mục đích cấp nước sinh hoạt.
Nhận xét:
Loại nước thải này có hàm lượng các chất ô nhiễm cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Nếu đổ thải trực tiếp vào nguồn tiếp nhận, sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến các loài động thực vật sống dưới nước (tôm, cua, cá, sinh vật phù du,…), gây hiện tượng phú dưỡng và làm mất cân bằng sinh thái thủy vực tiếp nhận.
Mặt khác tại lưu vực tiếp nhận còn là nơi sinh sống của nhiều loài vi khuẩn gây bệnh và các côn trùng như ruồi, muỗi, chúng là những sinh vật trung gian trong việc truyền nhiễm và gây bùng phát dịch bệnh. Ngoài ra, mùi hôi thối bốc lên từ lưu vực sẽ làm ô nhiễm môi trường không khí trong khu vực.
Vào những khi trời mưa, nước mưa chảy tràn qua khu vực của Nhà máy sẽ cuốn theo đất, cát, chất cặn bã, dầu mỡ xuống kênh mương của khu vực, làm tăng độ đục của nước mương xung quanh. Nếu lượng nước này không được quản lý tốt sẽ gây tác động xấu đến nguồn nước mặt, nước ngầm và đời sống thuỷ sinh trong khu vực.
Để tính lưu lượng nước mưa chảy tràn trên khu vực của dự án, chúng tôi sử dụng phương pháp tính toán thuỷ lực hệ thống thoát nước mưa theo cách tính cường độ giới hạn của tác giả Trần Việt Liễn
Q = q.F.ϕ (l/s) Trong đó:
Q - Lưu lượng tính toán (l/s)
q - Cường độ mưa tính toán (l/s.ha)
F - Diện tích lưu vực thoát nước mưa (F = 2,42183 ha) ϕ - Hệ số dòng chảy, lấy trung bình bằng 0,6
Cường độ mưa tính toán, tính theo công thức: (20+b)n x q20(1+c.lgP) q = ---
(t+b)n Với :
q: Cường độ mưa tính toán (l/s.ha). P: Chu kỳ ngập lụt (năm), lấy P = 5
q20, b, c, n: Đại lượng phụ thuộc đặc điểm khí hậu tại địa phương thuộc tỉnh Hải Dương có các hệ số sau:
+ q20: Là cường độ mưa trong thời gian 20 phút, q20 = 275,1. + Và các hệ số: b = 15,52; c = 0,2587; n = 0,7794
t = t1 + t2 phút (thời gian tính toán)
+ t1 = 5 phút (thời gian tập trung nước mưa từ điểm xa nhất đến rãnh) + t2 = m, ∑l/60, v phút (thời gian trong ống đến tiết diện tính toán)
m = 2 khi địa hình của lưu vực thoát nước mưa dốc i < 0,01 và m = 1,2 đối với địa hình có lưu vực thoát nước mưa dốc i > 0,03, (Theo điều 2,2,11 TCXD 51:1984).
Từ các số liệu trên tính được cường độ mưa là 440 l/s.ha Lưu lượng nước mưa trên diện tích mặt bằng của Nhà máy là
Như vậy lưu lượng nước mưa trên mặt bằng Nhà máy là tương đối lớn, việc tính toán lượng nước mưa nhằm mục đích phục vụ việc tính toán hệ thống thoát nước
mùa mưa. Nếu các tuyến cống thoát nước có bùn cặn lắng đọng nhiều thì khi nước mưa
thoát không kịp sẽ gây úng ngập tức thời. Nước mưa và nước thải tràn lên, chảy theo bề mặt, cuốn theo các chất độc hại gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
Tải lượng chất ô nhiễm: Lượng chất bẩn tích tụ trong nước mưa được xác định theo công thức:
G = Mmax * [1 - exp (-kz * T)] * F (kg)
Trong đó:
Mmax : Lượng bụi tích luỹ lớn nhất trong khu vực, 50 kg/ha.
kz : Hệ số động học tích luỹ chất bẩn ở khu vực, kz = 0,3 ng-1.
T : Thời gian tích luỹ chất bẩn, T = 15 ngày.
F : Diện tích lưu vực thoát nước mưa, 2,42183 ha. Vậy tải lượng chất ô nhiễm trong nước mưa là: Vậy tải lượng chất ô nhiễm trong nước mưa là:
G = 50 * [1 - exp (-0,3*15)] * 2,42183 = 120 (kg)
Như vậy lượng chất bẩn tích tụ trong khoảng 15 ngày ở khu vực Nhà máy khá lớn, thành phần chủ yếu là đất, cát. Lượng chất bẩn này sẽ được lắng tại các hố ga thu nước mưa. Phần còn lại theo nước mưa chảy xuống các sông, mương trong khu vực và lắng tiếp tại đó. Ảnh hưởng của nước mưa từ khu vực Nhà máy chủ yếu là góp phần gây bồi lắng lòng sông, mương trong khu vực và cản trở dòng chảy.
Đánh giá tác động