Kim loại nặng

Một phần của tài liệu hiện trạng môi trường nước khu vực sông Vàm Thuật (Trang 40 - 43)

Theo qui ước: Khi nào tỷ trọng riêng của kim loại γ > 5 g/cm3 thì ta gọi là kim loại nặng. Ta biết rằng:

Liti là kim loại nhẹ nhất γ = 0,53 g/cm3

Osimi là kim loại nặng nhất γ = 22,6 g/cm3

Vàng γ = 19,3 g/cm3 Thủy ngân γ = 13,52 g/cm3 Bạc γ = 10,5 g/cm3 Đồng γ = 8,9 g/cm3 Sắt thép γ = 7,8 g/cm3 Nước nguyên chất γ = 1 g/cm3 Nước biển γ = 1,03 g/cm3 a. Chì (Pb): γ = 11,34 g/cm3

Tên La Tinh: Plumbum

Hàm lượng của chì trong vỏ trái đất là 1,6 x 10-3% khối lượng. Rất hiếm khi gặp chì tự sinh.

Chì có trong khoảng 80 khoáng vật và thường hay gặp nhất ở dạng sulfua PbS. Đó là khoáng vật dòn, có ánh kim màu xám và được gọi là galen.

Chì nóng chảy ở 327,4oC và sôi ở 1.725oC. Công dụng của chì:

Chì sử dụng trong những nhà máy làm pin. Acquy.

Chì azit Pb(N3)2 là một trong những thuốc mồi nổ quan trọng.

Chì oxit PbO là một thành phần nhất thiết phải có trong phối liệu để nấu pha lê.

Chì (IV) oxit PbO2 được dùng để làm thuốc sát trùng.

Chì hấp thu tốt tia X và tia phóng xạ nên được dùng để bảo vệ chống các tia phóng xạ đó.

Bột chì trắng là muối chì trộn với sơn dầu, thành phần của muối thường được biểu thị bằng công thức 2PbCO3.Pb(OH)2...

Chì têtraetyl Pb(C2H5)4 tuy độc, nhưng hiện nay vẫn là chất chống kích nổ thông dụng cho nhiên liệu động cơ. (Đối với động cơ đốt trong hiện tượng kích nổ rất có hại: sóng nổ phá hủy xilanh, vòng đệm và van, động cơ bị quá nhiệt và mau chóng bị hỏng cho nên phải tạo ra những nguyên liệu mới cho những động cơ khó bị kích nổ. Độ ổn định của xăng đối với hiện tượng kích nổ được đánh giá theo thang octan và đặc trưng bằng chỉ số octan. Chỉ số octan là chỉ tiêu chất lượng của nhiên liệu động cơ về tính dễ kích nổ khi cháy. Chỉ số kích nổ của izzoctan (một chất không bị kích nổ) được quy định là 100, của n-heptan rất dễ bị kích nổ được gọi là 0. Ví dụ: Xăng A1-93 có độ bền chống kích nổ tương đương với hỗn hợp izzoctan và 7% n-heptan.

Như vậy có nghĩa độ octan càng cao càng khó kích nổ, xăng càng tốt và muốn thế người ta phải trộn vào xăng một lượng chì tetraêtyl Pb(C2H5)4 để chống kích nổ, nhưng mặt khác, sau khi đã nổ thì một lượng chì nhất định sẽ phát vào không khí gây nên hiện tượng ngộ độc chì nếu hít phải một lượng lớn khí thải...

Độc tính của chì:

Là kim loại nặng có độc tính cao đối với não và có khả năng gây chết đột ngột nếu nhiễm độc nặng.

Chì có khả năng tích lũy lâu dài trong cơ thể, khi nhiễm chì (máu nhiễm chì) biểu hiện rất chậm. Những triệu chứng đầu tiên thường là sức khỏe giảm sút, buồn nôn và cảm thấy đau nhức như bị thấp khớp, sau đó là phần lợi giáp với răng có viền đen màu chì, những cơn đau bụng diễn ra và cuối cùng là chứng liệt, viêm tủy xương, hình thành huyết cầu tố và thay thế canxi trong xương.

Nhiều trường hợp nhiễm độc chì lúc đầu có thể chẩn đoán nhầm là viêm ruột kết co cứng, viêm ruột thừa.

Để phân biệt tính độc, người ta chia hai loại nguyên nhân nhiễm độc chì vô cơ và nhiễm độc chì hữu cơ.

+ Nhiễm độc chì vô cơ: Chì tác động mạnh vào hệ thần kinh của trẻ em làm giảm trí thông minh của trẻ.

Thường bị bệnh về não, bệnh nhân thường bị kích động những cơn dữ dội. + Nhiễm độc chì vô cơ thường gây bệnh thấp khớp, viêm thận mãn, viêm gan thận, nước tiểu có lẫn hồng cầu và bạch cầu.

Biểu hiện lâm sàng: Đau bụng từng cơn nhưng không sốt, có tình trạng bán tắc ruột và kèm theo là tăng huyết áp, liệt cơ duỗi ngón tay và cơ nhỏ bàn tay, viêm thận tăng đạm hay viêm thận tăng huyết áp, thiếu máu, ảnh hưởng đến não.

+ Nhiễm độc chì hữu cơ: Thường có trong xăng dầu.

Khi lao động trong môi trường chì hữu cơ (> 0,00001 mg/l)

Dấu hiệu lâm sàng: Rối loạn giấc ngủ, có ác mộng hoang tưởng, rối loạn tiêu hóa, mồm có vị đặc biệt, luôn buồn nôn, hạ huyết áp, hạ thân nhiệt, giảm nhịp tim, sẩy thai, đổ mồ hôi, run, nhức đầu, xanh xao.

Thể ngoài da: bong da để lại các vết trắng bóng, có các nốt phỏng hay thấy ở giữa các ngón tay rất ngứa và tiếp theo là loét da kéo dài.

Nguyên nhân chì ngấm vào thực phẩm:

Ống dẫn nước trước kia hay làm bằng chì, hoặc dùng nhựa tái sinh, dùng hợp chất chì để làm trơn bóng. Bát đĩa tráng men có pha chì, những bát đĩa tốt cũng có từ 17 - 18 mg chì trong 1 lít acid acetic 4% khi đun.

Nước thải công nghiệp, khai khoáng, bụi khói của động cơ là nguồn gốc chủ yếu để lan truyền chì trong các hệ sinh thái.

Thực vật phát triển trong các mảnh đất giàu chì sẽ hấp thụ tích lũy trong cơ thể và sau đó thâm nhập vào động vật ăn cỏ...Triệu chứng nhiễm độc chì xảy ra nhanh hơn khi lượng chì nhiễm vào cơ thể 10mg/ngày. Cơ thể khỏe mạnh hàng ngày tiết ra 0,5mg chì trong nước tiểu và 0,3 - 0,4mg theo phân.

Một phần của tài liệu hiện trạng môi trường nước khu vực sông Vàm Thuật (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w