I. Biện pháp giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường 1 Trong giai đoạn xây dựng các công trình
2. Giảm thiể uô nhiễm trong giai đoạn sản xuất ổn định a Giảm thiểu ô nhiễm không khí
Giảm thiểu ô nhiễm không khí do phương tiện giao thông
Hoạt động của các phương tiện giao thông ra vào nhà máy hàng ngày phát sinh ra bụi và các khí độc như CO, SO2, NOx,… Để đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường cho khu vực, nhà máy sẽ thực hiện các biện pháp sau:
- Để giảm thiểu bụi nhà máy sẽ thực hiện biện pháp tưới nước làm ẩm đường giao thông nhất là vào những ngày khô hanh và bố trí các phương tiện giao thông ra vào nhà máy hợp lý bãi đỗ xe rộng rãi, thông thoáng từ mọi phía.
- Khi vận chuyển các phương tiện vận chuyển sẽ có các tấm bạt che phủ nhằm hạn chế tối đa các tác động do bụi rơi vãi và khuếch tán vào môi trường không khí do tác dụng của gió.
- Có chế độ điều tiết xe vận tải chở nguyên vật liệu sản xuất, sản phẩm hợp lý để tránh hiện tượng tác nghẽn giao thông tại các tuyến đường đi vào Nhà máy.
- Tất cả các xe vận tải, máy móc tham gia vận chuyển đều được kiểm tra định kỳ đạt tiêu chuẩn của cục đăng kiểm về mức độ an toàn môi trường mới được phép hoạt động, phục vụ cho khai thác tại khai trường.
- Trồng cây xung quanh khu vực nhà máy nhằm hạn chế phát tán bụi. Các loại cây trồng phải phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, có khả năng chắn bụi tốt, khoảng cách
giữa các cây khoảng 2m, độ cao của cây thấp đảm bảo tầm nhìn cho các phương tiện giao thông.
- Thường xuyên vệ sinh đường giao thông trong khu vực nhà máy.
- Bê tông hoá các tuyến đường chính trong khu vực dự án để hạn chế mức độ phát sinh bụi.
- Chất lượng môi trường không khí sau khi áp dụng các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường không khí sẽ đạt tiêu chuẩn mức B của TCVN 5937 – 2005 với các chỉ tiêu như sau: CO < 30 mg/m3, SO2 < 0,35 mg/m3, NOx < 0,2 mg/m3, Bụi < 0,3 mg/m3.
Giảm thiểu ô nhiễm bụi phát sinh từ quá trình bốc dỡ nguyên vật liệu, sản phẩm
Ô nhiễm bụi từ quá trình bốc dỡ nguyên vật liệu mang tính chất phân tán, khó tập trung để xử lý, đề xuất các biện pháp khống chế như sau:
- Cô lập nguồn phát sinh, có dải ngăn cách hoặc tường bao giữa các bộ phận bốc dỡ với các bộ phận khác nhằm hạn chế ảnh hưởng của bụi sang các khu vực khác.
- Lập kế hoạch điều động các xe ô tô chuyên chở nguyên liệu ra vào bãi, kho một cách hợp lý.
- Trang bị các dụng cụ bảo hộ lao động cho công nhân bốc dỡ như: mũ, khẩu trang, quần áo bảo hộ lao động...
Hệ thống xử lý bụi trong công đoạn làm sạch bề mặt
Giải pháp xử lý:
Trong quá trình sản xuất tại những chỗ có khả năng phát sinh bụi Nhà máy sẽ lắp đặt các trang thiết bị cần thiết cho phù hợp với dây chuyền sản xuất. Lựa chọn các thiết bị máy móc được thiết kế sẵn thiết bị xử lý như lọc bụi túi... Đối với các thiết bị máy móc chưa có hệ thống xử lý sẽ lắp bổ sung hệ thống chụp hút tại chỗ phát sinh bụi rồi đưa qua hệ thống xử lý lọc bụi túi theo sơ đồ công nghệ sau:
3 2 Bụi lắng Ghi chú: 1 - Chụp hút 2 - Quạt hút 1
Bụi kimloại
Sơđồ 5. Công nghệ xử lý bụi kim loại
* Nguyên lý làm việc của hệ thống: Đối với bụi kim loại có kích thước lớn sẽ rơi
xuống ngay khu vực sản xuất, còn đối với bụi kim loại có kích thước nhỏ hơn được xử lý như sau: Không khí được hút vào chụp hút (1) nhờ quạt hút (2) theo luồng khí đi qua hệ thống lọc bụi túi để tách phần bụi có kích thước nhỏ còn lại và được giữ lại ở đây. Luồng khí sạch sau lọc được xả trực tiếp vào môi trường không khí. Vật liệu làm túi lọc bụi thường là loại sợi tổng hợp có khả năng giữ được bụi kim loại và không bị rách khi bụi kim loại va vào.
