Đánh giá các nguồn tác động đến môi trường trong quá trình sản xuất a Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thả

Một phần của tài liệu Dự án sản xuất dây hàn 6000 tán tại Hải Dương (Trang 39 - 43)

I. Đánh giá tác động

2. Đánh giá các nguồn tác động đến môi trường trong quá trình sản xuất a Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thả

a. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải

Để xác định các nguồn phát sinh và thành phần của chất thải do quá trình hoạt động của nhà máy, dựa trên cơ sở phân tích đặc trưng công nghệ sản xuất, các nguyên nhiên liệu đầu vào, trên cơ sở đó các nguồn phát sinh và thành phần chất thải được nhận dạng như sau: Bảng 32. Nguồn phát sinh chất thải và các yếu tố bị tác động TT Các công đoạn Chất ô nhiễm Các yếu tố bị tác động 1 Phương tiện vận chuyển Bụi, khí CO, CO2, SO2, tiếng ồn

Môi trường không khí

2 Công đoạn làm

sạch Tiếng ồn, bụi kim loại

Môi trường không khí

3 Công đoạn kéo khô và kéo ướt

Nhiệt, Tiếng ồn, Bụi, dầu kéo, chất thải rắn

Môi trường không khí

4 Công đoạn tẩy rửa

và mạ Hơi axit, nước thải

Môi trường không khí Môi trường nước 5 Chuốt bóng Tiếng ồn, Bụi kim loại Môi trường không khí 6 Xếp lớp chính xác Tiếng ồn Môi trường không khí 8 Quá trình đóng gói,

xuất xưởng

Chất thải rắn, bụi, tiếng ồn

Ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn, chất thải rắn

9 Hoạt động các

động cơ Tiếng ồn Ô nhiễm môi trường không khí

hoạt của công nhân Môi trường đất

Nguồn gây ô nhiễm đến môi trường không khí:

Nguồn phát sinh các chất ô nhiễm môi trường không khí bao gồm:

Nguồn gây ô nhiễm từ các phương tiện giao thông vận tải

Khi Nhà máy đi vào hoạt động, ô nhiễm môi trường không khí do các phương tiện vận chuyển các nguyên phụ liệu và sản phẩm là 15.000 tấn, trong đó 9.000 tấn là nguyên phụ liệu và 6.000 tấn là sản phẩm dây hàn. Toàn bộ khối lượng trên được vận chuyển bằng ô tô có tải trọng 10 tấn với số xe vận chuyển là 5 xe/ngày. Trong quá trình vận chuyển ra vào nhà máy sẽ gây nên ô nhiễm bụi và khí thải cho khu vực, tác động này chủ yếu là do quá trình đốt cháy nhiên liệu là dầu diezel gây nên. Thành phần chính của các loại khí thải này bao gồm CO2, CO, NOx, hydrocacbon, hơi xăng dầu. Mức độ ô nhiễm phụ thuộc vào chất lượng đường, mật độ xe, lưu lượng dòng xe, chất lượng phương tiện và lượng nhiên liệu tiêu thụ.

Để ước tính tải lượng các chất ô nhiễm (bụi và khí thải) dựa vào hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra như sau:

Bảng 33. Tải lượng chất ô nhiễm đối với xe tải chạy trên các loại đường

Chất ô nhiễm

Tải lượng chất ô nhiễm theo tải trọng xe (g/km) Tải trọng xe < 3,5 tấn Tải trọng xe 3,5 - 16 tấn Trong TP Ngoài TP Đường Cao tốc Trong TP Ngoài TP Đường Cao tốc Bụi 0,2 0,15 0,3 0,9 0,9 0,9 SO2 1,16*S 0,84*S 1,3*S 4,29*S 4,15*S 4,15*S NO2 0,7 0,55 1,0 11,8 14,4 14,4 CO 1,0 0,85 1,25 6,0 2,9 2,9 VOC 0,15 0,4 0,4 2,6 0,8 0,8

Nguồn: WHO - Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm đất, nước, không khí - Tập 1 - Generva 1993.

Ghi chú: S là % hàm lượng lưu huỳnh trong dầu (0,4%)

VOC: Chất hữu cơ dễ bay hơi

Các điều kiện tính toán:

+ Tải trọng trung bình của xe: 10 tấn/xe

+ Số lượt xe ra Nhà máy trong một ngày: 5 lượt xe/ngày

Như vậy với các điều kiện tính toán như trên thì tải lượng ô nhiễm bụi, khí CO, SO2, NOx, VOC do các phương tiện vận chuyển được xác định trong bảng sau:

Bảng 34. Tải lượng các chất khí ô nhiễm do ô tô vận chuyển

TT Chỉ tiêu Hệ số (kg/1000km) Quãng đường (km) Thời gian (phút) Số xe (vào/ra) Lượng phát thải (g/phút) 1 Bụi 0,9 0,5 6 5 0,375 2 SO2 4,15*S 0,5 6 5 0,007 3 NOx 14,4 0,5 6 5 6,000 4 CO 2,9 0,5 6 5 1,208 5 HC 0,8 0,5 6 5 0,333

Đây là nguồn gây tác động tới môi trường không khí xung quanh do hoạt động của các động cơ ô tô. Các nguồn thải này không liên tục và sẽ được kiểm soát khi đi nhà máy đi vào hoạt động

