Nội dung đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUANG TRUNG (Trang 31 - 34)

a. Đánh giá rủi ro đầu tư.

Thứ nhất, Đánh giá rủi ro về chủ đầu tư( khách hàng vay vốn) * Đánh giá rủi ro về năng lực pháp lý của chủ đầu tư

Nội dung của việc đánh giá loại rủi ro này việc xem xét, đánh giá các rủi ro có thể xảy ra đối với năng lực pháp lý của chủ đầu tư chủ yếu thông qua các tài liệu,

Tiếp nhận hồ sơ Đánh giá rủi ro về

chủ đầu tư Đánh giá rủi ro của dự án đầu tư

Đánh giá rủi ro tín dụng, rủi ro các biện pháp bảo đảm tiền vay Lập tờ trình thẩm

định rủi ro Báo cáo trưởng

phòng nghiệp vụ

Trình duyệt hồ sơ và phán quyết cho vay

hồ sơ trong hồ sơ pháp lý của khách hàng như: giấy chứng nhận, giấy phép đầu tư, giấy phép thành lập doanh nghiệp, điều lệ công ty, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các quyết định của Hội đồng thành viên… .

Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của những hồ sơ, giấy tờ đó

* Đánh giá rủi ro về năng lực điều hành quản lý của chủ đầu tư

Là việc đánh giá năng lực của các lãnh đạo của doanh nghiệp vay vốn. Rủi ro xuất hiện khi trình độ năng lực quản lý điều hành của lãnh đạo doanh nghiệp không cao, trình độ năng lực chuyên môn hạn chế, chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực mà doanh nghiệp vay vốn đang hoạt động, hoặc chưa có kinh nghiệm làm lãnh đạo, quản lý.

* Đánh giá rủi ro về mô hình tổ chức- bố trí lao động của chủ đầu tư

Xem xét, đánh giá mô hình tổ chức, cách bố trí lao động của doanh nghiệp để phát hiện những rủi ro có thể xảy ra như: rủi ro khi mô hình tổ chức, không hợp lý, không khoa học, thiếu tính chuyên nghiệp, hay việc bố trí lao động không cân đối, không hợp lý giữa các phòng ban…

* Đánh giá rủi ro về năng lực tài chính của chủ đầu tư

Qua việc xem xét, phân tích đánh giá báo cáo tài chính của doanh nghiệp vay vốn trong ít nhất 2 năm gần nhất để xem những rủi ro nào có thể xảy ra đối với năng lực tài chính của chủ đầu tư. Rủi ro xảy ra khi hoạt động của doanh nghiệp không thực sự hiệu quả thể hiện qua doanh thu, doanh số thấp, cơ cấu tài sản, nguồn vốn không hợp lý,….

Thứ hai, Đánh giá rủi ro về dự án đầu tư( dự án xin vay vốn) * Đánh giá rủi ro về cơ chế chính sách

Là việc xem xét dự án có thể gặp phải những rủi ro cơ chế chính sách nào trong thời gian thực hiện và vận hành dự án.

Cụ thể là xem xét các cơ chế chính sách của Nhà nước liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực mà dự án đang hướng tới có ổn định không, có khả năng thay đổi trong thời gian dự án thực hiện không, khi thay đổi thì tác động đến dự án theo chiều hướng tốt hay là xấu.

* Đánh giá rủi ro về thị trường, thu nhập, thanh toán

Là xem xét, phân tích đánh giá cung cầu thị trường sản phẩm trong hiện tại và tương lai, liệu sản lượng dự tính có cao quá so với nhu cầu thực tế hay không Đánh giá về các đối thủ cạnh tranh của dự án, xem sản phẩm dự án có đủ sức cạnh tranh không( về hình thức, mẫu mã, chất lượng sản phẩm…)

* Đánh giá rủi ro về cung cấp

Xem xét đánh giá khả năng đảm bảo nguồn nguyên vật liệu đầu vào chính của dự án về cả số lượng và chất lượng như thế nào, các nhà cung cấp cho dự án có uy tín hay không. Giá cả nguyên vật liệu đầu vào sẽ biến động thế nào( theo chiều hướng thuận lợi hay bất lợi) trong thời gian tới

* Đánh giá rủi ro về xây dựng hoàn tất công trình

Qua việc xem xét tiến độ hiện tại của dự án, xem xét vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng của dự án, các thông số tiêu chuẩn của dự án, xem xét năng lực và uy tín các nhà thầu tham gia dự án…để đánh giá được những rủi ro về xây dựng hoàn thành công trình mà dự án có thể gặp phải

* Đánh giá rủi ro về kỹ thuật, vận hành

Là việc xem xét các công nghệ, máy móc mà dự án sử dụng có đảm bảo chất lượng không, trình độ của những người vận hành có tương xứng với công nghê, máy móc đó không, công nghệ được sử dụng đã kiểm chứng hay chưa, hợp đồng vận hành và bảo trì có hợp lý không…Để đánh giá những rủi ro xảy ra trong kỹ thuật và vận hành.

* Đánh giá rủi ro về môi trường xã hội

Là việc đánh giá các tác động của dự án đến môi trường và xã hội xung quanh, xem xét mức độ ô nhiễm cả về nguồn nước lẫn không khí, ô nhiễm tiếng ồn mà dự án có thể gặp phải khi xây dựng, vận hành dự án

* Đánh giá rủi ro về kinh tế vĩ mô

Xem xét mức độ ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô đến dự án, làm xuất hiện những rủi ro nào và đánh giá những rủi ro đó. Như những biến động về lạm phát, tỷ lệ lãi suất…

b. Đánh giá rủi ro tín dụng

Nội dung đánh giá rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại được thực hiện thông qua việc xếp loại khách hàng vay vốn theo các tiêu chí tài chính, phi tài chính, xếp hạng và chấm điểm tín dụng với mỗi khách hàng vay vốn, kết hợp với việc xếp loại chất lượng các khoản vay theo các yếu tố định tính và định lượng, để từ đó xác định được mức độ rủi ro có thể gặp phải của khoản vay, của khách hàng vay vốn.

Một phần của tài liệu RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUANG TRUNG (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w