Đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức của Bộ Bưu chính Viễn thông

Một phần của tài liệu Một số giải pháp và kiến nghị đối với ngành viễn thông trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. (Trang 118 - 126)

vụ quản lý 3 thành phần: Vụ Viễn thông quản lý cơ sở hạ tàng, Vụ Công nghiệp CNTT quản lý công nghiệp CNTT, Vụ Khoa học Công nghệ quản lý ứng dụng, thì vấn đề quản lý nhà nước về đào tạo nguồn nhân lực CNTT&TT nên thành lập một đơn vị cấp Cục có chức năng của Bộ Bưu chính Viễn thông quản lý. Như vậy, chúng ta sẽ tránh được tình trạng cái bàn khập khiễng với 3 chân, một chân còn lại không biết ở đâu.

3.5.7 Đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức của Bộ Bưu chính Viễn thông chính Viễn thông

Trước hết, chú trọng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý về tư tưởng, quan điểm lập trường kiên định, đạo đức nghề nghiệp, kiến thức về pháp luật vì đây là đội ngũ then chốt có tính chất quyết định về hoạch định chính sách và làm luật.

Hai là, những yếu tố khách quan như sự đổi mới nhanh chóng của nền kinh tế nước ta trong tiến trình hội nhập và sự phát triển vượt bậc của công nghệ, vấn đề hội tụ công nghệ, sức ép của tiến trình toàn cầu hoá và tự do hoá ngày càng tăng trên thế giới cũng như những yếu kém, tồn tại chủ quan của ngành viễn thông và CNTT nước ta đã và đang đặt ra cho ngành những nhiệm vụ phức tạp về sự cần thiết phải đổi mới và từng bước hội nhập quốc tế để tiếp tục thể hiện được vai trò của một ngành kinh

tế kỹ thuật, dịch vụ quan trọng. Hơn nữa, do tư duy và phong cách của đội ngũ cán bộ, công chức chịu ảnh hưởng quá lâu của môi trường độc quyền vẫn còn nặng, chưa cọ sát thực với cạnh tranh. Vì vậy, việc bồi dưỡng kiến thức về công nghệ, kinh tế, tư tưởng và lập trường để nâng cao sức cạnh tranh cho các bộ quản lý doanh nghiệp, đổi mới tư duy và trình độ quản lý vĩ mô cho cán bộ, công chức là một yếu tố cấp thiết đòi hỏi phải giải quyết ngay lập tức và không thể trì hoãn.

Ba là, Bộ Bưu chính Viễn thông cần phải chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ đầu đàn về khoa học công nghệ để chuẩn bị cho việc đáp ứng các yêu cầu mới và theo kịp tiến bộ khoa học kỹ thuật trên thế giới đặc biệt cần quan tâm tới khoa học quản lý, khoa học xây dựng luật và các chính sách vĩ mô.

Bốn là, Bộ cũng cần phải chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác hợp tác quốc tế để dần dần đưa người vào các tổ chức quốc tế, tăng cường vị thế của Việt Nam, của ngành trên chính trường thế giới và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá.

Năm là, bên cạnh việc đào tạo mọi mặt cho cán bộ, công chức của Bộ, với vai trò quản lý nhà nước của mình, Bộ Bưu chính Viễn thông còn cần phải xây dựng và ban hành đồng bộ hệ thống tiêu chuẩn chức danh công chức, viên chức ngạch bậc về viễn thông và CNTT để áp dụng cho toàn xã hội, đồng thời phải xây dựng các cơ chế, chính sách và chiến lược phát triển tổng thể nguồn nhân lực cho lĩnh vực này.

Có thể khẳng định rằng cán bộ, công chức là một nhân tố quan trọng để thực thi quyền lực nhà nước đối với lĩnh vực viễn thông và CNTT trong quá trình mở rộng hợp tác và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, chính vì vậy trong chiến lược phát triển tổng thể viễn thông và CNTT của Việt Nam, Bộ Bưu chính Viễn thông đã đặt nhiệm vụ bồi dưỡng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là nội dung quan trọng, cấp thiết hàng đầu.

Tóm lại, để có thể nâng cao được sức cạnh tranh của ngành viễn thông trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta cần phải có các chính sách để phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CNTT&TT. Vì nguồn nhân lực là một trong những nhân tố quan trọng quyết định quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của ngành có thành công hay không.

