Nội dung và phương pháp đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUANG TRUNG (Trang 55 - 68)

Cũng giống như các Ngân hàng thương mại khác, nội dung đánh giá rủi ro tại Chi nhánh Quang Trung bao gồm: Đánh giá rủi ro về khách hàng vay vốn( chủ đầu tư), đánh giá rủi ro về dự án xin vay vốn( dự án đầu tư) và đánh giá rủi ro tín dụng. Về phương pháp đánh giá rủi ro được áp dụng là những phương pháp định tính và phương pháp định lượng.

Cụ thể nội dung đánh giá những rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn được các cán bộ thẩm định tại chi nhánh tiến hành như sau:

Thứ nhất, Đánh giá rủi ro về khách hàng vay vốn, bao gồm những nội dung:

* Đánh giá về lịch sử hoạt động của khách hàng( doanh nghiệp vay vốn)

Những thông tin chung mà cán bộ thẩm định phải tìm hiểu là: - Lịch sử hình thành doanh nghiệp

- Những thay đổi về vốn góp - Những thay đổi về cơ chế quản lý

- Những thay đổi về công nghệ, thiết bị hay sản phẩm - Lịch sử về các quá trình liên kết, hợp tác, giải thể. - Loại hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp là gì? - Điều kiện địa lý, kinh tế của doanh nghiệp

* Đánh giá về tư cách và năng lực pháp lý của khách hàng

Thông qua các hồ sơ pháp lý mà khách hàng vay vốn đã nộp cho Chi nhánh, cán bộ thẩm định rủi ro trên các nội dung như:

- Khách hàng vay vốn có năng lực pháp luật dân sự hay không?( Pháp nhân Việt Nam phải được công nhận theo điều 84, 86...Bộ Luật dân sự và các quy định khác của Pháp luật Việt Nam).

- Khách hàng vay vốn là doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp có đủ năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật dân sự và hoạt động theo Luật dân sự hay không?

- Khách hàng vay vốn là doanh nghiệp hợp danh có hoạt động theo Luật Doanh nghiệp hay không?

- Điều lệ, quy chế tổ chức của khách hàng vay vốn có thể hiện rõ về phương thức tổ chức, quản trị điều hành hay không?

- Giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề có còn thời gian hiệu lực hay không?

- Khách hàng vay vốn là đơn vị hạch toán phụ thuộc có giấy ủy quyền vay vốn của pháp nhân trực tiếp hay không?

- Mẫu dấu, chữ ký có hợp lệ không?

Những hồ sơ pháp lý khách hàng cần phải cung cấp cho Ngân hàng gồm có: + Quyết định thành lập doanh nghiệp

+ Điều lệ doanh nghiệp

+ Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, kế toán trưởng

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

+ Giấy phép hành nghề đối với những ngành nghề có giấy phép + Giấy phép xuất nhập khẩu

+ Văn bản ủy quyền hoặc xác định về thẩm quyền trong quan hệ tín dụng( Văn bản của Hôi đồng quản trị, ủy quyền của Tổng giám đốc cho người khác ký hợp đồng...)

+ Đăng ký mã số thuế

+ Bản đăng ký mẫu dấu, chữ ký của khách hàng

+ Các văn bản khác theo quy định của pháp luật nếu có.

* Đánh giá năng lực điều hành quản lý của khách hàng

- Cán bộ thẩm định tiến hành xem xét, đánh giá danh sách ban lãnh đạo của doanh nghiệp, về tuổi đời, sức khỏe, thời gian đảm nhiệm chức vụ.

- Xem xét về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm quản lý điều hành, tư cách đạo đức và uy tín của ban lãnh đạo doanh nghiệp.

- Xem xét những biến động về nhân sự lãnh đạo của doanh nghiệp. Mức độ đoàn kết trong ban lãnh đạo.

* Đánh giá mô hình tổ chức- bố trí lao động của doanh nghiệp vay vốn. Các nội dung cần tiến hành đánh giá như:

- Quy mô hoạt động của doanh nghiệp?

- Số lượng, chất lượng lao động, cơ cấu lao động của doanh nghiệp như thế nào?

- Tuổi trung bình, thời gian công tác trung bình, mức thu nhập trung bình của lao động tại doanh nghiệp là bao nhiêu?

