Các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học hoặc các chất tiêu thụ oxy

Một phần của tài liệu hiện trạng môi trường nước khu vực sông Vàm Thuật (Trang 33 - 34)

Thông thường thì các chất hữu cơ chiếm: - 55% trong tổng chất rắn.

- 75% trong chất rắn lơ lửng. - 45% trong chất rắn hòa tan.

Thành phần hữu cơ từ nguồn nước thải khu dân cư có: - 40 - 60% protein.

- 25 - 50% carbohydrat. - 10% chất béo

Các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học thường là: - Carbohydrat (Cx(H2O)y]

- Protein - Chất béo.

Đây là những chất gây ô nhiễm nặng nhất ở các khu dân cư, khu chế biến thực phẩm. Tác hại cơ bản của những chất này là làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước, từ đó dẫn đến suy thoái tài nguyên thủy sản và suy giảm chất lượng nước sinh hoạt.

Ghi chú:

Hydratcarbon (theo tự điển bách khoa - nhà khoa học trẻ) là một nhóm lớn các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc thiên nhiên, chúng có trong thành phần của các cơ

thể sống. Năm 1844, thuật ngữ hydratcarbon được đề nghị dùng làm tên gọi chung cho mọi hợp chất hữu cơ có thành phần diễn tả bằng công thức [Cm(H2O)n], gốc của thuật ngữ đó là "carbon" và "hydrat" (nước). Nhưng xét về mặt hóa học thì thuật ngữ đó không hoàn toàn chính xác vì ngày nay người ta biết nhiều hydratcarbon mà trong đó tỉ lệ oxy và hydro không tương ứng với tỷ lệ đó trong nước. Ví dụ: một hydratcarbon quen thuộc là desoxiribozơ C5H10O4. Ngược lại, một số chất không có chút quan hệ nào với hydratcarbon lại có tỉ lệ oxy và hydro giống hệt như trong nước. Ví dụ: acid acetic [C2H4O2], acid lactic [C3H6O3]..

Vì vậy, từ năm 1927, ủy ban quốc tế về cải cách danh pháp hóa học đã đề nghị thay thế thuật ngữ carbonhydrat thành gluxit để nói lên rằng các chất này tương tự với glucoza. Tuy vậy, thuật ngữ "Hydratcarbon" cho tới nay vẫn được sử dụng rộng rãi trong hóa học cũng như trong y học. Hydratcarbon cực kỳ quan trọng đối với hoạt động sống. Khi chúng bị oxy hóa sẽ giải phóng năng lượng cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, chúng còn tham gia vào cấu tạo các chất protein, enzyme, hocmon phức tạp. Những chất cần thiết cho sự sống như heparin, vitamin C và B15 cũng như các chất kháng sinh nổi tiếng như streptomicin cũng là những hydratcarbon.

Việc chuyển hóa hydratcarbon là cơ sở của các quá trình công nghệ lên men, chế biến hóa học gỗ, sản xuất vải và giấy từ nguyên liệu thiên nhiên, thực vật... Người ta càng chú ý đến các polime nhân tạo trên cơ sở hydratcarbon, nhất là các polime trên cơ sở tinh bột. Ví dụ như chất tẩy rửa được chế tạo trên cơ sở tinh bột khác với chất tẩy rửa tổng hợp, dễ dàng bị các sinh vật phân hủy vànhập vào chu trình chuyển hóa các chất trong tự nhiên mà không làm nhiễm bẩn đất và các nguồn nước.

Một phần của tài liệu hiện trạng môi trường nước khu vực sông Vàm Thuật (Trang 33 - 34)