Phân tích thị trường vận tải biển

Một phần của tài liệu Đánh giá và quản lý rủi ro đối với các dự án đầu tư tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung (Trang 62 - 65)

II- KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

2. Phân tích thị trường vận tải biển

a) Đánh giá tổng quan về nhu cầu vận chuyển hàng hoá bằng đường biển

Vận tải biển được coi là mạch máu của quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Trước xu thế hội nhập hiện nay, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam không ngừng tăng lên theo đà phát triển của nền kinh tế. Trong những năm qua Tổng khối lượng hàng hoá luân chuyển của Việt Nam ước tính đạt khoảng trên 80 tỷ tấn.km/năm với tốc độ tăng trưởng đạt 13%-15% hằng năm.Hiện vận tải biển chiếm khoảng 80% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam.

- Theo thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam, sản lượng vận tải biển năm 2007 đạt 59.376.000 tấn hàng hóa, tăng 20% so với năm 2006. Trong đó, vận chuyển container đạt 1.347.000 TEU, tăng 21%; vận tải nước ngoài đạt 44.286.000 tấn và vận tải trong nước đạt 15.090.000 tấn

- Đối với vận tải biển quốc tế, do ảnh hưởng chung của tình hình kinh tế toàn cầu, đặc biệt là khủng hoảng kinh tế Mỹ trong thời gian từ tháng 6 trở lại đây, ngành vận tải hàng hoá bằng đường biển đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cụ thể, do khủng hoảng kinh tế nên nhu cầu hàng hoá dùng để sản xuất cũng như để tiêu dùng bị giảm mạnh, vận chuyển lưu thông hàng hoá giữa các nước không nhiều. Do đó giá cước vận chuyển, giá thuê tàu định hạn, giá tàu đã giảm kỷ lục, vấn đề này có thể nhận thấy như sau: Giá cước vận chuyển quốc tế, nội địa hiện nay vào khoảng 8-10 USD/tấn, giảm 60% so với cùng kỳ năm 2007; Giá thuê tàu định hạn có trọng tải 2-3vạn hiện nay là 1000 USD/ngày – 6000 USD/ngày trong khi giá này thời điểm năm 2006-2007 là khoảng 25.000-30.000 USD/ngày. Giá bán tàu biển cũng đã giảm mạnh tới 60%-70% so với thời kỳ trước, giá tàu trọng tải 2 vạn hiện nay chỉ khoảng 15-16 triệu USD trong khi lúc trước là 30-40 triệu USD/tàu. Năm 2008 là năm làm ăn khó khăn nhất của toàn bộ các ngành kinh tế nói chung

và ngành hàng hải nói riêng khi mà hàng hoá hoá vận chuyển không có, các chủ tàu phải cho tàu nằm tại cảng và mất chi phí mà không thể kiếm ra được Doanh thu.

- Đối với vận tải biển nội địa: Nhu cầu vận chuyển hàng hoá từ Bắc vào Nam là rất lớn đặc biệt là do phân bố nguồn tài nguyên thiên nhiên nên lượng hàng than, clinker ở miền Bắc nhiều trong khi miền Nam lại không có nên cần phải vận chuyển than, clinker từ Bắc vào Nam để phục vụ sản xuất.

Nhận xét: Mặc dù năm 2008 là năm làm ăn khó khăn của toàn bộ nền kinh tế nói chung và ngành hàng hải, dịch vụ vận tải biển nói riêng nhưng với hơn 80% khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam được vận chuyển bằng đường biển thông qua các cảng trong toàn quốc, ngành vận tải biển đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Dự kiến trong những năm tới khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của nước ta sẽ tăng với tốc độ cao, đặc biệt là lượng hóa xuất nhập khẩu với các nước trong khu vực bởi thuế suất được cắt giảm mạnh theo lộ trình đã được cam kết. Bên cạnh đó việc gia nhập WTO của Việt Nam cũng là nhân tố thúc đẩy phát triển xuất nhập khẩu. Tốc độ phát triển trong ngành vận tải là khá cao, hứa hẹn nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong ngành vươn lên theo hướng mở rộng đầu tư gia tăng năng lực dịch vụ và khai thác thị trường.

b) Khả năng đáp ứng nhu cầu vận tải của đội tàu biển Việt Nam

Mặc dù vận tải biển chiếm khoảng 80% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam nhưng đội tàu trong nước nhận được không đáng kể các hợp đồng vận chuyển quốc tế.Theo số liệu thống kê đội tàu trong nước chỉ nhận được khoảng 18% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu phần còn lại do đội tàu nước ngoài thực hiện. Điều này chứng tỏ đội tàu biển Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về vận chuyển hàng hoá bằng đường biển. Thị phần vận tải biển của đội tàu biển Việt Nam quá nhỏ bé, không cạnh tranh được với đội tàu của nước ngoài.

c) Nhu cầu vận chuyển than, clinker trong ngành xi măng, Tcty CN xi măng

và định hướng đến năm 2020 được ban hành kèm theo Quyết định số 108/2005/QĐ-TTg ngày 16/05/2005 của TTg, năng lực sản xuất xi măng trong Tổng công ty xi măng VN và toàn quốc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 như sau:

Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp xi măng

Đơn vị: Triệu tấn

STT Năng lực sản xuất 2010 2015-2020 1 Tổng Công ty xi

măng Việt Nam - Miền Bắc - Miền Nam 19,6 13,5 6,1 21,1 14,3 6,8 2 Các DN ngoài TCty - Miền Bắc - Miền Trung - Miền Nam 35,86 28,81 5,1 4,95 45,66 33,56 6,25 5,85 Phân bố nhu cầu xi măng của VN

Đơn vị: Triệu tấn

Vùng Kinh tế Nhu cầu về xi măng

2010 2015 Tây Bắc 0.7 0.94 Đông Bắc 3.98 5.32 ĐB Sông Hồng 13.10 17.5 Bắc Trung Bộ 4.92 5.56 Nam Trung Bộ 3.74 5.0 Tây Nguyên 1.17 1.56 Đông Nam Bộ 12.17 16.25

ĐB Sông cửu long 7.02 9.37

Căn cứ vào số liệu về sự phân bố đối với nhu cầu xi măng cho thấy một lượng lớn xi măng cần được vận chuyển từ Miền bắc vào Miền trung và Miền

Nam để đáp ứng lượng xi măng thiếu hụt bởi năng lực sản xuất của các nhà máy xi măng Miền Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá và quản lý rủi ro đối với các dự án đầu tư tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung (Trang 62 - 65)