Đánh giá tác động trong giai đoạn xây dựng a Nguồn gây tác động có liên quan đến chất th ả

Một phần của tài liệu Dự án sản xuất dây hàn 6000 tán tại Hải Dương (Trang 29 - 36)

I. Đánh giá tác động

1. Đánh giá tác động trong giai đoạn xây dựng a Nguồn gây tác động có liên quan đến chất th ả

Trong giai đoạn thi công xây dựng Dự án có các nguồn phát sinh chất thải gây ra các tác động môi trường đến khu vực dự án cũng như các khu vực lân cận, bao gồm:

Bảng 18. Nguồn phát sinh chất thải trong quá trình xây dựng dự án Nguồn phát sinh chất thải Các chất thải Các yếu tố bị tác động

Quá trình vận chuyển, bốc dỡ nguyên vật liệu xây dựng và đổ bỏ phế thải

- Bụi - Khí thải có chứa SO2, CO, CO2, NO2,Hydrocacbon - Rác thải xây dựng - Tiếng ồn, độ rung - Môi trường không khí

- Môi trường nước - Môi trường đất - Sức khỏe của người lao động Trộn bê tông

Quá trình thi công xây lắp Các phương tiện vận tải Các thiết bị thi công

Hoạt động sinh hoạt của công nhân - Nước thải - Chất thải rắn

- Môi trường nước - Môi trường đất

Nguồn gây tác động tới môi trường không khí

Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí trong quá trình xây dựng chủ yếu là bụi đất và các loại khí thải như (SO2, NOx, CO,…) do các phương tiện giao thông và máy móc

thi công xây dựng gây nên. Việc tính toán tải lượng chất gây ô nhiễm dựa trên khối lượng nguyên liệu xây dựng cần vận chuyển, số lượng xe và lượng nhiên liệu nhằm dự báo mức độ ô nhiễm và ảnh hưởng của nó đến chất lượng môi trường trong quá trình xây dựng.

+ Cơ sở tính toán lượng bụi phát sinh trong quá trình vận chuyển

Khối lượng nguyên vật liệu đáp ứng cho xây dựng cơ sở hạ tầng của Dự án được tính dựa trên tổng diện tích xây dựng các công trình như nhà xưởng, hệ thống giao thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện,...

Khối lượng nguyên vật liệu xây dựng cần vận chuyển được xác định bằng công thức thực nghiệm sau:

M vlxd = S*d (tấn) Trong đó:

M: Khối lượng vật liệu xây dựng (tấn)

S : Diện tích xây dựng cơ sở hạ tầng 11.216 m2.

d : Hệ số khối lượng vật liệu xây dựng trung bình 1,2 tấn/m2. M vlxd = 11.216 (m2) * 1,2 (tấn/m2) = 13.460 tấn

Tổng khối lượng nguyên vật liệu dùng cho xây dựng các công trình cơ bản là 13.460 tấn. Với khối lượng như trên thì sẽ cần khoảng 673 lượt xe ô tô có tải trọng 20 tấn, sử dụng nhiên liệu là dầu diezel, như vậy trung bình một ngày sẽ có khoảng 7 xe chuyên chở ra vào khu vực dự án.

Trong quá trình vận chuyển các phương tiện này phát sinh ra lượng bụi tương đối lớn bao gồm bụi từ mặt đường, bụi do nguyên vật liệu rơi vãi và bụi từ quá trình đốt cháy nhiên liệu của động cơ ô tô. Theo phương pháp đánh giá nhanh của WHO đã đưa ra hệ số phát sinh bụi quẩn từ mặt đường như sau:

Bảng 24. Dự báo tải lượng bụi phát sinh trong quá trình vận chuyển

Nguồn phát sinh Hệ số phát sinh (bụi đường nhựa, bê tông 1000km) Lượng bụi phát sinh (kg/1000km*xe) Tải lượng phát sinh trung bình (kg/ngày)

Vận tải giao thông 3,7* f 952,6 0,95

Nguồn WHO: Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm đất, nước, không khí - Tập1, Generva, 1993.

Ghi chú:

f: là hệ số phát sinh bụi thứ cấp khi xe chạy trên đường được xác định theo công thức: f = v.M0,7.n0,5

Trong đó:

- M : Tải trọng trung bình của xe, M = 20 (tấn) - n : Số bánh xe trung bình, n = 20 chiếc/xe - S : Quãng đường trung bình, S = 1 km

Các loại bụi đất có kích thước và tỷ trọng lớn, khó phát tán đi xa nên chỉ gây ô nhiễm cục bộ tại khu vực dự án và trên các tuyến đường vận chuyển. Tuy nhiên cần có biện pháp thích hợp giảm thiểu ảnh hưởng tới sức khoẻ người lao động tại công trường.

