Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển hoạt động tư vấn cổ phần hoá của công ty chứng khoán Ngân hàng công thương Việt nam potx (Trang 44 - 47)

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công ty cũng có một số hạn chế nhất định về hoạt động tư vấn cổ phần hoá:

- Thứ nhất, quy trình tư vấn đã từng bước được hoàn thiện song quy trình riêng cho từng loại hình doanh nghiệp thì chưa được xây dựng cụ thể. Cho nên, khi thực hiện tư vấn cho các loại hình doanh nghiệp khác nhau: Sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ… thì còn gặp một vài vấn đề trong quá trình định giá doanh nghiệp vận dụng cho các loại hình doanh nghiệp có thể khác nhau. Các doanh nghiệp trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh có thể định giá theo phương pháp tài sản, các doanh nghiệp tham gia lĩnh vực như ngân hàng, tài chính, tin học… thì sử dụng phương pháp ròng tiền triết khấu mà qui trình chung. Do đó, khi thực hiện tư vấn các loại hình doanh nghiệp khác nhau, các nhân viên tư vấn phải nghiên cứu.

- Thứ hai, khách hàng của hoạt động tư vấn của công ty đã có sự đa dạng hơn từ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đến doanh nghiệp thương mại, dịch vụ nhưng hoạt động tư vấn vẫn chưa mở rộng đến các loại hình doanh nghiệp mang lại tỉ suất lợi nhuận cao như ngân hàng, công nghệ tin học, thiết kế xây dựng…

- Thứ ba, Đội ngũ chuyên viên tư vấn có chuyên môn cao song còn hạn chế về số lượng. Công ty còn thiếu một số các chuyên gia am hiểu các lĩnh vực xác định giá trị tài sản, xác định giá trị lợi thế của doanh nghiệp, về luật pháp và kiểm toán. Như thế, khi quá trình cổ phần hoá được thúc đẩy mạnh mẽ, ngày càng có nhiều doanh nghiệp cổ phần hoá thì với số lượng nhân viên như vậy khó đáp ứng được khối lượng công việc lớn và thời gian cho quá trình cổ phần hoá của doanh nghiệp. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến việc mở rộng và phát triển thị trường mục tiêu hướng tới doanh nghiệp lớn sau này.

- Thứ tư, Các dịch vụ hỗ trợ sau tư vấn cổ phần hoá chưa được chú trọng

- Thứ năm, hiện tại công ty vẫn chưa có phòng Marketing riêng, cho nên khẳ năng quảng bá hoạt động tư vấn đến với doanh nghiệp còn yếu, các hoạt động quảng cáo,

khuyếch trương dịch vụ tư vấn được thực hiện ở mức rất hạn chế. Vì vậy, các cán bộ tư vấn vẫn phải đảm đương cả công việc tự tìm kiếm khách hàng cho hoạt động

Những hạn chế trên là do nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan đã ảnh hưởng đến hoạt động tư vấn cổ phần hoá của công ty:

Để thúc đẩy hơn nữa quá trình cổ phần hoá và để khắc phục các khó khăn, vướng mắc gặp phải, chính phủ đã liên tục thay đổi các nghị định cho phù hợp. Từ những năm đầu của tiến trình cổ phần hoá thì một loạt các nghị định và thông tư hướng dẫn ra đời nhằm thúc đẩy cổ phần hoá nhưng quá trình đó vẫn diễn ra hết sức chậm chạp, cho nên mới đây nhất nghị định 187/NĐ-CP/2004 do chính phủ ban hành vào ngày 16/11/2004 về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần thay thế nghị định 64/NĐ-CP/2002 cũng do chính phủ ban hành ngày 19/6/2002 đã ra đời. Sự thay đổi liên tục đó đã ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động tư vấn của công ty. Bởi bất cứ hoạt động gì cũng phải hoạt động theo pháp luật. Cho nên, công ty phải thay đổi quy trình của mình cho phù hợp nghị định mới ban hành. Bên cạnh đó, các luật khác như Luật doanh nghiệp nhà nước, Luật lao động, Luật thương mại… cũng đã ảnh hưởng đến việc xây dựng quy trình và hoạt động tư vấn doanh nghiệp.

Ngoài ra, hệ thống thông tin và số liệu thống kê không đầy đủ, vì vậy chưa trở thành chỗ dựa đáng tin cậy cho cán bộ tư vấn trong việc phân tích các dữ liệu.

Tiếp theo phải kể đến các nguyên nhân chủ quan từ phía công ty, đó là: Công ty mói mở thêm hoạt động tư vấn cổ phần hoá được vài năm. Cho nên, chưa có thời gian tuyển thêm nhiều nhân viên cho hoạt động. Khả năng nghiên cứu và triển khai các ứng dụng các hoạt động bổ trợ sau cổ phần hoá còn hạn chế, do đó các dịch vụ sau cổ phần hoá chưa được chú trọng. Ngoài ra, cũng như bất cứ một hoạt động nào khác, trước khi có nguồn thu từ hoạt động tư vấn, công ty phải chi phí cho các hoạt động khuyếch trương, tiếp xúc và thăm dò các doanh nghiệp cho nên với lượng vốn cho hoạt động tư vấn vừa bằng với quy định 3 tỷ đồng thì đó là một thách thức với doanh nghiệp, bên cạnh đó, các điều kiện về cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho quá trình hoạt động còn hạn chế.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN CỔ PHẦN HOÁ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển hoạt động tư vấn cổ phần hoá của công ty chứng khoán Ngân hàng công thương Việt nam potx (Trang 44 - 47)