Kết quả việc mở cửa thị trường, thúc đẩy cạnh tranh và chống độc quyền viễn thông trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Một số giải pháp và kiến nghị đối với ngành viễn thông trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. (Trang 51 - 57)

viễn thông trong thời gian qua

Trong quá trình gia nhập WTO, Việt Nam phải tuân thủ, thực hiện và đáp ứng được một loạt các cam kết đa phương của GATS và các cam kết song phương với các nước thành viên của WTO. Các cam kết đó đều tập trung vào việc: tự do hoá, mở cửa thị trường, thúc đẩy cạnh tranh, không phân biệt đối xử, chính sách minh bạch, công khai và ổn định.

Về môi trường pháp lý, Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 2002 là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc mở cửa từng bước thị trường

viễn thông Việt Nam. Việc mở rộng tự do hoá trong lĩnh vực viễn thông được các nhà quản lý viễn thông tiến hành bằng việc mở rộng lĩnh vực hoạt động cho các nhà khai thác mới. Với mục tiêu dự kiến đến cuối năm 2005, trong thị trường viễn thông các doanh nghiệp mới sẽ đóng góp 25% - 30% thị phần các dịch vụ viễn thông cơ bản, 35% - 40% thị phần các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng; năm 2010: 40 – 50% các dịch vụ cơ bản, một loạt các giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông đã được Bộ Bưu chính Viễn thông cấp cho các nhà khai thác mới vào năm 2002. Doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế là doanh nghiệp chiếm từ 30% thị phần trở lên. Các doanh nghiệp này sẽ bị Chính phủ khống chế về mặt giá cước dịch vụ. Các doanh nghiệp khác sẽ có quyền tự chủ hơn về mặt giá cước trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tự do hoá và cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông ngày càng gia tăng

mạnh mẽ

Trước sức ép về mở cửa thị trường, cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông ngày càng trở nên gay gắt hơn, các doanh nghiệp viễn thông của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn giữa các doanh nghiệp với nhau và giữa các doanh nghiệp với các công ty viễn thông nước ngoài. Đây là thách thức lớn đối với doanh nghiệp nhà nước trước đây được độc quyền trong lĩnh vực viễn thông và cũng là lợi thế với các nhà khai thác mới và các nhà đầu tư nước ngoài. Việc cạnh tranh có thể được xem xét trên hai khía cạnh. Đó là cạnh tranh trong nước và cạnh tranh có yếu tố nước ngoài.

Đến nay, ngoài VNPT là doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong thị trường Viễn thông và là doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh đầy đủ các hoạt động cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin. Vietel là doanh nghiệp thứ hai cũng được cấp giấy phép đầy đủ. Các doanh nghiệp khác chỉ có giấy phép cung cấp một số loại hình dịch vụ.

Tổng hợp tình hình cạnh tranh trong từng loại hình dịch vụ như sau:

Dịch vụ viễn thông quốc tế: Việt Nam đã có ba nhà khai thác viễn thông được phép kinh doanh trong lĩnh vực này là VNPT, Vietel và VP Telecom. Mặc dù trong lĩnh vực này, VNPT đang là doanh nghiệp thống lĩnh với hệ thống các kênh liên lạc quốc tế trực tiếp bằng cáp biển và qua vệ tinh, nhưng Vietel cũng đã triển khai dự án xây dựng trạm cổng quốc tế sử dụng vệ tinh. VNPT hiện đang khai thác 4

tuyến cáp quang biển và các trạm vệ tinh mặt đất kết nối quốc tế, hệ thống đường trục Bắc – Nam 2,5Gbhs; Vietel khai thác 2 tuyến cáp quang quốc tế, 1 tuyến cáp quang trục Bắc – Nam 2,5 Ghps, 1 trạm vệ tinh mặt đất; VP Telecom khai thác 01 trạm vệ tinh mặt đất kết nối quốc tế, hệ thống đường trục theo đường điện lực 500KV dung lượng 2,5Gbhs và hiện đang triển khai hệ thống truyền dẫn cáp quang theo cùng đường dây điện lực tới tất cả các tỉnh.

Dịch vụ đường dài trong nước: hiện nay, Việt Nam có ba nhà cung cấp là VNPT, Vietel và VP Telecom. Cạnh tranh trong lĩnh vực này cũng đã xuất hiện. Mặc dù VNPT đang chiếm đa số thị phần nhưng Vietel và VP Telecom cũng có các lợi thế riêng về kênh đường trục của mình và một số các nhà cung cấp dịch vụ Internet đã thuê kênh đường trục của Vietel và VP Telecom.

Dịch vụ điện thoại cố định nội hạt: hiện nay có 5 doanh nghiệp là VNPT, VP Telecom, Vietel, SPT và Hanoi Telecom có giấy phép về dịch vụ này, nhưng hiện tại mới chỉ có VNPT, Vietel và SPT cung cấp dịch vụ này. Vietel đã chính thức cung cấp dịch vụ điện thoại cố định. SPT đã triển khai xây dựng mạng và cung cấp dịch vụ tại TP. Hồ Chí Minh.