- Các chính sách tuyển dụng, tăng lương, thưởng ra sao?

- Trình độ kỹ thuật, trình độ học vấn, kinh nghiệm của các kỹ sư chính trong doanh nghiệp

* Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng vay vốn.

Trước tiên, cán bộ thẩm định xem xét Báo cáo tài chính của doanh nghiệp vay vốn có đầy đủ hay không?( báo cáo tài chính phải có tối thiểu 2 năm gần nhất và quý ngay gần quý vay, báo cáo tài chính bao gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Thuyết minh Báo cáo tài chính, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ). Báo cáo tài chính đã được kiểm toán hay chưa?

Sau đó tiến hành phân tích tài chính của doanh nghiệp để xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, phát hiện những rủi ro về năng lực tài chính, thông qua việc tính toán và phân tích những chỉ tiêu khác nhau từ những số liệu trong Báo cáo tài chính.

Các nhóm chỉ tiêu tài chính cán bộ tín dụng cần tính toán, phân tích là:

- Nhóm chỉ tiêu thanh khoản: Khả năng thanh toán hiện hành, Khả năng thanh toán nhanh, Khả năng thanh toán tức thời,...

- Nhóm chỉ tiêu hoạt động: Chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động, Vòng quay hàng tồn kho, Vòng quay các khoản phải thu, Hiệu suất sử dụng tài sản cố định,...

- Nhóm chỉ tiêu cân nợ và cơ cấu Tài sản, Nguồn vốn: Chỉ tiêu Tổng nợ phải trả/ Tổng tài sản, Chỉ tiêu Nợ dài hạn/ Vốn chủ sở hữu,...

- Nhóm chỉ tiêu thu nhập: Chỉ tiêu Lợi nhuận gộp/ Doanh thu thuần, Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/ Doanh thu thuần, Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu bình quân( ROE), chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản bình quân( ROA),...

- Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng lao động: Chỉ tiêu Hiệu quả sử dụng lao động, Hệ số chi phí lao động,..

Thứ hai, Đánh giá rủi ro về dự án vay vốn.

Việc đánh giá rủi ro gặp phải về dự án vay vốn, được thực hiện qua việc đánh giá những nội dung sau:

* Đánh giá rủi ro cơ chế chính sách:

- Cán bộ thẩm định xem xét, nghiên cứu các cơ chế, chính sách của Nhà nước, của ngành liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của dự án. Xem mức độ ổn định, khả năng thay đổi và nếu có thay đổi thì theo chiều hướng thuận lợi hay bất lợi đối với dự án. Xem xét các sắc thuế mới, mức hạn chế về chuyển tiền, quốc hữu hóa, tư hữu hóa, các luật, nghị định, nghị quyết và các chế tài khác có liên quan đến dòng tiền của dự án.

- Xem xét mức độ tuân thủ các quy định hiện hành liên quan đến dự án.

- Xem xét dự án có những bảo lãnh cụ thể về cung cấp ngoại hối không? Dự án có những hợp đồng ưu đãi riêng không?

* Đánh giá rủi ro về xây dựng, hoàn tất công trình( rủi ro về tiến độ thực hiện dự án)

- Theo dõi, xem xét tiến độ thực hiện dự án diễn ra như thế nào? Có phù hợp không? Có nguy cơ bị chậm so với tiến độ dự kiến không?

- Xem xét chi phí xây dựng đã hợp lý chưa? Liệu có vượt quá mức dự toán không? Dự án đã tính đến những chi phí có thể phát sinh khi thực hiện dự án chưa?

- Cán bộ thẩm định tìm hiểu các nhà thầu tham gia dự án. Xem mức độ uy tín, kinh nghiệm của các nhà thầu trong lĩnh vực mà dự án đang thực hiện.

- Các thông số, tiêu chuẩn của công trình xây dựng có đảm bảo được yêu cầu của dự án hay không?

- Vấn đề giải phóng mặt bằng được tiến hành như thế nào? Có gặp khó khăn gì từ phía người dân sống ở khu vực dự án thi công không? Tiến độ giải phóng mặt bằng có diễn ra như đúng kế hoạch của dự án đặt ra không?

* Đánh giá rủi ro về thị trường, thu nhập, thanh toán.

- Cán bộ thẩm định xem xét dự án đã tiến hành nghiên cứu thị trường, đánh giá phân tích thị trường, thị phần một cách nghiêm túc, cẩn thận chưa?