Kết luận

Hội nhập KTQT của ngành viễn thông Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Ngành viễn thông đã có tốc độ tăng trưởng vào loại nhanh nhất thế giới nhờ nhu cầu tăng cao của nền kinh tế đối với các dịch vụ này, sự hỗ trợ mạnh của Nhà nước và trên hết là chính sách và chiến lược đúng đắn của Chính phủ trong quá trình hội nhập. Chúng ta đã phá đi được tình trạng độc quyền một doanh nghiệp và tạo ra một môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông, mặc dù cạnh tranh bước đầu ở một số lĩnh vực dịch vụ vẫn còn hạn chế. Về cơ bản môi trường pháp lý là phù hợp với yêu cầu của hội nhập, mà đặc biệt là chuẩn bị cho việc gia nhập WTO trong thời gian tới, nhưng các quy định pháp lý này chưa đủ chi tiết để thực hiện, cần phải rà soát lại và cụ thể hóa hơn.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì ngành viễn thông Việt Nam vẫn còn những yếu kém. Mặc dù tốc độ tăng trưởng của ngành cao nhưng sự phát triển của ngành viễn thông Việt Nam vẫn còn ở mức kém trong số các nước trong khu vực. Tuy nhiên, sự phát triển ở mức thấp này lại là một hứa hẹn mang tính cạnh tranh cao của ngành đối với các nhà đầu tư. Đây là hai mặt của một vấn đề. Tiềm lực của các doanh nghiệp viễn thông của Việt Nam còn rất yếu, do đó việc mở cửa thị trường non trẻ của viễn thông Việt Nam khi tham gia hội nhập sâu hơn, các doanh nghiệp sẽ gặp không ít thử thách. Mặc dù mức độ tiêu dùng dịch vụ viễn thông đã tăng rất nhanh nhưng ngành viễn thông vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế. Một trong những hạn chế nữa của ngành trong quá trình hội nhập là năng suất lao động của ngành vẫn ở mức thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình của khu vực. Cơ cấu nguồn nhân lực đang chuyển dịch theo hướng tăng cường cả số lượng và chất lượng, tuy nhiên chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của Việt Nam vẫn còn thấp so với khu vực, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.

Để ngành viễn thông của Việt Nam hội nhập tốt hơn, tận dụng được các lợi ích từ quá trình hội nhập và hạn chế tối đa những xáo trộn hay thiệt hại khi tham gia hội nhập quốc tế, cần xem xét đến những vấn đề như sau:

Thứ nhất, Việt Nam cần phải xây dựng một môi trường thực sự cạnh tranh trong ngành viễn thông, trong đó các doanh nghiệp mới sẽ đóng góp vào 30% thị phần các dịch vụ viễn thông cơ bản.

Thứ hai, Nhà nước phải có chính sách xây dựng hai hoặc ba doanh nghiệp có tiềm lực mạnh, làm trụ cột cho ngành để khi các cam kết mở cửa thị trường theo WTO có hiệu lực, chúng ta đã có những doanh nghiệp có tiềm lực mạnh ngang tầm với những tập đoàn viễn thông lớn trên thế giới tham gia vào thị trường Việt Nam.

Thứ ba, Chính phủ mà đại diện là Bộ Bưu chính Viễn thông cần phải xây dựng một môi trường đảm bảo cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông. Về các biện pháp bảo đảm cạnh tranh thì cần ban hành quy chế cụ thể về hành vi cạnh tranh, thành lập Hiệp hội viễn thông cũng như hiệp hội của các ngành khác, hạn chế tối đa và đi đến xóa bỏ sớm hình thức bao cấp chéo. Mô hình Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) đã được thành lập, chúng ta cần phải đẩy nhanh việc hạch toán độc lập giữa các đơn vị thành viên của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Về kết nối, nên thành lập một công ty riêng không trực thuộc VNPT như hiện nay để quản lý hạ tầng mạng viễn thông quốc gia. Có như vậy, vấn đề về kết nối mới được giải quyết.

Thư tư, trong thời điểm hiện nay, Nhà nước mà đại diện là Bộ Bưu chính Viễn

thông vẫn cần phải quản lý về giá cước. Bộ Bưu chính Viễn thông cần lập một tổ công tác đặc biệt để khảo sát, tính toán, cân đối và định giá lại các loại cước phí trên nguyên tắc giá cả phản ánh chi phí nhưng vẫn đảm bảo nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng cùng có lợi. Trên cơ sở đó xây dựng một lộ trình (tăng, giảm) cước cho phù hợp để làm sao các doanh nghiệp mới tồn tại, phát triển và đủ mạnh để có thể cạnh tranh khi thị trường thực sự tự do hóa theo các cam kết gia nhập WTO, người tiêu dùng cũng được lợi đó là mặt bằng giá cước trung bình của các dịch vụ giảm đi và chất lượng dịch vụ tốt hơn.

Cuối cùng, đã đến lúc các doanh nghiệp viễn thông của Việt Nam phải chuẩn bị cho mình một nguồn lực đủ mạnh để khi thị trường mở cửa cho các doanh nghiệp viễn thông nước ngoài vào theo các cam kết gia nhập WTO thì chúng ta không bị xáo trộn mạnh. Nguồn lực ở đây bao gồm tiềm lực về kinh tế, kiến thức về hội nhập, kinh nghiệm quản lý, tiềm lực về công nghệ, nguồn lực về con người...

Danh mục Tài liệu tham khảo

Tiếng Việt:

1. Đinh Văn Ân. Việt Nam tích cực chuẩn bị gia nhập WTO trong một số lĩnh vực dịch vụ. Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 2004.

2. TS. Đỗ Đức Bình, TS. Nguyễn Thường Lạng. Giáo trình Kinh tế Quốc tế, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội, 2002.