Dịch vụ di động: Thị trường dịch vụ di động cũng đang bị chia sẻ bởi Vinaphone của GPC/VNPT, Mobilephone của VMS/BCC của VNPT, S-Fone của SPT và Vietel. Trong năm nay, hai mạng điện thoại di dộng cũng sẽ được khai trương đó là của VP Telecom và của Hanoi Telecom. Việc cạnh tranh đã bắt đầu với mức độ tăng trưởng nhanh chóng số thuê bao của Vietel trong thời gian qua. Tuy nhiên, hiện tại VNPT vẫn chiếm giữ thị phần rất lớn của dịch vụ di động với mạng của VMS và Vinaphone: Vinaphone chiếm 51%, VMS chiếm 40%, tổng cộng là 91%, còn S-Fone có khoảng chiếm 4% và Vietel chiếm 5% (tính đến 01/2005)(1). Nhiều khả năng, hai quí sau của năm 2005, VNPT sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn trong lĩnh vực thông tin di động với Vietel, S-Fone và bởi sự tham gia của Hanoi Telecom và VP Telecom.

Dịch vụ VOIP đường dài và quốc tế: Đây là lĩnh vực cạnh tranh mạnh mẽ nhất giữa các nhà khai thác viễn thông Việt Nam. Hiện tại có 6 doanh nghiệp

(1)NQH. ”Đánh giá khả năng hoàn thànhcác chỉ tiêu chính về công nghệ thông tin và truyền thông

được cấp phép cung cấp dịch vụ VoIP đường dài và quốc tế, đó là: VNPT, SPT, Vietel, VP Telecom, Hanoi Telecom, Vieshipel. Năm 2003, tỷ trọng sản lượng VoIP quốc tế giữa các nhà cung cấp: VNPT chiếm 43%, Vietel chiếm 24,5%, SPT chiếm 22%, VP Telecom chiếm 10%. Năm 2004, sản lượng dịch vụ điện thoại quốc tế VOIP của các doanh nghiệp mới chiếm hơn 60%, VNPT gần 40%(1)

Về Internet: Hiện tại, Việt Nam có 6 nhà cung cấp dịch vụ kết nối Internet (IXP) là VNPT, SPT, Vietel, Hanoi Telecom, VP Telecom và SPT, có khoảng 20 nhà cung cấp ISP là: VNPT, Vietel, SPT, OCI, Netnam, Hanoi Telecom, FPT, Tính đến hết tháng 12 năm 2004, VNPT có 1.150.373 thuê bao, chiếm 54%, FPT có 518.000 thuê bao, SPT có 140.000 thuê bao, Vietel có 250.335 thuê bao, Netnam co 69.095 thuê bao, Hanoi Telecom có 2.517 thuê bao(2). Như vậy, các doanh nghiệp khác ngoài VNPT chiếm 46% số thuê bao của Internet. Với dịch vụ Internet tốc độ cao, ngay trước khi VNPT cung cấp dịch vụ ADSL, FPT và Vietel đã xúc tiến mạnh các dịch vụ ADSL vô tuyến và dịch vụ truy nhập Internet trực tiếp của họ tại nhiều toà nhà và khu văn phòng. Chiến lược của FPT đang tập trung phát triển vào nhóm khách hàng lớn là các công ty, các toà nhà và khu văn phòng là điểm mà VNPT còn để ngỏ.

Cạnh tranh có yếu tố nước ngoài

Với lộ trình mở cửa viễn thông hiện nay, và việc đẩy mạnh quá trình đàm phán gia nhập WTO của Chính phủ Việt Nam vào năm 2005, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông sẽ phải đối mặt với cạnh tranh có yếu tố nước ngoài sớm hơn và trên phạm vi rộng hơn. Trước mắt, với lộ trình mở cửa của Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, các công ty Hoa Kỳ và các công ty nước ngoài khác sẽ thâm nhập vào thị trường viễn thông Việt Nam bằng nhiều cách như thành lập công ty liên doanh, hoặc hợp tác kinh doanh (BCC) với các nhà khai thác viễn thông Việt Nam bao gồm cả nhà khai thác viễn thông chủ đạo như VNPT và các nhà khai thác mới như SPT, Vietel, Hanoi Telecom, VP Telecom, Vishipel...

Sau nữa, trước sức ép của các vòng đàm phán đa phương khi gia nhập WTO, chính phủ Việt Nam sẽ phải cân nhắc việc cho các doanh nghiệp nước ngoài được phép tham gia sâu hơn nữa vào thị trường viễn thông Việt Nam, như cho phép công ty 100% vốn nước ngoài hay chi nhánh công ty nước ngoài được phép hoạt động trong lĩnh vực viễn thông tại Việt Nam. Như vậy, doanh nghiệp viễn thông của Việt Nam sẽ vừa phải cạnh tranh với các nhà khai thác viễn thông liên doanh, liên kết với nước ngoài vừa phải cạnh tranh với chính các nhà khai thác nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam.

