Quy trình tư vấn cổ phần hoá của công ty chứng khoán

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển hoạt động tư vấn cổ phần hoá của công ty chứng khoán Ngân hàng công thương Việt nam potx (Trang 27 - 43)

Các công ty chứng khoán đều có quy trình tư vấn cổ phần hoá của mình trên cơ sở quy trình chung, IBS cũng có quy trình thực hiện tư vấn cổ phần hoá như quy trình chung, IBS cũng có quy trình thực hiện tư vấn của công ty mình theo các bước sau:

Bước 1: Tiếp xúc lần đầu

- Các dự án đã và đang thực hiện về cổ phần hoá - Danh sách nhân sự

- Chức vụ của nhân viên trực tiếp thực hiện tư vấn

Bước 2: Kí hợp đồng giữa công ty chứng khoán IBS và doanh nghiệp

- Báo giá

- Soạn hợp đồng

- Kí hợp đồng

Bước 3: Thu thập thông tin và số liệu

- Trao đổi sơ lược về kế hoạch và nội dung làm việc

- Thu thập tài liệu từ công ty bao gồm: Hồ sơ pháp lí thành lập và cổ phần hoá của Doanh nghiệp

+ Báo cáo tài chính các năm và quyết toán thuế đã được phê duyệt + Các thông tin về tình hình thực hiện kế hoạch trong năm

+ Kế hoạch sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, cổ tức của công ty trong 3 năm tới + Kế hoạch đầu tư trong các năm tới

+ Các số liệu liên quan đến người lao động và công tác tiền lương trong doanh nghiệp

+ Các số liệu kinh tế và số liệu nghành đã được ICB và ICB tập hợp, đánh giá và kiểm chứng.

+ Các nhận xét, đánh giá ý kiến riêng của nhân viên phân tích và có thẩm quyền - Thông tin tự thu thập

Bước 4: Xử lý thông tin và số liệu

- Thảo luận với DN gồm:

 Số liệu kế toán ở Phòng kế toán

 Tình hình và kế hoạch kinh doanh ở Phòng kế hoạch

 Tình hình nhân sự, lao động ở Phòng nhân sự

Bước 5: Xác định giá trị doanh nghiệp

Bước 6: Phê duyệt báo cáo xác định giá trị doanh nghiệp Bước 7: Lập phương án cổ phần hoá:

Xây dựng phương án cổ phần hoá là một trong những bước quan trọng của quy trình cổ phần hoá. Phương án cổ phần hoá thể hiện mục tiêu xây dựng một mô hình công

ty hoàn toàn mới, nhằm phát huy cao nhất năng lực của công ty, tối ưu hoá lợi nhuận cho cổ đông và thực hiện thành công chiến lược phát triển dài hạn. Vì vậy, phương án cổ phần hoá phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

 Vốn điều lệ của công ty phải đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh, yêu cầu đầu tư

dài hạn và đảm bảo mục tiêu tối đa hoá tỷ suất lợi nhuận trên vốn.

 Phương án sản xuất kinh doanh phải khả thi trên cơ sở đảm bảo quyền lợi của người

lao động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Các khoản vay và công nợ phải đảm bảo hiệu quả và không làm gia tăng rủi ro của

công ty tài chính công ty trong tương lai

 Tài sản cố định và lưu động phải được sử dụng hiệu quả

 Phương án bán cổ phần phù hợp với mục tiêu quản trị của công ty cổ phần

Tuy nhiên mục tiêu cổ phần hoá quan trọng là đảm bảo quyền lợi của người lao động. Do vậy, phương án cổ phần hoá cũng giải quyết một cách tối ưu các vấn đề:

- Quyền lợi người lao động khi sắp xếp lại lao động.

- Quyền được mua cổ phần ưu đãi

- Quyền được chia các khoản khen thưởng, phúc lợi

- Quyền được đào tạo lại

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp Nhà nước do phải thực hiện kế hoạch cổ phần hoá theo chỉ định của cấp trên nên hoàn toàn chưa chủ động và chưa chuẩn bị được các điều kiện thuận lợi để cổ phần hoá. Ban lãnh đạo công ty và cán bộ công nhân viên thiếu kinh nhiệm về cổ phần hoá, chưa nhận thức hết các vấn đề và công việc cụ thể phải thực hiện khi tiến hành cổ phần hoá. Với lợi thế của một công ty chứng khoán mạnh hàng đầu. IBS đã giúp doanh nghiệp xây dựng một phương án cổ phần hoá hoàn chỉnh và hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình xét duyệt phương án của các cơ quan có thẳm quyền.