Bụi phát sinh từ quá trình làm sạch và vuốt dây

Bụi phát sinh do quá trình làm sạch dây thép bằng các puly cạo rỉ và súng phun hơi áp lực, quá trình vuốt dây từ các kích cỡ lớn Φ5÷6,5 xuống các kích cỡ nhỏ hơn. Các quá trình này đều phát sinh bụi kim loại, với bụi có kích thước lớn đều rơi ngay trên bề mặt, còn bụi có kích thước nhỏ phát tán vào môi trường. Theo kết quả đo kiểm chất lượng môi trường năm 2007 và năm 2008 của Công ty Cổ phần Que hàn điện Việt Đức tại phân xưởng vuốt dây như sau:

TT Vị trí quan trắc Bụi toàn phần (mg/m3) Bụi hô hấp (mg/m3) Năm 2007

1 KV máy vuốt dây 4 cục 1,58 0,82

2 KV máy vuốt dây 5 cục 1,74 0,85

3 KV máy vuốt dây 8 cục 1,18 0,65

Năm 2008

1 KV máy vuốt dây 4 cục 2,18 1,25

2 KV máy vuốt dây 5 cục 2,25 1,28

3 KV máy vuốt dây 6 cục 2,28 1,32

TC 3733/2002/QĐ-BYT 4,00 2,00

Như vậy tại thời điểm lấy mẫu, nồng độ bụi toàn phần và bụi hô hấp tại các khu vực máy vuốt dây đều nằm trong giới hạn tiêu chuẩn 3733/2002/QĐ-BYT.

Nhà máy sử dụng dung dịch H2SO4 cho công đoạn tẩy rửa dầu cho quá trình kéo ướt và quá trình mạ. Trong quá trình mạ, dung dịch axit được dùng làm môi trường cho quá trình điện phân, đây là một axít tương đối mạnh, bản thân nó không bị điện phân, không bị bay hơi, mà trong bể mạ chỉ xảy ra quá trình điện phân ion kim loại (Cu2+

) thành kim loại Cu bám vào bề mặt dây, còn nước bị điện phân thành oxi bay lên, trong quá trình các bọt khí của oxi bay lên đã cuốn theo các phân tử axit, làm phát tán hơi axit trong môi trường không khí. Dưới đây là phản ứng hóa học:

2CuSO4 + 2H2O = 2Cu↓ + 2H2SO4 + O2↑ (1) Với lượng tiêu hao hóa chất hàng ngày như sau:

TT Loại hóa chất Lượng hóa chất tiêu hao (kg/ngày)

Số mol O2 theo phương trình phản ứng (mol)

1 CuSO4 122 0,38

Lượng khí Oxi sinh ra được tính toán theo các phương trình phản ứng (1) và dựa vào khối lượng hóa chất tiêu hao, ta tính được lượng Oxi bay lên là: 0,38(mol). Giả sử lượng ôxi bay lên sẽ cuốn theo lượng axit tương ứng bay lên và lượng axit cuốn theo là:

nH2SO4 = nO2 = 0,38 (mol) → mH2SO4 = 1,145 (kg/ngày)

Như vậy tại công đoạn mạ sản phẩm, ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu là hơi axit phát sinh do quá trình mạ, tuy nhiên tại mỗi bể mạ đều lắp đặt hệ thống chụp hút hơi axit, nên mức độ ảnh hưởng là không đáng kể.

Theo kết quả đo kiểm tra môi trường định kỳ năm 2007 và 2008 của Công ty Cổ phần Que hàn điện Việt Đức tại phân xưởng sản xuất dây hàn như sau:

TT Điểm lấy mẫu Hơi khí độc H2SO4 (mg/m3 KK)

Năm 2007 Năm 2008

1 Khu vực máy mạ dây 1 0,88 -

2 Khu vực máy mạ dây 2 1,75 -

3 Khu vực máy mạ dây 3 - 0,88

4 Khu vực máy mạ dây 4 - -

TC 3733/2002/QĐ-BYT 2 2

Ghi chú: TC 3733/2002/QĐ-BYT: Tiêu chuẩn hơi khí độc trong không khí vùng làm việc, áp dụng một lần tối đa.

Như vậy tại thời điểm đo nồng độ hơi axit ở các vị trí đo đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép theo TC 3733/2002/QĐ-BYT.

Đánh giá tác động - Bụi:

Bụi phát sinh trong quá trình sản xuất của Nhà máy bao gồm bụi vô cơ do phương tiện giao thông và quá trình làm sạch, chuốt bóng dây kim loại. Thường bụi có kích thước rất nhỏ, nhờ sự chuyển động của không khí trong khí quyển mà có thể phân tán trong một diện rộng. Bụi được đặc trưng bằng thành phần hoá học, thành phần khoáng, cũng như phân bố kích thước hạt. Bụi gây ra nhiều tác hại cho con người, động vật và thực vật qua đường hô hấp, gây ra bệnh bụi phổi, bệnh viêm phế quản và gây suy hô hấp. Ngoài ra chúng còn gây phù niêm mạc mắt. Với thực vật, bụi bám lên lá cây làm giảm khả năng quang hợp của cây.

Giới hạn cho phép nồng độ bụi lơ lửng trong khu vực sản xuất theo TC 3733- 2002/QĐ-BYT là 6mg/m3, trong không khí xung quanh và khu vực dân cư theo TCVN 5937-2005 là 300 µm/m3.

- Khí thải + Tác nhân SO2

Một phần của tài liệu Dự án sản xuất dây hàn 6000 tán tại Hải Dương (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)