- Dự án dự kiến cung cầu thế nào? Đã hợp lý, sát với thực thế chưa?

- Dự án đã tiến hành phân tích khả năng thanh toán, thiện ý, hành vi của người tiêu dùng cuối cùng chưa?

- Khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án trên thị trường như thế nào? Chất lượng sản phẩm có được nâng cao? Mẫu mã có được cải tiến không?...

* Đánh giá rủi ro về cung cấp.

- Cán bộ thẩm định xem xét nguồn nguyên vật liệu của dự án có đảm bảo không? Số lượng, chất lượng và giá cả như thế nào? Các nhà cung cấp đầu vào cho dự án có uy tín không?

- Vấn đề thời gian và số lượng nguyên vật liệu đầu vào có được linh hoạt không?

- Dự án có những hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu đầu vào dài hạn với các nhà cung cấp đầu vào có uy tín không?

* Đánh giá rủi ro về kỹ thuật và vận hành

- Cán bộ thẩm định xem xét máy móc thiết bị, công nghệ mà dự án sử dụng có đảm về chất lượng không?

- Trình độ của những người sử dụng, vận hành công nghệ có tương xứng với máy móc, công nghệ đó không?

- Máy móc thiết bị sử dụng trong dự án có được bảo quản, bảo dưỡng tốt hay không?

* Đánh giá rủi ro về môi trường xã hội

- Cán bộ thẩm định xem xét dự án có thể gây tác động tiêu cực đến môi trường và dân cư xung quanh khu vực dự án thi công không? Mức độ của tiêu cực đó như thế nào, có nằm trong ngưỡng chấp nhận được hay không?

- Xem xét báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án, nó có được đánh giá một cách khách quan và toàn diên không? Có được cấp có thẩm quyền chấp nhận bằng văn bản hay không?

- Dự án có tuân thủ các quy định về môi trường không?

* Đánh giá rủi ro về kinh tế vĩ mô

- Cán bộ thẩm định nghiên cứu, xem xét biến động của các điều kiện vĩ mô? Tỷ giá hối đoái có thay đổi gì không? Tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ lãi suất thay đổi như thế nào? Theo chiều hướng thuận lợi hay bất lợi cho dự án?

- Dự án có sử dụng các công cụ như hoán đổi hay tự bảo hiểm không?

Thứ ba, Đánh giá rủi ro tín dụng

Để đánh giá được rủi ro tín dụng và cấp độ của nó, chi nhánh thực hiện việc xếp hạng chất lượng các khoản vay đối với tất cả các khách hàng vay vốn, từ đó phân tích và có phương án xử lý kịp thời với từng trường hợp khác nhau.

Rủi ro theo chất lượng các khoản vay được chi nhánh chia thành 7 nhóm với 2 yếu tố định tính và định lượng. Trong đó, yếu tố định lượng được đánh giá dựa trên cơ sở cấu phần phân loại khách hàng.

Bảng 2.7: Xếp hạng chất lượng các khoản vay và mức độ rủi ro tương ứng.

Nhóm Yếu tố Mức độ rủi ro Định tính Định lượng Nhóm I ( Chất lượng cao) - Khách hàng có tiềm lực mạnh, năng lực quản trị tốt, hoạt động hiệu quả, triển vọng phát triển, thiện chí trả nợ tốt. - Khách hàng và ngân hàng có quan Khách hàng được xếp nhóm A*, A Thấp nhất

hệ tín dụng tốt và vững chắc. - Luồng tiền mặt > các khoản công nợ

Nhóm II ( Chất lượng tốt)

- Khách hàng có thể bị hạn chế về các nguồn tài trợ nhưng nhìn chung được coi là những đối tượng hấp dẫn đối với Ngân hàng

- Thực hiện tốt các nghĩa vụ trả nợ, trả lãi đúng hạn.

- Có đủ tài sản đảm bảo cho các khoản vay. Khách hàng được xếp nhóm A*, A, B Thấp Nhóm III( Chất lượng đạt yêu cầu)

- Chưa đáp ứng đủ yêu cầu về tài sản đảm bảo, tuy nhiên tất cả các tài sản đảm bảo của khách hàng này có thể chuyển đổi được để thanh toán đầy đủ các nghĩa vụ tài chính thông qua thanh lý.