Một phương án cổ phần hoá hoàn thiện và được trình lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt bao gồm có 4 phần:

 Phần 1: Tình hình doanh nghiệp trước khi cổ phần hoá

 Phần 2: Phương án cổ phần hoá

 Phần 3: Phương án sắp xếp lao động

Các bước xây dựng phương án cổ phần hoá được IBS thực hiện thông qua các bước sau:

 Trao đổi về kế hoạch nội dung làm việc với doanh nghiệp

 Thu thập thông tin

 Trao đổi về các số liệu kế toán

 Tư vấn về phương án sắp xếp lại lao động

 Trao đổi và tư vấn về tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại và kế hoạch

hoạt động, đầu tư sau cổ phần hoá

 Hoàn tất sơ bộ phương án cổ phần hoá và trao đổi thêm với doanh nghiệp

 Thống nhất nội dung chính của phương án cổ phần hóa

 IBS hoàn thiện và gửi Phương án cổ phần hoá cho Doanh nghiệp

 Giúp đỡ và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc trình lên các cấp có thẩm

quyền để phê duyệt phương án cổ phần hoá

Bước 8: Tư vấn xây dựng Điều lệ dự thảo công ty cổ phần

Trên cơ sở Luật doanh nghiệp và các văn bản pháp lí hướng dẫn, đặc thù của doanh nghiệp để dự thảo Điều lệ công ty cổ phần, với mục tiêu xây dựng một cơ chế quản trị công ty phù hợp

Bước 9: Các bước chỉnh sửa và hoàn chỉnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Thông qua giám đốc khối

+ Thống nhất với Ban đổi mới tại công ty

Bước 10: Thanh lí hợp đồng

Trên đây là 8 bước sơ lược về quy trình tư vấn, để cụ thể hơn việc thực hiện, ta xem xét một quy trình tư vấn cổ phần hoá gồm 3 bước cơ bản sau đây:

Khảo sát và định giá doanh nghiệp, kí hợp đồng tư vấn: Sau khi có sự thống nhất về mặt nguyên tắc, IBS sẽ tiến hành bước khảo sát doanh nghiệp để đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính hiện tại của công ty, thông hiểu các điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và thách thức, từ đó xây dựng, đề xuất phương án cổ phần hoá phù hợp với:

- Quy định của pháp luật và các yêu cầu của cơ quan chủ quan - Chiến lược phát triển kinh doanh của công ty

- Nhu cầu sử dụng lao động, chế độ đãi ngộ của công ty đối với người lao động trước và sau cổ phần hoá

- Yêu cầu về cơ cấu sở hữu và mục tiêu quản trị công ty

- Mục tiêu huy động vốn và chiến lược tài chính ngắn hạn, dài hạn

+ Tư vấn lập phương án chuyển đổi doanh nghiệp

(1) Phương án tổ chức kinh doanh sau cổ phần hoá: Căn cứ vào các chiến lược

kinh doanh do Ban lãnh đạo công ty đề ra, các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng tới hoạt động của công ty, tiềm năng tăng trưởng của nghành cũng như của công ty, IBS sẽ tư vấn công ty xây dựng phương án kinh doanh thích hợp và hiệu quả nhất.

Các nội dung IBS sẽ cùng công ty nghiên cứu và cân nhắc khi xây dựng phương án kinh doanh bao gồm:

1a. Chiến lược phát triển:

Tư vấn công ty xây dựng chiến lược phát triển phù hợp với lợi thế của công ty, nhu cầu của thị trường, khả năng phát triển của ngành, chính sách phát triển của chính phủ; sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có tron tương lai. Đảm bảo tính mềm dẻo, khả năng thích ứng và thay đổi mục tiêu dài hạn

1b. Sản phẩm thị trường:

- Đánh giá sản phẩm: tính thiết yếu, chu kỳ sống, mẫu mã, sản phẩm thay thế, kết

tinh công nghệ, giá trị lao động, nguồn nguyên vật liệu, chính sách thuế, ảnh hưởng môi trường…

- Tình hình tiêu thụ sản phẩm: Doanh thu và sản lượng tiêu thụ các năm liên tiếp - Thị phần và các đối thủ cạnh tranh: Đối tượng tiêu thụ, nhu cầu tiềm năng, khả năng cung cấp thị trường, tiềm lực của các đối thủ cạnh tranh…

