Kiến nghị với Bộ tài chính và các cơ quan quản lý nhà nước liên quan

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển hoạt động tư vấn cổ phần hoá của công ty chứng khoán Ngân hàng công thương Việt nam potx (Trang 58 - 62)

- Hoàn thiện khung pháp lý, thể chế chính sách.

Đẩy mạnh việc triển khai thực thi Luật chứng khoán thông qua việc ban hành và triển khai các văn bản hướng dẫn (nghị quyết; quyết định; thông tư hướng dẫn và các quy trình nghiệp vụ); hoàn thiện quy chế đấu giá theo hướng 2 cấp và ngày càng công khai minh bạch hơn.

Hoàn thiện các quy định về thuế, phí, lệ phí và ngoại hối để có hướng tháo gỡ nhằm khuyến khích thị trường phát triển nhưng phải đảm bảo sự tuân thủ các quy định pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và quản lý ngoại hối, kiểm soát dòng vốn đầu tư trên thị trường chứng khoán.

Xây dựng và công bố lịch trình mở cửa đối với nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán phù hợp với luật đầu tư và cam kết của WTO.

- Tăng cường số lượng và chất lượng cung cầu hàng hoá cho thị trường

Về phát triển cung chứng khoán:

+ Quyết liệt thực hiện kế hoạch cổ phần hoá DNNN 2006 - 2010 tập trung cổ phần hoá các doanh nghiệp lớn, các tổng công ty nhà nước, các ngân hàng thương mại nhà nước. Thực hiện chào bán cổ phiếu, trái phiếu của các doanh nghiệp ra công chúng và gắn với niêm yết trên TTCK.

+ Mở rộng việc chuyển đổi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành công ty cổ phần kết hợp với việc chào bán ra công chúng. Tăng cường chất lượng công bố thông tin của các doanh nghiệp khi thực hiện chuyển đổi.

+ Đẩy mạnh việc huy động vốn dưới hình thức trái phiếu (đặc biệt là trái phiếu đô thị, trái phiếu đầu tư, trái phiếu công trình); mở rộng các hình thức phát hành, cải tiến phương thức phát hành trái phiếu theo lô lớn, tăng cường hình thức phát hành thông qua đấu thầu, bảo lãnh để niêm yết trên TTCK.

+ Xây dựng cơ sở nhà đầu tư mà trong đó các nhà đầu tư có tổ chức làm nòng cốt đảm bảo tính ổn đinh cho TTCK.

+ Khuyến khích và đẩy mạnh việc tham gia của các định chế đầu tư chuyên nghiệp vào TTCK (ngân hàng; chứng khoán; bảo hiểm; quỹ đầu tư).

- Tái cấu trúc thị trường chứng khoán:

Tái cấu trúc và phát triển thị trường có tổ chức:

+ Chuyển TTGDCK TP Hồ Chí Minh thành sở giao dịch chứng khoán trong giai đoạn đầu tổ chức dưới hình thức công ty TNHH và đến năm 2010 tiến hành cổ phần hoá sở giao dịch chứng khoán.

+ Phát triển TTGDCK Hà Nội thành thị trường giao dịch các cổ phiếu của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tách TTGDCK Hà Nội ra khỏi UBCKNN thành công ty TNHH do Nhà nước sở hữu.

+ Xây dựng thị trường trái phiếu chính phủ chuyên biệt tại TTGDCK Hà Nội. Thu hẹp thị trường tự do:

+ Thực hiện quản lý công ty đại chúng theo quy định của Luật doanh nghiệp, luật chứng khoán, thực hiện chế độ báo cáo, thông tin, quản trị doanh nghiệp.

+ Thông qua hoạt động nghiên cứu, thanh toán chứng khoán tập trung, giảm thiểu rủi ro trên thị trường tự do.

+ Tiêu chuẩn hoá hoạt động của TTLKCK và các thành viên lưu ký, từng bước phát triển và hoàn thiện các phương pháp nghiệp vụ của TTLKCK theo các chuẩn mực quốc tế theo khuyến nghị của nhóm G30.

Nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức trung gian:

Nâng cao năng lực tài chính của các tổ chức tài chính trung gian thông qua việc nâng vốn páp định theo hướng dẫn của Luật chứng khoán; áp dụng quy định về quản trị công ty; tiêu chuẩn hoá đội ngũ nhân viên hành nghề thông qua chuẩn hoá việc cấp chứng chỉ hành nghề.

Hiện đại hoá về cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng khoa học công nghệ tin học trong giao dịch chứng khoán kết hợp với mở rộng mạng lưới dịch vụ, liên kết các sản phẩm giữa chứng khoán, tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, từng bước hình thành qua phát triển mô hình của các ngân hàng đầu tư.

Áp dụng các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với nhân viên hành nghề theo thông lệ quốc tế.

Tăng cường năng lực quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước

Hoàn thiện bộ máy tổ chức, hoạt động của UBCKNN theo tinh thần Luật chứng khoán, nâng cao năng lực hoạt động của bộ máy giám sát, thanh tra và cưỡng chế thực thi, bồi dưỡng nâng cao năng lực bộ máy quản lý, vận hành thị trường đáp ứng yêu cầu thực tiễn của thị trường.

