Quản lý rủi ro trước khi cho vay vốn các dự án đầu tư và phân cấp thẩm quyền quyết định và xét duyệt cho vay

Một phần của tài liệu Đánh giá và quản lý rủi ro đối với các dự án đầu tư tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung (Trang 37 - 40)

- Trung và dài hạn 2.095 2.692 2

II.Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro các dự án đầu tư tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung

2.1.1. Quản lý rủi ro trước khi cho vay vốn các dự án đầu tư và phân cấp thẩm quyền quyết định và xét duyệt cho vay

thẩm quyền quyết định và xét duyệt cho vay

Để quản lý rủi ro và hạn chế rủi ro các dự án đầu tư, các cán bộ tín dụng phối hợp với cán bộ thẩm định và cán bộ quản trị tín dụng tiến hành thẩm đinh dự án và khách hàng ngay từ khi tiếp nhận hồ sơ. Quản lý rủi ro trước khi cho vay vốn gồm các bước : Thẩm định khách hàng và dự án vay vốn - Thẩm định rủi ro – Phê duyệt cấp tín dụng.

Thẩm định khách hàng và dự án vay vốn

Sau khi cán bộ phòng QHKH ( quan hệ khách hàng ) tiếp nhận nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ của BIDV Quang Trung từ khách hàng. Cán bộ QHKH thực hiện nghiên cứu, thẩm định theo các nội dung sau:

+ Đánh giá lịch sử quá trình hình thành của khách hàng + Đánh giá tư cách và năng lực pháp lý

+ Đánh giá mô hình tổ chức, bố trí lao động của doanh nghiệp + Quản trị điều hành của ban lãnh đạo

+ Đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng + Phân tích tình hình quan hệ với ngân hàng

+ Phân tích hoạt động và triển vọng của khách hàng - Thẩm định tình hình tài chính của KH

- Chấm điểm tín dụng của KH ( thực hiện theo Hướng dẫn của Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ) để áp dụng chính sách khách hàng. Ngoài ra, Chi nhánh tham khảo thêm thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng để đánh giá khách hàng.

- Phân tích đánh giá về phương án sản xuất, kinh doanh, dự án đầu tư, khả năng vay trả của KH để xác định hình thức cấp tín dụng phù hợp.

+ Đánh giá sơ bộ các nội dung chính của phương án sản xuất kinh doanh. + Phân tích tính khả thi

+ Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và yếu tố đầu vào

+ Đánh giá nhu cầu sản phẩm, hàng hóa và các yếu tố đầu ra của dự án kinh doanh

+ Phương án tiêu thụ và mạng lưới phân phối

+ Chính sách bán hàng : Chính sách khếch trương đối với việc tăng doanh thu bán hàng.

+ Tính toán hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ của dự án đầu tư/ phương án sản xuất kinh doanh

- Đánh giá tài sản đảm bảo theo quy định về giao dịch bảo đảm của BIDV - Đánh giá toàn diện rủi ro và các biện pháp phòng ngừa : Rủi ro từ khách quan, rủi ro từ chủ quan của KH, rủi ro từ BIDV, các biệp pháp phòng ngừa rủi ro của KH, các biện pháp phòng ngừa rủi ro của NH( ngân hàng )

Việc phê duyệt cấp báo cáo đề xuất tín dụng do chính cán bộ quan hệ khách hàng thực hiện, cán bộ QHKH sau khi đánh giá tổng quan về khách hàng, về tình hình tài chính, phương án sản xuất kinh doanh, việc tuân thủ theo đúng trình tự bước đầu lựa chọn được những khách hàng tiềm năng, có phương án sản xuất kinh doanh khả thi và đủ khả năng trả nợ, như vậy phần nào hạn chế được rủi ro trong dự án cho vay. Và thể hiện được trách nhiệm của cán bộ QHKH với nhiệm vụ và sự cẩn trọng của mình và phối hợp với cấp trên.

Thẩm định rủi ro

Phòng QLRR ( phòng quản lý rủi ro ) tiếp nhận báo cáo đề xuất tín dụng và hồ sơ tín dụng từ P QHKH và PGD ( phòng Giao dịch ) thuộc chi nhánh và Cán bộ QLRR thực hiện thẩm định rủi ro các đề xuất tín dụng và lập báo cáo thẩm định rủi ro tín dụng. Có thể nhận thấy các rủi ro phát sinh sau :

Rủi ro về cơ chế chính sách Rủi ro xây dựng, hoàn tất

Rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán Rủi ro về cung cấp

Rủi ro về kỹ thuật và vận hành Rủi ro môi trường và xã hội Rủi ro kinh tế vĩ mô

Sau khi cán bộ QHKH đánh giá về khách hàng và dự án đầu tư, sẽ chuyển đề xuất cho cán bộ QLRR, lúc này phòng QLRR thực hiện chức năng chính của mình thẩm định lại các rủi ro mà cán bộ QHKH đã thẩm định và ra quyết định có cho vay lại không, việc thẩm định lại một lần nữa các rủi ro cho thấy quy trình quản lý rủi ro chặt chẽ của ngân hàng nhằm hạn chế tối đa các rủi ro mà vẫn đảm bảo hoạt động kinh doanh có lãi

Phân cấp thẩm quyền thẩm định và quyết định cho vay

Rủi ro xảy ra mọi lúc mọi nơi vì vậy việc quản lý rủi ro là rất cần thiết và quan trọng, việc hạn chế rủi ro là việc làm mà các cán bộ tín dụng cũng như cấp trên rất quan tâm vì vậy Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh

Quang Trung cũng như các ngân hàng khác đã thực hiện việc phân cấp thẩm quyền thẩm định và quyết định cho vay như sau : Đối với các dự án nhỏ hay các dự án lần đầu tiên thì các cán bộ tín dụng sẽ là người thực hiện việc thẩm định dự án, thẩm định hồ sơ khách hàng. Với các dự án có vốn lớn việc thẩm định dự án được thực hiện 2 hay 3 lần, sau khi cán bộ tín dụng nhận hồ sơ sẽ trực tiếp thẩm định khách hàng và dự án vay vốn, sau đó chuyển sang phòng Quản lý rủi ro để cán bộ QLRR tái thẩm định lần 2 và trình cấp trên phê duyệt, với các dự án quá lớn có thể trình lên hội đồng thẩm định và quyết định cho vay. Việc phân cấp thẩm quyền cho vay như vậy cho thấy ngân hàng rất coi trọng việc quản lý rủi ro và hạn chế tối đa rủi ro xảy ra ở từng khâu, cẩn thận trong việc cho vay vốn .

Một phần của tài liệu Đánh giá và quản lý rủi ro đối với các dự án đầu tư tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w