Nguồn phát sinh khí thải:

Các phương tiện vận tải sử dụng chủ yếu là xăng, dầu diezen. Trong quá trình hoạt động nhiên liệu bị đốt cháy sẽ thải ra môi trường lượng khói thải khá lớn chứa các chất ô nhiễm không khí như: bụi khói, CO, CO2, SO2, NOx, hydrocacbon… Mức độ phát thải các chất ô nhiễm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nhiệt độ không khí, vận tốc xe chạy, chiều dài quãng đường vận chuyển, loại nhiên liệu, các biện pháp kiểm soát ô nhiễm. Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, phương pháp dự báo tải lượng các chất ô nhiễm đối với các loại ô tô sử dụng dầu diezen như sau:

Bảng 25. Hệ số phát thải khí do 1 phương tiện tham gia giao thông Chỉ tiêu Hệ số (kg/1000km) Quãng đường (km) Thời gian (phút) Số xe (vào/ra) Lượng phát thải (g/phút) Bụi 0,9 1 6 1 0,1500 SO2 4,15*S 1 6 1 0,0028 NOx 14,4 1 6 1 2,4000 CO 2,9 1 6 1 0,4833 HC 0,8 1 6 1 0,1333

Nguồn WHO: Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm đất, nước, không khí - Tập1, Generva, 1993. Ghi chú: S – Hàm lượng % lưu huỳnh có trong dầu, S = 0,4%

Bảng 26. Lượng khí phát thải và bụi tương ứng với số xe vận chuyển Số xe Bụi (g/phút) SO2 (g/phút) NOX (g/phút) CO (g/phút) HC (g/phút) 7 1,05 0,019 16,8 3,38 0,93

Đây là nguồn gây tác động tới môi trường không khí, đồng thời là nguyên nhân gây tác động trực tiếp đến hệ thống thoát nước do hiện tượng lắng đọng bùn cặn và gây ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt khu vực.

Tuy nhiên các tác động này mang tính cục bộ trong thời gian ngắn. Do mật độ thi công không lớn, nên các tác động từ việc xây dựng tới môi trường không nhiều. Kết thúc giai đoạn thi công, các tác động này cũng không còn nữa.

Đánh giá tác động

Tác động của bụi

Bụi phát sinh từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, quá trình bốc dỡ, quá trình thi công xây dựng nền móng, xây dựng nhà xưởng... Nguồn gây ô nhiễm bụi trong giai đoạn này thuộc loại nguồn mặt, có tính biến động cao, thay đổi tùy theo cường độ hoạt động xây dựng, hướng và tốc độ gió trong khu vực, độ ẩm và nhiệt độ không khí trong ngày. Thông thường bụi phát sinh ban ngày nhiều hơn ban đêm, khó kiểm soát, khó xử lý và khó xác định theo định lượng nồng độ và tải lượng ô nhiễm.

Bụi tác động đến con người và động vật chủ yếu qua đường hô hấp như viêm phổi, hen suyễn, lao phổi. Tác động đến thực vật làm ngăn cản quá trình sinh trưởng...

Tuy nhiên phần lớn loại bụi này đều có khả năng lắng tốt, theo kinh nghiệm thực tế tại các công trường xây dựng, khi thời tiết khô, với phạm vi 30m tính từ mép đường vận chuyển theo hướng gió sẽ là khu vực chịu ảnh hưởng của loại bụi này. Như vậy bụi phát sinh từ các hoạt động giao thông vận tải đã làm ảnh hưởng tới dân cư sống ven đường theo các tuyến đường vận chuyển (đường 5A), công nhân làm việc tại công trường và các nhà máy khác xung quanh dự án.

Tác động của các khí thải từ các động cơđốt nhiên liệu

Thành phần của khí thải bao gồm các khí sau: CO, SO2, NOx, HC. Đây là các khí có độc tính cao đối với con người và động vật. Cục Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (USEPA) đã kết luận rằng khí thải từ phương tiện giao thông sử dụng dầu diezel có khả năng gây ung thư cho con người. Khoảng 30 công trình nghiên cứu dịch tễ trên từng cá nhân cho thấy nguy cơ bị ung thư phổi tăng từ 20-89% trong số những người được nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu của cơ quan khoa học trong lĩnh vực y tế đã cho thấy nguy cơ ung thư phổi tăng từ 33 – 47% khi con người tiếp xúc với khí thải từ các phương tiện giao thông trong thời gian dài. [http://www.nea.gov.vn]

Do số lượng các loại máy móc/thiết bị và xe tải phục vụ quá trình xây dựng không nhiều, hơn nữa khu vực thực hiện dự án tương đối thoáng gió, khí thải phát sinh nhanh chóng được pha loãng vào môi trường xung quanh, do đó ô nhiễm khí thải trong quá trình xây dựng sẽ không lớn, chỉ mang tính cục bộ (trên phạm vi công trường) và tạm thời (chỉ phát sinh trong giai đoạn xây dựng).

Nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), chất hữu cơ (BOD), các chất dinh dưỡng (N,P) và vi sinh vật gây bệnh

Theo tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới WHO đã nghiên cứu và công bố cho thấy tải lượng các chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày thải vào môi trường nếu không xử lý được thể hiện như sau:

Bảng 27. Tải lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt

(Định mức cho 1 người) Chất ô nhiễm Khối lượng (g/người/ngày) BOD5 45 ÷ 54 Tổng chất rắn hòa tan (TDS) 170 ÷ 220 Nitrat (NO3-) 6 ÷ 12 Phosphat (PO4 3- ) 0,6 ÷ 4,5 Dầu mỡ 0 ÷ 30

Nguồn: WHO - Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí - Tập I, Generva, 1993

Tại công trường có khoảng 50 người tham gia xây dựng, tải lượng các chất gây ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được tính toán trong bảng sau:

Bảng 28. Tải lượng các chất gây ô nhiễm trong nước thải

(Tính cho 50 công nhân)

TT Chất ô nhiễm Tải lượng (kg/ngày) 1 BOD5 2,25 ÷ 2,7 2 Tổng chất rắn hòa tan (TDS) 8,5 ÷11 3 Nitrat (NO3-) 0,3 ÷ 0,6 4 Phosphat (PO43-) 0,03 ÷ 0,225 5 Dầu mỡ 0 ÷ 1,5

Nguồn: WHO - Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí - Tập I, Generva, 1993

Lưu lượng nước cấp dùng cho sinh hoạt của công nhân được tính như sau:

Loại nước Số công nhân TCXDVN 33:2006 Lưu lượng nước

Nước cấp cho công nhân 50 người 80 lít/người.ngày 4 m3/ngày

Ghi chú: TCXDVN 33:2006: Tiêu chuẩn cấp nước tính theo đầu người (bảng 3.1)

Giả sử 100% nước dùng cho sinh hoạt của công nhân đều thải ra môi trường thì lượng nước thải phát sinh lấy trung bình sẽ là 4 m3

/ngày.

Nồng độ các chất gây ô nhiễm được xác định trong bảng sau:

Bảng 25. Nồng độ các chất gây ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

TT Chất ô nhiễm Tổng tải lượng (kg/ngày) Nồng độ (mg/l) QCVN 14:2008/BTNMT Cột B 1 BOD5 562 ÷ 675 60 9,4 ÷ 11 2 Tổng chất rắn hòa tan (TDS) 2125 ÷ 2750 1200 1,8 ÷ 2,3 3 Nitrat (NO3- ) 75 ÷ 150 60 1,25 ÷ 2,5 4 Phosphat (PO43-) 7,5 ÷ 56,25 12 0,6 ÷ 4,7 5 Dầu mỡ động thực vật 0 ÷ 375 24 0 ÷ 15,6 Ghi chú:

- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt - Cột B: Áp dụng khi nước thải sinh hoạt thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

Nhận xét:

Như vậy, với nồng độ cao của các chất ô nhiễm, nếu không xử lý triệt để thì nước thải sinh hoạt có thể gây ảnh hưởng xấu đến nguồn nước của mương phía sau dự án (nơi tiếp nhận trực tiếp nước thải). Các hợp chất hữu cơ dễ bị ôxy hoá sinh học làm cho lượng ôxy trong nguồn nước bị cạn kiệt, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của các loài thủy sinh. Chất dinh dưỡng nitơ, phốt pho tạo điều kiện cho rong tảo phát triển, gây ra hiện tượng phú dưỡng, làm mất cân bằng sinh thái của mương. Việc gây ô nhiễm mương tiếp nhận có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước tưới tiêu cho cánh đồng khu vực này.

Nước mưa chảy tràn (Chưa tính)

Vào mùa mưa có nước mưa chảy tràn trên bề mặt công trường, lượng nước mưa chảy tràn phụ thuộc vào chế độ mưa của khu vực, theo số liệu khí tượng thuỷ văn thời

gian có số trận mưa lớn chỉ tập trung vào một vài tháng, khi đó lượng nước mưa trong khu vực khá cao.

Lượng nước mưa rơi trực tiếp xuống diện tích công trường được tính toán theo công thức:

Qmưa = A.F (m3/ngđ) Trong đó:

A: Lượng mưa trung bình các tháng xây dựng của khu vực, A= 0,313 m/tháng F: Diện tích khu vực xây dựng (24.218,3 m2).

