Kiến nghị với Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá và quản lý rủi ro đối với các dự án đầu tư tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung (Trang 109 - 113)

- Việc hỗ trợ cho các dự án chưa phát huy tốt vai trò : Ngân hàng chỉ quan tâm hỗ trợ cho các dự án khi phát hiện thấy có rủi ro : gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả

3.3.3.Kiến nghị với Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam

3.1.Định hướng phát triển của Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung.

3.3.3.Kiến nghị với Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam

Ngân hàng phải xác định được chiến lược phát triển tín dụng tùy thuộc thị trường mục tiêu, khả năng, thế mạnh của ngân hàng mình. Từ đó xây dựng chính sách tín dụng khoa học, phù hợp các qui luật kinh tế thị trường, quy trình cụ thể, chi tiết để hướng hoạt động tín dụng của ngân hàng theo hướng tăng trưởng bền vững, phát huy lợi thế so sánh, hiệu quả, ít rủi ro. Đưa ra chính sách cho vay đối với các khách hàng có quan hệ thân tín, quy trình cấp tín dụng thận trọng.

Ngân hàng phải hoàn thiện bộ máy giám sát rủi ro hoạt động trên cơ sơ hình thành một bộ phận độc lập không tham gia vào quá trình tạo ra rủi ro, có chức năng quản lý, giám sát rủi ro cho ngân hàng, nhận diện và phát hiện rủi ro; phân tích và đánh giá các mức độ rủi ro trên cơ sơ các chỉ tiêu, tiêu thức được xây dựng đồng thời đề ra các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn giảm thiểu rủi ro.

Ngân hàng phải xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống văn bản chế độ quy chế quy trình nghiệp vụ, cụ thể : Ban hành đầy đủ các quy chế quy trình nghiệp vụ trên nguyên tắc tuân thủ các quy định của Nhà nước, của NHNN Việt Nam; Kịp thời hướng dẫn các văn bản chế độ có liên quan để áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống NH. Đồng thời, hệ thống văn bản chế độ, quy chế, quy trình... phải được tổ chức nghiên cứu, tập huấn và quán triệt để đảm bảo mọi cán bộ phải nắm vững và thực thi đầy đủ, chính xác

Ngân hàng cần phải có có các giải pháp để đối phó với các yếu tố từ bên ngoài như sự thay đổi về cơ chế, chính sách của Nhà nước, sức ép từ việc thực hiện các cam kết theo thông lệ, các diễn biến phức tạp của xu thế thị trường, tác động tiêu cực của các thông tin truyền thống bất cân xứng...

Ngân hàng cần xây dựng hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến, hiện đại, ổn định. Thường xuyên kiểm tra bảo trì, bảo dưỡng kịp thời thay bổ sung khi cần thiết để đảm bảo hoạt động ổn định trong mọi trường hợp.

Ngân hàng phải tuân thủ các điều kiện bảo hiểm bắt buộc theo quy định của Nhà nước : quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại ngân hàng nhà nước

Ngân hàng cần phải có giải pháp về nguồn nhân lực, trước hết là các NH phải xây dựng và hoàn chỉnh được một quy chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ và

đề bạt thích hợp với yêu cầu và trách nhiệm công việc và tuân thủ nghiêm ngặt quy chế này. Nâng cao năng lực cán bộ quản trị và tác nghiệp trong lĩnh vực tín dụng. Thường xuyên tổ chức và phối hợp với các ngân hàng nước ngoài các lớp học, tập huấn, đào tạo và đào tạo lại để cập nhật kiến thức ngân hàng thời kỳ kinh tế thị trường phát triển, tăng cường kỹ năng cho cán bộ quản trị và cán bộ tín dụng.

Ngân hàng nên trích lập dự phòng rủi ro trên cơ sở mức rủi ro tín dụng chứ không phải trên nợ quá hạn. Theo quy định hiện nay, các ngân hàng thương mại trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trên cơ sở nợ quá hạn. Điều này là không hợp lý vì có những khoản vay mặc dù chưa tới hạn nhưng đã tiềm ẩn khả năng mất vốn rất cao, cần được dự phòng rủi ro song lại không được trích lập. Số nợ quá hạn hiện nay của các ngân hàng thương mại nhà nước tương đối thấp sau khi đã xử lý một lượng lớn nợ tồn đọng.

KẾT LUẬN

Các hoạt động diễn ra bao hàm rất nhiều rủi ro nhất là hoạt động ngân hàng. Sự sụp đổ của các ngân hàng ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế chính trị và xã hội của đất nước. Rủi ro là yếu tố luôn song hành cùng quá trình hoạt động của doanh nghiệp và dự án, san sẻ rủi ro đồng nghĩa với chia sẻ lợi nhuận. Vì vậy các ngân hàng, tổ chức, cá nhân không thể loại trừ rủi ro mà nên có biện pháp để kiểm soát quản lý rủi ro nhằm hạn chế tối đa xảy ra. Nhận thấy công tác đánh giá và quản lý rủi ro trong việc thẩm định các dự án đầu tư xin vay vốn là rất quan trọng. Ngân hàng có đánh giá, quản lý rủi ro các dự án đầu tư tốt thì mới ra quyết định cho vay vốn tốt và đảm bảo khả năng trả nợ của dự án.

Trong thời gian thực tập tại phòng Quản Lý Rủi Ro Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung em đã tìm hiểu về phương pháp đánh giá quản lý rủi ro các dự án đầu tư, thực tế áp dụng các phương pháp này đã hạn chế được rủi ro xảy ra và thu được kết quả, từ đó rút ra những thành công, hạn chế và đề xuất ý kiến, kiến nghị cùng các giải pháp nhằm nâng cao khả năng quản lý rủi ro các dự án đầu tư tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Quang Trung. Em hy vọng mặc dù với vốn kiến thức không nhiều nhưng những giải pháp, kiến nghị em đưa ra sẽ đóng góp phần nào trong công tác đánh giá quản lý rủi ro dự án đầu tư của chi nhánh.

Một phần của tài liệu Đánh giá và quản lý rủi ro đối với các dự án đầu tư tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung (Trang 109 - 113)