- Hệ thống phân phối của công ty: Cấu trúc, chi phí, hình thức phân phối lợi nhuận, đánh giá mức độ hiệu quả, đánh giá mức độ hiệu quả, mức độ tiếp cận tới ngươi tiêu dùng cuối cùng, khả năng định hướng nhu cầu mới…

- Chiến lược Marketing: Phương pháp sử dụng, tổng chi phí, số liệu so sánh để đánh giá hiệu quả. So sánh với các doanh nghiệp cùng nghành

- Chiến lược giá sản phẩm: Loại hình thị trường mà daonh nghiệp đang hoạt động( cạnh tranh hoàn hảo, bán cạnh tranh, bán độc quyền hay độc quyền), vị trí của doanh nghiệp trên thị ttrường, chiến lược về giá của đối thủ cạnh tranh;khả năng giảm giá, tiết kiệm chi phí, chính sách khấu hao…

- Chính sách bảo hành sản phẩm - Rủi ro về thị trường

1c. TÌnh hình sản xuất kinh doanh, trình độ công nghệ - Quy mô của công ty

- Công nghệ: Đánh giá trình độ công nghệ, tính đồng bộ, hợp lý, hiệu quả của máy móc thiết bị. Đánh giá khả năng cải tiến và hiện đại hoá (điều kiện có thuận lợi hay không, chi phí ra sao?). Các chi phí phát sinh liên quan như chi phí bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn. chu kì của công nghệ. Công nghệ thay thế trong tương lai

- Sản lượng và năng suất máy móc thiết bị: Dự tính chi phí cố định biến đổi, tính sản lượng và công suất hoà vốn, quy mô sản lượng hiệu quả ( kinh tế nhất)

- Các yếu tố chi phối ( rủi ro): Chính sách của nhà nước, yêu cầu đảm bảo vệ sinh môi trường, các chuẩn mực quốc tế đối với hàng xuất khẩu có liên quan tới công nghệ hiện đại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1d . Trình dộ quản lý, trình độ của nguồn nhân lực

- Đánh giá trình độ quản lý của HĐQT dựa trên khả năng xây dựng được chiến lược hợp lý để phát triển; có tầm nhìn và định hướng dài hạn, năng động hay nhạy bén khi giải quyết các vấn đề phát sinh

- Đánh giá khả năng điều hành của Ban Giám đốc qua các chỉ tiêu: quy trình hoạt động hiệu quả, xây dựng kỷ luật làm việc, kinh nhiệm về mối quan hệ tốt trong giới kinh doanh..

- Xác định tính hợp lý, chuẩn mực ( ví dụ như ÍO) và hiệu quả của cấu trúc quản lý.

- Đánh giá nguồn nhân lực của công ty thông qua các chỉ tiêu: Đáp ứng được yêu cầu công việc hiện tại, khả năng duy trì và phát triển nguồn nhân lực cho các kế hoạch phát triển, kế hoạch đào tạo ngắn hạn và dài hạn, động cơ làm việc và sự gắn bó của nhân sự với công ty

1e .Tình hình tài chính

- Xem xét các kế hoạch vốn ngắn hạn và dài hạn của công ty Xây dựng kế hoạch tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở tối ưu hoá các nguồn tài chính, sử dụng hiệu quả chính sách cổ tức và lợi nhuận, có các biện pháp tăng cường lợi ích của cổ đông

- Xem xét và đánh giá các chỉ tiêu tài chính trên cơ sở đó đánh giá khả năng quản trị tài chính của ban giám đốc, các công cụ ngăn ngừa rủi ro biến động giá nguyên liệu, lãi suất đi vay, giá bán sản phẩm…

(2) .Phương án tổ chức doanh nghiệp

Trên cơ sở chiến lược phát triển của công ty, IBS tư vấn công ty xây dựng hệ thống tổ chức phù hợp, theo các chuẩn mực hiện đại bao gồm:

- Xây dựng điều lệ công ty

- Mô hình tổ chức và hoạt động của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị - Co cấu tổ chức giữa các đơn vị trong công ty, có thể là mô hình công ty mẹ - con, mô hình công ty đầu tư, mô hình công ty với các đơn vị phụ thuộc…