Phối kết hợp giữa bộ tài chính và NHNN trong việc trao đổi thông tin, nắm bắt luồng tiền thông qua quản lý ngoài hối, giám sát các hoạt động của các tổ chức tín dụng liên quan đến TTCK như: Các nghiệp vụ cầm cố, Repo, hoán đổii… trước hết bảo đảm chế độ báo cáo và công bố thông tin đối với các hoạt động này.

Tăng cường tính công khai minh bạch và chất lượng quản trị công ty

Ban hành quy chế quản trị công ty áp dụng với các công ty niêm yết công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư. Áp dụng các chuẩn mực quốc tế và khuyến cáo của các tổ chức quốc tế IOSCO trên cơ sở một hệ thống kế toán, kiểm toán tốt.

Cải cách thủ tục hành chính, ban hành và thực thi quy trình cấp phép thành lập và hoạt động của các công ty chứng khoán; công ty quản lý quỹ, minh bạch hoạt động quản lý, giám sát thị trường của cơ quan quản lý.

Nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin:

Trước mắt, hoàn thiện nâng cấp công nghệ thông tin hiện có tại các TTGDCK (nâng cấp máy chủ hệ thống tăng thêm trạm đầu cuối nhập lệnh ); cải tiến phương pháp giao dịch tiến tới tổ chức giao dịch từ xa.

Tích cực triển khai thực hiện dự án hiện đại hoá công nghệ thông tin ngành chứng khoán, tiến tới tự động hoá toàn bộ các hoạt động giao dịch, thanh toán, công bố thông tin, giám sát thị trường theo các chuẩn mực quốc tế vào năm 2008.

Các hoạt động nâng cấp công nghệ thông tin tại sở giao dịch chứng khoán, TTGDCK, TTLKCK phải gắn kết với nâng cấp công nghệ thông tin tại các công ty chứng khoán, thành viên lưu ký.

Hoàn thiện hệ thống đào tạo cấp phép hành nghề chứng khoán để đáp ứng với yêu cầu mới của thị trường, cải tiến hình thức thi tuyển, sát hạch và cấp phép hành nghề theo từng vị trí chuyên môn làm việc.

Tăng cường đào tạo phổ cập kiến thức về TTCK ra công chúng; phối hợp với các trường Đại học xây dựng giáo trình, chương trình thực hành, mở các lớp miễn phí, các lớp đào tạo qua truyền hình, tập huấn cho các Bộ, ngành, địa phương, tổng công ty, doanh nghiệp.

- Phát triển các trung tâm giao dịch: Để TTCK Việt Nam thực sự phát triể, nhiệm vụ trước mắt của các cơ quan quản lý Nhà nước là phải khẩn trương tăng lượng hàng hoá cho TTCK, gắn tiến trình cổ phần hoà với đăng ký giao dịch và niêm yết. Ngày 14/06/2005, Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số 527/QĐ-TTg về việc phê duyệt danh sách các công ty cổ phần hoá thực hiện bán đấu giá cổ phần, niêm yết, đăng ký giao dịch tại các TTGD chứng khoán Việt Nam. Theo đó, có 178 doanh nghiệp trực thuộc các Bộ, ngành các Tổng công ty Nhà nước, các địa phương thuộc đối tượng niêm yết, đăng ký giao dịch tại các TTGD chứng khoán. Tuy nhiên, qua gần 1 năm thực hiện tính đến tháng 08/2006 mới chỉ khoảng 60 công ty lên đăng ký giao dịch và niêm yết. Điều đó cho thấy quan điểm chỉ đạo của Chính phủ rất quyết liệt và rõ ràng nhưng kết quả không như mong đợi của cơ quan triển khai là Bộ tài chính. Vì vậy, cần phải xử lý nghiêm khắc các trường hợp cố tình né tránh cổ phần hoá và niêm yết.

Đối với việc công bố thông tin, cần phải có quy chế bắt buộc công khai minh bạch thông tin đối với tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt niêm yết hay chưa niêm yết. Bên cạnh đó, việc công bố thông tin của các TTGD chứng khoán phải được thực hiện trên một hệ thống đồng bộ để tạo sự công bằng cho các nhà đầu tư khi tiếp nhận thông tin.

- Nâng cao trình độ của công chúng đầu tư: Mức độ chuyên nghiệp của nhà đầu tư góp phần quan trọng vào sự phát triển của TTCK và Các CTCK, để ngày càng nhiều công chúng quan tâm đến TTCK, chúng ta cần phải tuyên truyền, phổ cập rộng rãi các kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán qua các hình thức: quảng bá trên truyền hình, đài phát thanh, báo chí, tổ chức các buổi hội thảo, các buổi phổ cập kiến thức miễn phí…..

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển hoạt động tư vấn cổ phần hoá của công ty chứng khoán Ngân hàng công thương Việt nam potx (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)