- Dòng tiền thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính đủ để đáp ứng nhu cầu hoàn trả các nghĩa vụ tài chính đã xác định rõ, mặc dù có dấu hiệu trông thấy phải trông chờ vào các nguồn thu nhập khác trong trường hợp khẩn cấp.

- Dư nợ lớn hơn so với giá trị thuần của người vay vốn.

Khách hàng được xếp nhóm A, B Trung bình Nhóm IV( Cần theo dõi)

- Xuất hiện một số khoản tín dụng quá hạn trả nợ gốc hoặc lãi từ 10 đến 30 ngày.

Khách hàng được xếp nhóm C, D

- Có dâu hiệu gặp khó khăn trong ngành sả xuất kinh doanh mà khách hàng đang tham gia. Có dấu hiệu tài chính không tốt, như: thất thoát trong kinh doanh.

- Khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Ngân hàng phụ thuộc vào khả năng thanh khoản của TSCĐ.

- Thiếu các thông tin tài chính. - Khoản vay phải gia hạn do khách hàng tạm thời chưa trả được nợ. - Tài sản đảm bảo chưa đủ cho khoản vay.

Nhóm V( Kém chất lượng)

- Khách hàng có các khoản vay quá hạn trả gốc từ 1 đến 3 tháng.

- Mặc dù chưa dự đoán chính xác các thất thoát từ những khoản tín dụng này nhưng những yếu tố kém phát sinh khó có thể khắc phục như các xu hướng tài chính ngày càng có dấu hiệu xấu đi.

- Tài sản đảm bảo không đủ cho khoản vay. Khách hàng được xếp nhóm C, D, E Cao Nhóm VI( Khó đòi) - Khách hàng quá hạn trả nợ gốc trên 3 tháng. - Khoản tín dụng có thể bị thất thoát lãi thậm chí có thể mất một phần nợ Khách hàng được xếp nhóm D, E Rất cao

gốc nhưng vẫn có thể hy vọng thu hồi nợ thông qua xử lý TSĐB. - Tài sản đảm bảo không đủ cho khoản vay.

Nhóm VII( Mất vốn)

- Khách hàng hoàn toàn không đủ khả năng trả được nợ.

- Việc thu hồi chỉ có thể thực hiện thông qua giải pháp duy nhất là xử lý TSBĐ bằng các vụ kiện pháp lý ra tòa song khả năng thu hồi là rất ít.

Khách hàng được xếp nhóm E, F

Cao nhất

Nguồn: Sổ tay tín dụng BIDV

Tại chi nhánh, việc chấm điểm và phân loại khách hàng được thực hiện thông qua sử dụng các tiêu chí tài chính và phi tài chính. Với số điểm tối đa cho mỗi khách hàng là 100 điểm. Khách hàng vay vốn tại BIDV Quang Trung được phân làm 7 nhóm: A*, B, C, D, E, F.

Trong đó:

- Nhóm A*: Khách hàng có tổng điểm từ 90 trở lên.

- Nhóm A: Khách hàng có tổng số điểm từ 70 đến dưới 90. - Nhóm B: Khách hàng có tổng số điểm từ 50 đến dưới 70. - Nhóm C: Khách hàng có tổng điểm số từ 40 đến dưới 50. - Nhóm D: Khách hàng có tổng số điểm từ 25 đến dưới 40. - Nhóm E: Khách hàng có tổng số điểm từ 10 đến dưới 25. - Nhóm F: Khách hàng có tổng số điểm dưới 10 điểm.

Các chỉ tiêu tài chính được sử dụng trong việc chấm điểm để xếp loại khách hàng và xác định mức độ rủi ro tín dụng trong khoản vay của khách hàng bao gồm:

+ Khả năng thanh toán ngắn hạn =

Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn

+ Khả năng thanh toán nhanh =

+ Vòng quay hàng tồn kho =

+ Vòng quay vốn lưu động=

+ Hiệu quả sử dụng tài sản=

+ Hệ số tự tài trợ =

+ Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =

Tiền + Đầu tư ngắn hạn + Phải thu Nợ ngắn hạn

Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân

Doanh thu thuần

Tài sản lưu động bình quân

Một phần của tài liệu RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUANG TRUNG (Trang 55 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w