Tại những nơi không thể lắp đặt hệ thống xử lý bụi kim loại bằng thiết bị lọc bụi túi thì có thể lựa chọn một số biện pháp sau:
+ Trang bị bảo hộ lao động (kính mắt, khẩu trang, quần áo bảo hộ)
+ Bố trí lao công thu dọn thường xuyên lượng bụi lắng trên sàn và đổ vào nơi quy định trước khi đem xử lý
* Kích thước của thiết bị lọc bụi túi:
- Xác định lưu lượng hút của hệ thống
Lưu lượng hút của một miệng hút xác định theo công thức sau: L1 = 3.600 x FCH x VH (m3/h) = 3.600 x 0,75 x 0,2 = 540 m3/h Trong dó: FCH tiết diện ống hút (0,75m2
) VH vận tốc hút 0,2 m/s Số lượng /cái Vận tốc m/s Lưu lượng hút/ống m3/h Tổng lưu lượng m3/h 12 0,2 540 6480
Diện tích bề mặt lọc có thể xác định theo công thức sau: S = (Q1 + Q2)/q + S2
Trong đó:
Q1: lưu lượng khí cần lọc, 108 m3/ph. Q2: lưu lượng khí thổi rũ bụi, 1,6.S2
q: năng suất lọc tùy thuộc vào vải lọc, với vải bằng sợi tổng hợp, q = 1,0 m3/m2.ph S2: diện tích bề mặt vải lọc cần tiến hành chu kỳ hoàn nguyên, 0,1(Q1 + Q2)/q Vậy: S = 1,1.Q1/(q - 0,16) = 141 m2.
+ Chọn kích thước của các ống tay áo là: d = 0,2 m, h = 1,5 m. + Diện tích tổng của mỗi ống tay áo là: S’ = 0,942 m2.
Kích thước của thiết bị lọc bụi tay áo: với sự sắp xếp thành 13 hàng dọc, 13 hàng ngang và khoảng cách giữa các ống là 0,1m thì thiết bị có tiết diện ngang là hình vuông và có kích thước mỗi cạnh là B = 4,5 m.
Chiều cao của thiết bị lọc bụi tay áo là: H = h1 + h2 + h3 = 3 m Trong đó:
h1: là chiều cao của ống tay áo, 1,5 m. h2: là chiều phần thu khí ra, 0,5 m.
h3: là chiều cao phần phân phối khí vào và chứa bụi lắng, 1,0 m.
+ Hệ thống xử lý hơi axít trong công đoạn mạ sản phẩm
Nhà máy đầu tư hệ thống chụp hút trên bể mạ, hơi axit thu hồi và hấp thụ bằng nước vôi trong tại tháp hấp thụ. Dung dịch nước vôi sau tháp hấp thụ được thu hồi đưa vào hệ thống xử lý nước thải chung của nhà máy
Khu bể mạ Nước vôi Nước thải HTXL Nước thải 1 1 1 2 3 Ghi chú: 1- Các chụp hút 2- Bơm hút khí Khí Khí ra
Hình 6. Sơđồ nguyên lý hệ thống xử lý hơi axit ở công đoạn mạ b. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước
Biện pháp xử lý nước mưa chảy tràn
Nhà máy xây dựng hệ thống cống rãnh, có đậy nắp đan, chạy bao quanh các khu nhà sản xuất, nhà làm việc và chạy dọc theo tường rào khuôn viên nhà máy để thu gom nước mưa. Trên hệ thống thoát nước mưa có bố trí các hố lắng cát và lưới chắn rác. Sau đó lượng nước này mới được thải ra môi trường đảm bảo không gây ảnh hưởng xấu cho nguồn tiếp nhận.
Định kỳ kiểm tra, nạo vét hệ thống đường ống dẫn nước mưa. Kiểm tra phát hiện hỏng hóc, mất mát để có kế hoạch sửa chữa, thay thế kịp thời.
Thực hiện tốt công tác vệ sinh công cộng để giảm bớt nồng độ các chất bẩn trong nước mưa.
Hệ thống thu gom nước mưa theo sơ đồ sau:
Biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt
Nước thải của nhà máy khi đi vào sản xuất ổn định chủ yếu gồm nước thải từ khu vệ sinh, nước thải từ nhà bếp, nước thải từ nhà ăn ca. Nước thải sinh hoạt chủ yếu là ô nhiễm sinh học chứa chủ yếu là các hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học, theo tính toán ở trên thì lượng nước thải sinh hoạt mỗi ngày khoảng 5 m3
/ngày. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt như sau:
Hình 10: Sơđồ nguyên lý hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Nước mưa Lắng sơ bộ tại các hố ga Môi trường tiếp nhận Cống thoát nước Bể chứa bùn Xử lý bùn Vận chuyển đến nơi quy định
Bể Bastaf Bể Aeroten Nước đã xử lý
Bùn cặn thải Bùn cặn thải Nước thải
* Nguyên lý hoạt động của bể BASTAF
- Bể BASTAF gồm 4 ngăn trong đó có 1 ngăn chứa và 3 ngăn điều dòng hướng lên, với loại bể này có thể xử lý cặn hữu cơ với hiệu quả xử lý hơn 60%.
Hình 11. Sơđồ cấu tạo của bể Bastaf
Nước thải được đưa vào ngăn thứ nhất của bể, ngăn này có vai trò làm ngăn lắng và lên men kị khí, đồng thời điều hòa lưu lượng và nồng độ chất bẩn trong dòng nước thải. Nhờ các vách ngăn hướng dòng, ở những ngăn tiếp theo, nước thải chuyển động theo chiều từ dưới lên trên, tiếp xúc với các vi sinh vật yếm khí trong lớp bùn hình thành ở đáy bể trong điều kiện động, các chất hữu cơ được các vi sinh vật hấp thụ và chuyển hóa, đồng thời cho phép tách riêng hai pha (lên men axit và lên men kiềm). Bể BASTAF cho phép tăng thời gian lưu bùn, nhờ vậy hiệu suất xử lý tăng trong khi lượng bùn cần xử lý lại giảm. Các ngăn cuối cùng là ngăn lọc kỵ khí có tác dụng làm sạch bổ sung nước thải, nhờ các vi sinh vật kỵ khí gắn bám trên bề mặt các hạt vật liệu lọc và giữ lại cặn lơ lửng trôi ra theo nước.