- Hệ thống báo cáo

- Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

- Tổ chức hoạt động của tổ chức Công đoàn…

(3) .Phương án quản trị tài chính

- IBS tư vấn và cùng công ty xử lý các vấn đề Tài chính để cổ phần hoá, gồm các nội dung: Kiểm kê, phân loại và xử lý tài sản, bao gồm tài sản là tiền, hiện vật (TSCĐ), các khoản nợ phải thu, nợ phải trả, các khoản dụ phòng và lãi chưa phân phối, xác định lợi thế của doanh nghiệp…

- IBS tư vấn công ty về nhu cầu vốn và nguồn huy động: Căn cứ vào chiến lược phát triển, IBS sẽ tư vấn xác định nhu cầu về vốn ngắn hạn và dài hạn của công ty, xây dụng mức vốn điều lệ hợp lý. Trên cơ sở đó tư vấn công ty về phương thức huy động: Vay ngân hàng, phát hành thêm cổ phần hoặc trái phiếu…IBS cũng sẽ đưa ra các phương án sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính: Chi cổ tức, tái đầu tư sau cổ phần hoá…phù hợp với mục tiêu phát triển của công ty

- Tư vấn công ty thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về việc sử dụng tiền thu được từ bán cổ phần, sử dụng chi phí cổ phần hoá, xác định số lượng và giá trị cổ phiếu bán ưu đãi cho người lao động

- Tư vấn công ty được hưởng đầy đủ các ưu đãi của Nhà nước đối với doanh nghiệp cổ phần hoá.

(4) .Xác định giá trị doanh nghiệp

IBS tiến hành lập Hồ sơ thẩm định giá doanh nghiệp CPH cho công ty theo các quy định về giá doanh nghiệp CPH của Bộ tài chính. Tuy nhiên, trong quá trình định giá IBS sẽ tư vấn cho công ty các biện pháp sử dụng tài sản hiệu quả nhất.

(5) .Phương án sắp xếp lại lao động dôi dư và đảm bảo

Căn cứ vào chiến lược phát triển, nhu cầu lao động mới của công ty, IBS tư vấn cho công ty trong việc lập phương án sắp xếp lại lao động dôi dư và đảm bảo quyền lợi của người lao động

Tư vấn sử dụng các quỹ khen thưởng phúc lợi, trợ cấp mất việc… sao cho có lợi nhất cho người lao động.

2.2.2.Tình hình thực hiện:

Công ty đã thực hiện hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán ngay từ khi mới thanh lập. Đó là hoạt động tư vấn đầu tiên được thực hiện, cho đến nay, công ty đã mở thêm nhiều hoạt động tư vấn khác khi thị trường tạo điều kiện khai thác các hoạt động này. Các hoạt động đó đã mang về doanh thu cho công ty một khoản đáng kể. Do có nhiều loại hình dịch vụ sẵn sàng đáp ứng nhu cầu khách hàng, năm 2005 Công ty đã ký được 97 hợp đồng các loại, thu phí tư vấn 2.631 triệu đồng, tăng 286% so với năm 2004

Cho đến nay, công ty đã và đang tiến hành hoạt động tư vấn cổ phần hoá và các hoạt động có liên quan đến cổ phần hoá cho nhiều công ty. Đó là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tư vấn định giá doanh nghiệp - Tư vấn xây dựng điều lệ

- Tư vấn tổ chức Đại Hội cổ đông lần đầu - Tư vấn giúp công ty niêm yết lên sàn

Hoạt động tư vấn cổ phần hoá đã có bước tiến cao hơn so với trước. Đó là kinh nhiệm nhiều hơn khi thực hiện tư vấn qua nhiều hợp đồng, các cán bộ tư vấn cũng phải nghiên cứu tìm hiểu để nâng cao kiến thức. Đây là hoạt động có thế mạng của công ty, cho nên, công ty đã tư vấn thành công cho nhiều doanh nghiệp chuyển sang công ty cổ phần

Danh sách: Số doanh nghiệp IBS tư vấn cổ phần hóa

1. Công ty cổ phần Thiết bị phụ tùng Hà nội 2. Công ty cổ phần điện máy Hà nội

3. Công ty xuất nhập khẩu Khánh Hội

4. Công ty cổ phần Vật tư thiết bị và xây dựng công trình giao thông

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển hoạt động tư vấn cổ phần hoá của công ty chứng khoán Ngân hàng công thương Việt nam potx (Trang 27 - 43)