Khi triển khai Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, các nhà sản xuất công nghiệp Hoa Kỳ được tham gia bình đẳng vào các hợp đồng thương mại hoặc đấu thầu cung cấp các sản phẩm tại thị trường Việt Nam. Việc tiêu thụ sản phẩm của các nhà sản xuất Việt Nam tại chính thị trường Việt Nam sẽ càng khó khăn vì lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp Hoa Kỳ còn quá cách biệt.

Như vậy, cạnh tranh và tự do hoá vừa là thách thức vừa là động lực để phát triển doanh nghiệp. Mở cửa hội nhập và cạnh tranh sẽ đem đến cho các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam các thách thức sau đây:

Các thay đổi về thị trường: Số lượng các nhà khai thác và cung cấp dịch vụ

viễn thông sẽ tăng lên. Trước nhất là số lượng các nhà khai thác có nguồn gốc sở hữu nhà nước gia tăng, sau đó là các nhà khai thác có nguồn gốc đa sở hữu và sở hữu tư nhân tăng lên. Điều này sẽ ảnh hưởng tới việc quyết định các chính sách về đầu tư phát triển mạng lưới, các chiến lược chiếm lĩnh thị trường và thị phần của các doanh nghiệp viễn thông. Tính đến nay, tổng số các nhà khai thác có giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản là 6 nhà khai thác; lĩnh vực cung cấp dịch vụ kết nối Internet có 6 nhà cung cấp và lĩnh vực cung cấp dịch vụ truy cập Internet có khoảng 20 nhà cung cấp (Nguồn: Bộ Bưu chính Viễn thông). Dự báo trong giai đoạn từ 2005 đến 2010, số lượng các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản sẽ tiếp tục gia tăng với mục đích tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước chiếm lĩnh thị phần dịch vụ bưu chính viễn thông. Số lượng các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ

Internet và các dịch vụ giá trị gia tăng cũng sẽ phát triển nhanh chóng bởi tiềm năng phát triển của các loại hình dịch vụ này là rất cao, hơn nữa các dịch vụ này lại thuộc danh mục lĩnh vực viễn thông mở cửa thị trường sớm. Các loại hình dịch vụ cạnh tranh về cơ bản sẽ phát triển dần theo hướng sau đây:

- Các dịch vụ ứng dụng trên nền giao thức Internet, đặc biệt là dịch vụ thoại trên nền giao thức Internet;

- Các dịch vụ thông tin di động

- Các dịch vụ kết hợp truyền thông và viễn thông

- Các dịch vụ theo hướng hội tụ truyền thông, viễn thông, tin học như các dịch vụ đa phương tiện, thương mại điện tử.

Các thay đổi về công nghệ mạng lưới: công nghệ viễn thông và truyền thông

tin học là một trong các ngành công nghệ có sức phát triển mạnh mẽ, vòng đời của các công nghệ ứng dụng trên mạng lưới ngày càng ngắn đi. Khuynh hướng phát triển của công nghệ hiện tại là khuynh hướng hội tụ. Đó là khuynh hướng hội tụ giữa: thoại và số liệu; cố định với di động; bưu chính – tin học; và hôi tụ giữa ba lĩnh vực viễn thông – tin học – truyền thông. Các thay đổi về công nghệ mạng lưới cũng sẽ diễn ra rất nhanh và việc chọn đúng hướng phát triển cho công nghệ trong tương lai sẽ tiết kiệm được các khoản đầu tư lớn, tránh cho doanh nghiệp khỏi nguy cơ tụt hậu và tạo ra lợi thế cạnh tranh mới. Các doanh nghiệp mới tham gia thị trường chắc chắn sẽ chịu tác động mạnh của những khuynh hướng này và sẽ cố gắng tận dụng nó để chiếm lĩnh thị trường.

Nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng: Với số lượng các nhà cung cấp

dịch vụ bưu chính viễn thông ngày càng nhiều và các tiến bộ không ngừng của khoa học và công nghệ, nhiều loại hình dịch vụ viễn thông mới ra đời, các khách hàng, là những người sử dụng các dịch vụ viễn thông, sẽ có nhiều cơ hội hơn để lựa chọn loại hình dịch vụ bưu chính viễn thông sử dụng và lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông có chất lượng phục vụ tốt nhất cho mình. Đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng và thu hút sự quan tâm của khách hàng đối với dịch vụ bưu chính viễn thông do mình cung cấp là một trong các mục tiêu quan trọng của

các doanh nghiệp bưu chính viễn thông trong môi trường cạnh tranh mới để có thể nâng cao được thị phần của mình trong thị trường dịch vụ viễn thông.

Trước các thách thức nói trên, các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam một mặt phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, mặt khác phải tận dụng thời cơ hợp tác có hiệu quả với các đối tác nước ngoài, tranh thủ vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý, khai thác của các công ty viễn thông nước ngoài để có thể chiếm lĩnh ưu thế trong cuộc cạnh tranh tại thị trường viễn thông Việt Nam và khu vực. Bởi lẽ, nếu không, doanh nghiệp viễn thông sẽ rơi vào thế bất lợi trong cạnh tranh khi mà luồng vốn và công nghệ nước ngoài đổ vào các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp đó.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp và kiến nghị đối với ngành viễn thông trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. (Trang 51 - 57)