2.2.Những tồn tại cần khắc phục

Một phần của tài liệu Đánh giá và quản lý rủi ro đối với các dự án đầu tư tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung (Trang 88 - 89)

C. KẾT LUẬN & KHUYẾN NGHỊ

2.2.Những tồn tại cần khắc phục

Cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng còn chưa phù hợp: Thông thường một cán bộ tín dụng trước khi ký kết được hợp đồng cho vay vốn, phải làm các khâu việc : tiếp xúc, gặp gỡ khách hàng, thẩm định khách hàng, dự án vay vốn, tài sản đảm bảo, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn, sau đó giám sát, quản lý khoản vay, vậy cán bộ tín dụng thực hiện nhiều đầu việc sẽ dẫn đến thiếu chuyên môn hóa, hay có nhiều lĩnh vực mà cán bộ tín dụng nắm không rõ. Ví dụ như cán bộ tín dụng chỉ năm vững về tài chính mà không có chuyên môn trong lĩnh vực điện tử, cơ khí thì việc thẩm định khách hàng vay vốn mà tài sản đảm bảo là một dây chuyền công nghệ là việc rất khó khăn, dẫn đến thẩm định không đúng giá trị tài sản đảm bảo, có quyết định cho vay vốn thì khả năng dự án không trả được nợ là rất cao.

Cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro, quy trình quản lý rủi ro các dự án đầu tư chưa thật hiệu quả : Ngân hàng đã áp dụng cơ chế mới TA2 trong việc quản lý rủi ro, nhằm nâng cao vai trò quản lý rủi ro trong các dự án cho vay vốn, nâng cao tinh thần trách nhiệm và sự kết hợp giữa các cán bộ tín dụng, cán bộ quản lý rủi ro, mặc dù việc quản lý rủi ro trước khi cho vay vốn là rất quan trọng và được thực hiện rất tốt tuy nhiên việc quản lý khoản vay sau khi cho vay vốn thì chưa có bộ phận nào chuyên trách thực hiện giám sát kiểm tra việc thực hiện vốn, tiến độ thực hiện dự án mà vẫn do cán bộ tín dụng thực hiện.

Chưa có phương pháp đo lường rủi ro chuẩn : Ngân hàng đo lường rủi ro và chấm điểm tín dụng, nhưng việc định tính thì theo đánh giá chủ quan của riêng bản thân mỗi cán bộ tín dụng lại khác nhau, có người đồng ý đánh giá tiêu chí này được nhưng có người không đồng ý. Điều thứ hai là những cán bộ làm việc lâu năm tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tế nhưng nó không được ghi chép, tổng hợp thành sách cho thế hệ đi sau. Điều thứ ba là đo lường rủi ro theo phương pháp định tính phụ thuộc vào bản thân mỗi cán bộ nên rất khó kiểm tra giám sát.

Chất lượng thẩm định chưa đồng đều giữa các cán bộ tín dụng cũng như các dự án đầu tư : Ngành ngân hàng mấy năm gần đây phát triển rất nhanh, vì vậy cần một số lượng lớn các nhân viên ngân hàng, việc tuyển nhân viên mới là điều tất nhiên vì vậy đã xảy ra tình trạng có cán bộ làm việc lâu năm, có nhiều kinh nghiệm trong thẩm định dự án vay vốn nhưng các cán bộ trẻ thì không có được điều đó. Hiện nay nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh cao và có nhiều lĩnh vực mới nên các cán bộ tín dụng không biết được các lĩnh vực mới dẫn đến chất lượng tín dụng không đồng đều.

Hoạt động kiểm tra giám sát và hệ thống kiểm tra nội bộ chưa đạt hiệu quả cao : do bộ phận kiểm tra nội bộ là kiểm tra hoạt động tín dụng, phát hiện kịp thời các sai phạm, nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro và đưa ra các giải pháp hạn chế rủi ro nhưng trênt hực tế hoạt động kiểm tra nội bộ chỉ thực hiện kiểm tra trên giấy tờ, chứng từ riêng lẻ mà chưa kiểm tra toàn hệ thống, do đó các báo cáo kiểm toán nội bộ vẫn chưa đủ tin cậy cho hoạt động quản lý rủi ro.

Một phần của tài liệu Đánh giá và quản lý rủi ro đối với các dự án đầu tư tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung (Trang 88 - 89)