3. PGS. TS. Nguyễn Như Bình. Những vấn đề cơ bản về thể chế hội nhập kinh tế quốc tế. Nxb Tư Pháp, Hà Nội, 2004.

4. PGS.TS. Nguyễn Như Bình. Giáo trình Kinh tế học Quốc tế. Viện đại học Mở, Hà Nội, 2005.

5. Bộ Bưu chính Viễn thông. Sổ tay quản lý viễn thông. Nxb Bưu Điện, Hà Nội, 2003.

6. Bộ Bưu chính Viễn thông. Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông. Nxb Bưu điện, Hà Nội, 2003.

7. Bộ Bưu chính Viễn thông. Báo cáo tổng kết năm 2003, 2004

8. Bộ Bưu chính Viễn thông. Chiến lược phát triển Công nghệ Thông tin

và Truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Hà Nội, 2004.

9. Bộ Bưu chính Viễn thông và UNDP. Tài liệu tại Diễn đàn Quốc gia mở đường cho chiến lược công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam”. Hà Nội, 12/2003.

10.Tổng cục Bưu Điện. Tổng quan hiện trạng viễn thông Việt Nam. Nxb Bưu Điện, Hà Nội, 2002.

11.Tổng cục Bưu Điện. Quản lý viễn thông trong môi trường cạnh tranh. Nxb Bưu Điện, Hà Nội, 2002.

12.Uỷ ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế. Các văn kiện cơ bản của Tổ chức Thương mại Thế giới. Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 2003.

13.Tạp chí Bưu chính Viễn thông T3/2005, 2/2005, 1/2005, 12/2004,

2/2004, 1/2004, 12/2003, 11/2003, 9/2003, 8/2003, 7/2003, 6/2003, 3/2003.

14.Bộ Bưu chính Viễn thông: website http://www.mpt.gov.vn

15.Bộ Kế hoạch Đầu tư: website http://www.mpi.gov.vn

16.Bộ Thương mại: website http://www.mot.gov.vn

17.Tạp chí Bưu chính Viễn thông: website

http://www.vnpt.com.vn/tapchibcvt

18.Viện Chiến lược Bưu chính, Viễn thông và CNTT: website

http://www.nipts.gov.vn

Tiếng Anh:

19.Braga. C.A.P. Liberalizing Telecommunications and the Role of the WTO, Public Policy for the Private Sector Note 120. July 1997. Washington, DC: The World Bank Group.

http://www.worldbank.org/html/fpd/notes/120/120braga.pdf

20.OECD. Price Caps for Telecommunications Policies and Experiences in Information Coputer Communications Policy, Paris, 1995. 21.ITU. World Telecom Development Report 1998. Universal Access,

Geneva, 1998.

22.ITU. Trends in Telecommunicaton Reform, Convergence and Regulation. Geneva, 1999.

http://www7.itu.int/treg/publications/trends-en.asp

Phụ lục 1:

Hệ thống các văn bản pháp luật của Nhà nước hiện đang điều chỉnh việc quản lý các hoạt động liên quan đến lĩnh vực viễn thông và Internet

1. Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet.

2. Quyết định số 158/2001/QĐ-TTg ngày 18/10/2001 phê duyệt chiến lược phát triển Bưu chính – Viễn thông Việt nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

3. Quyết định số 33/2002/QĐ-TTg ngày 8/2/2002 phê duyệt kế hoạch phát triển Internet Việt Nam giai đoạn 2001 – 2005.

4. Quyết định số 35/2002/QĐ-TTg ngày 12/3/2002 về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ.

5. Quyết định số 95/2002/QĐ-TTg ngày 17/7/2002 phê duyệt kế hoạch tổng thể về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam đến năm 2005.

6. Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông số 43/2002/PL-UBTVQH10 đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá X thông qua ngày 25/02/2002, có hiệu lực từ ngày 01/10/2002.

7. Nghị định số 90/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Bưu chính Viễn thông.

8. Quyết định số 176/2002/QĐ-TTg ngày 3/12/2002 về việc thành lập Ban chỉ đạo Chương trình hành động triển khai chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá giai đoạn 2001 – 2005.

9. Quyết định số 217/2003/QĐ-TTg ngày 27/10/2003 về quản lý giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông.

10.Nghị định số 24/2004/NĐ-CP ngày 14/1/2004 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông về tần số vô tuyến điện.

11.Nghị định số 101/2004/NĐ-CP ngày 25/02/2004 về việc thành lập Sở Bưu chính Viễn thông thuộc Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

12.Quyết định số 235/QĐ-TTg ngày 2/3/2004 phê duyệt dự án tổng thể “ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở ở Việt Nam giai đoạn 2004 – 2008”

13.Quyết định số 58/2004QĐ-TTg ngày 23/03/2004 về việc phê duyệt đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

14.Nghị định số 142/2004/NĐ-CP ngày 8/7/2004 về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện.

15.Quyết định số 191/2004/QĐ-TTg về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.

16.Nghị định 160/2004/NĐ-CP ngày 03/09/2004 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông về viễn thông.

Mục lục Lời nói đầu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp và kiến nghị đối với ngành viễn thông trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. (Trang 118 - 126)