Kết quả tính toán như sau:

Qmưa = 0,313* 24.218,3 = 7.580 m3/tháng

Với lượng nước mưa như trên, trong quá trình chảy qua bề mặt khu đất dự án sẽ kéo theo một lượng lớn đất, cát xuống sông, mương, tạo nên hiện tượng bồi lắng lòng sông, cản trở dòng chảy. Lượng đất, cát trôi theo nước mưa được ước tính khoảng 0,3kg/m3 nước mưa. Vậy tải lượng đất cát có trong nước mưa chảy tràn là:

m = Q * 0,3 kg/m3 = 7.580 m3/tháng * 0,3 kg/m3 = 2274 kg/tháng

Đơn vị sẽ có biện pháp thu hồi toàn bộ lượng nước mưa chảy vào hệ thống cống, hố ga thu cặn tạm để hạn chế đất cát chảy vào mương, sông khu vực dự án.

Nước thải từ quá trình thi công xây dựng

Trong quá trình thi công xây dựng nước được sử dụng trong khâu làm vữa, đúc bê tông, ngoài ra còn có nước phun ẩm đường chống bụi. Lượng nước thải phát sinh ít. Thành phần ô nhiễm chính trong nước thải thi công xây dựng chủ yếu là đất, cát… thuộc loại ít độc hại, dễ lắng đọng, tích tụ ngay trên các tuyến thoát nước thi công tạm thời. Nhìn chung mức độ ảnh hưởng của nước thải thi công ở mức thấp.

Đánh giá nguồn gây ô nhiễm môi trường nước + Tác động của nước thải sinh hoạt

Nước thải trong giai đoạn này chủ yếu phát sinh từ quá trình sinh hoạt của công nhân làm việc trên công trường. Theo tính toán tại bảng 18 (trang 33) cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải khá cao, nếu không xử lý triệt để sẽ gây ảnh hưởng xấu đến mương thoát nước khu vực nhà máy (nơi tiếp nhận trực tiếp nước thải). Các hợp chất hữu cơ dễ bị ôxy hoá sinh học làm cho lượng ôxy trong nguồn nước bị cạn kiệt, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của các loài thủy sinh. Chất dinh dưỡng nitơ, phốt pho tạo điều kiện cho rong tảo phát triển, gây ra hiện tượng phú dưỡng, làm mất cân bằng sinh thái của lưu vực tiếp nhận. Việc gây ô nhiễm mương tiếp nhận có thể ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước tưới tiêu cho cánh đồng khu vực này.

Nước mưa chảy tràn qua khu vực hoạt động của dự án trong thời gian thi công xây dựng hạ tầng cuốn theo đất, cát, ximăng và các loại rác sinh hoạt theo dòng chảy gây sụt lở bờ tạo lên hiện tượng bồi lắng lòng sông, làm ô nhiễm nguồn nước mặt và ảnh hưởng đến các loài thủy sinh trong lưu vực.

Nguồn phát sinh chất thải rắn

Chất thải rắn phát sinh trong quá trình xây dựng bao gồm đất, cát, sỏi rơi vãi, xi măng, vôi vữa, cốp pha, thép xây dựng và các loại vật liệu xây dựng khác. Ngoài ra còn một lượng chất thải rắn sinh hoạt của công nhân trên công trường tạo ra.

Chất thải rắn xây dựng

Như đã dự tính ở trên, tổng khối lượng vật liệu như đất, cát, sắt thép, ximăng, sỏi đá, copha... là 13.460tấn và chỉ khoảng 0,05% khối lượng này bị rơi vãi trên công trường, như vậy khối lượng chất thải rắn phát sinh trong suốt quá trình xây dựng vào khoảng 6,73 tấn.

Loại chất thải này không chứa các thành phần nguy hại, không bị thối rữa, không tạo mùi gây ô nhiễm môi trường. Hơn nữa chúng lại có giá trị sử dụng vào các mục đích sau: cốp pha gỗ dùng làm chất đốt; gạch vỡ, vật liệu xây dựng rơi vãi dùng để san lấp mặt bằng; vỏ bao xi măng thu hồi bán cho các cơ sở tái chế bao bì, giấy. Điều này sẽ hạn chế tới mức thấp nhất những ảnh hưởng của chất thải tới môi trường khu vực.

Chất thải rắn sinh hoạt

Ước tính trung bình mỗi ngày một người thải ra một lượng chất thải rắn sinh hoạt là 0,3 ÷ 0,5 kg/ngày, như vậy với lượng công nhân tham gia hoạt động trên công trường là 50 người thì khối lượng rác thải phát sinh từ các công đoạn này trong một ngày sẽ là 15 ÷ 25 kg/ngày.

Lượng chất thải này tuy không nhiều xong nếu không thu gom hàng ngày sẽ gây ô

Một phần của tài liệu Dự án sản xuất dây hàn 6000 tán tại Hải Dương (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)