Các chất rắn

Một phần của tài liệu hiện trạng môi trường nước khu vực sông Vàm Thuật (Trang 43 - 46)

Các chất rắn trong nguồn nước tự nhiên được tạo nên do quá trình xói mòn, phong hóa địa chất, do nước chảy tràn từ đồng ruộng. Ở vùng cửa sông chịu ánh sáng thủy triều chất rắn được tạo thành do quá trình keo tụ các ion vô cơ khi gặp nước mặn.

Chất rắn còn được đưa vào nguồn nước tự nhiên từ nước thải công nghiệp, sinh hoạt.

Nước tự nhiên thường bị vẩn đục do những hạt keo lơ lửng. Các hạt lơ lửng này có thể là:

- Hạt sét. - Mùn.

- Vi sinh vật...

Trong các nguồn nước có thể khai thác để tưới cho cây trồng thì nước sông thường chứa nhiều chất lơ lửng hơn. Hàm lượng và thành phần của chất lơ lửng trong nguồn nước tưới phải thích hợp với việc cải tạo đất, tăng độ phì của đất đồng thời tránh bồi lắng kênh mương...

Sông ngòi nước ta, đặc biệt là sông ngòi miền Bắc có rất nhiều phù sa, trong đó có nhiều loại có thể làm phân bón tốt cho cây trồng, đó là:

- Loại phù sa có đường kính d > 0,001 mm chứa nhiều chất mùn, loại này ít bồi lắng trong các kênh mương, tăng độ phì của đất nhưng nếu đưa quá nhiều vào ruộng có thể sẽ làm giảm tính ngấm của nước và độ thoáng khí của đất.

- Loại phù sa có d = 0,001 - 0,05 mm mang theo rất ít chất dinh dưỡng, không tăng độ phì của đất nhưng có thể cải tạo được đất từ đất nặng chuyển sang đất nhẹ và dễ ngấm nước nhưng mặt khác cũng có hại là bồi lắng kênh mương.

- Loại phù sa có đường kính d > 0,05 mm, hoàn toàn là loại phù sa có hại vì bồi lắng lớn, không có tác dụng cải tạo đất, không có tác dụng lớn đối với cây trồng.

Nước thiên nhiên nếu bị vẩn đục nhiều sẽ làm giảm cường độ ánh sáng chiếu qua từ đó dẫn đến ô nhiễm...

Người ta thường chia gây đục ra làm hai loại để nghiên cứu là lượng đục, độ đục. Ta dùng chữ tổng chất rắn để phù hợp với danh từ chung của các nước trong lĩnh vực nghiên cứu ô nhiễm nước, vậy độ đục hay tổng chất rắn (TS: TotalSolid bao gồm:

- Chất rắn lơ lửng (SS: Suspended Solid) hay tổng chất rắn lơ lửng (TSS: Total Suspended Soild).

- Chất rắn hòa tan (DS: Dissolved Solid) hay tổng chất rắn hòa tan (TDS: Total Dissolved Soild).

Chất rắn lơ lửng hay tổng chất rắn lơ lửng là một phần của chất rắn có trong nước ở dạng không hòa tan. Xác định SS hay TSS giúp ta xét đoán được hàm lượng sét, mùn, và những phần tử nhỏ khác chứa trong nước. SS hay TSS lớn sẽ giảm tầm nhìn của các sinh vật sống dưới nước và ánh sáng rọi qua, chúng làm cho nước không sử dụng được để uống và cho các nhu cầu sinh hoạt khác. Nhưng mặt khác, nếu TSS là chất mùn thì lại rất có ích cho nông nghiệp như đã phân tích trên...

Chất rắn hòa tan hay tổng chất rắn hòa tan là sự tồn tại trong nước của các khoáng chất vô cơ và đôi khi cả một số chất hữu cơ. Có rất nhiều loại muối như clorua, carbonat, hydrocarbonat, nitrat, phosphat và sulfat với các loại kim loại như canxi (Ca), magie (Mg), natri (Na), kali (K), sắt (Fe)...chúng làm cho nước có vị nhất định. Nếu một trong số các loại muối này có hàm lượng cao thì nước không thể dùng để uống còn tưới trong thời gian dài sẽ gây mặn cho đất... Trong nông nghiệp thâm canh, phân bón nitơ được sử dụng tương đối nhiều, một phần phân bón bị rửa trôi xuống các dòng sông, một phần ngấm xuống đất theo dòng chảy ngầm ra sông... Lượng phân bón này làm giàu chất dinh dưỡng trong nước và gây nên hiện tượng "phú dưỡng" cho các hệ sinh thái trong nước. Vì

vậy, nước có hàm lượng chất rắn hòa tan cao rõ ràng sẽ làm cho nguồn nước bị ô nhiễm. Sự phong phú xác chết của các thực vật là điều hấp dẫn đối với các vi sinh vật hoại sinh, oxy bị tiêu thụ nhiều và môi trường trở nên kỵ khí, quá trình kỵ khí chiếm ưu thế thì giải các bọt khí dioxit carbon, amoniac, hydrosulfur... gây nên mùi hôi thối. Khi sử dụng nước có TDS cao cho công nghiệp thì các chất rắn dần dần đóng cặn ở thành các máy móc, bể chứa, turbin gây ra ăn mòn kim loại... Cũng cần giải thích thêm về độ khoáng hóa của nước đối với cây trồng như sau: Độ khoáng hóa của nước tưới cho cây trồng thường được biểu thị bằng lượng muối (một trong những loại muối đã giới thiệu ở trên) hòa tan trong một lít nước (gam/lít) hay (%o). Độ khoáng hóa lớn hay nhỏ và thành phần cụ thể các loại muối trong nước có những ảnh hưởng nhất định đến khả năng hút nước của cây trồng và quá trình hóa mặn của đất.

Nếu quá trình khoáng hóa của nước quá cao cây sẽ không hút được nước. - Mặt khác do bốc hơi, muối trong nước sẽ tích đọng dẫn đến làm cho đất hóa mặn.

Theo quy định của Việt Nam:

- Đối với nước uống thì độ đục phải nhỏ hơn 1,5 mg/l. - Đối với nước sinh hoạt thì chất rắn lơ lửng > 20 mg/l.

Một phần của tài liệu hiện trạng môi trường nước khu vực sông Vàm Thuật (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w