisimen trên mét (MS/m) tương ứng với 10 mho/cm. Như vậy, mho/cm chia cho 10 sẽ là mS/m.
Ghi chú 2:
Số liệu thống kê vùng đô thị trên đây được tập hợp từ 62 đô thị của Israel (vùng đô thị 2,1 triệu dân với lượng nước sử dụng hàng ngày mỗi người là 100 lít. Số liệu vùng nông thôn đã được tập hợp của 267 làng với số dân 96.880 người, lượng nước sử dụng hàng ngày mỗi người là 250 lít (nước thải bao gồm cả nước thải sinh hoạt và nước thải của các trại chăn nuôi).