Năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông ViệtNam trong quá trình hội nhập KTQT

Một phần của tài liệu Một số giải pháp và kiến nghị đối với ngành viễn thông trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. (Trang 69 - 78)

nhập KTQT

Năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam được tiếp cận từ cả phía cung và cầu. Yếu tố bên cung tác động tích cực đến khả năng cạnh tranh của ngành

viễn thông bao gồm việc đơn giản hoá các thủ tục cấp phép để gia nhập thị trường, tiêu chí cấp phép, thời hạn xét cấp phép, điều kiện cấp phép rất rõ ràng, minh bạch, đáp ứng được yêu cầu của hội nhập, trong đó có yêu cầu của WTO. Tính đến nay, tổng số các nhà khai thác có giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản là 6 nhà khai thác; lĩnh vực cung cấp dịch vụ kết nối Internet là 6 cung cấp và lĩnh vực cung cấp dịch vụ truy cập Internet có khoảng 20 nhà cung cấp. Việc gia tăng số lượng các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước chiếm lĩnh thị trường dịch vụ viễn thông, tạo sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp trong nước.

Việt Nam hiện có một mạng lưới viễn thông hiện đại và đáng tin cậy như ở các nước phát triển trong khu vực. Các thiết bị và tổng đài đã được số hoá từ năm 1995. Hiện chúng ta có 4 tổng đài quốc tế, 3 trung tâm liên tỉnh, 500 tổng đài cấp 2 và 1600 tổng đài cấp 3. Hệ thống truyền dẫn quốc tế được nâng cấp 5.400 kênh, nối trực tiếp đến hơn 40 quốc gia. Năng lực mạng cáp quang bắc nam là 2,5 Gbs và đang được nâng cấp lên 20Gbs. Mạng cáp quang quốc gia có tổng chiều dài 5.090km, được nối đến 59 tỉnh thành phố. Mạng Internet được nối mạng toàn cầu qua 7 cổng với tổng dung lượng 1038 Mbs (Nguồn: Bộ Bưu chính Viễn thông). Kết quả khảo sát của dự án Vie/02/009 do UNDP tài trợ cho thấy: 84% công ty viễn thông cho rằng hiện tại ngành có công nghệ mới và hiện đại. 50% công ty viễn thông cho rằng mạng viễn thông liên tỉnh mới và hiện đại, 57% công ty cho rằng mạng nội hạt có công nghệ mới và hiện đại, 100% nhất trí cho rằng công nghệ Internet mới và hiện đại. Như vậy, ngành viễn thông của Việt Nam đang sở hữu một mạng lưới viễn thông hiện đại.

Bên cạnh mạng lưới viễn thông hiện đại thì chất lượng mạng viễn thông nội hạt của ta còn thấp, gây cản trở cho việc triển khai các dịch vụ mới, nhất là các dịch vụ băng rộng. Mức độ dự phòng của mạng lưới viễn thông của Việt Nam chưa cao, các đường vòng tránh, vu hồi còn thiếu. Hệ thống quản lý và điều hành mạng chưa được thay đổi hiện đại. Đây là hạn chế đối với năng lực cạnh tranh của ngành.

Hạn chế lớn đối với năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam là cấu trúc hạn chế trong cạnh tranh của ngành. Trong thời gian qua viễn thông Việt Nam đã chuyển từ độc quyền sang canh, đã có nhiều doanh nghiệp được cấp phép cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet. Hiện tại, Việt Nam có 6 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Đến nay, ngoài VNPT là doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong thị trường Viễn thông và là doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh đầy đủ các hoạt động cung cấp dịch vụ Bưu chính Viễn thông và CNTT, Vietel là doanh nghiệp thứ hai vừa được cung cấp phép đầy đủ cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông. Các doanh nghiệp khác chỉ có giấy phép cung cấp một số loại hình dịch vụ. Cạnh tranh đã diễn ra trên các lĩnh vực như điện thoại VOIP, điện thoại di động. Tuy nhiên, tình hình cạnh tranh vẫn còn rất hạn chế.

Theo báo cáo tổng kết năm 2004 của Bộ Bưu chính Viễn thông, thị phần về doanh thu của các doanh nghiệp viễn thông tương ứng là: VNPT chiếm 91,84%, Vietel chiếm 4,26%, Saigon Postel chiếm 2,95%, VP Telecom chiếm 0,59%, Vishipel chiếm 0,27% và Hanoi Telecom chiếm 0.08%.

Thị phần của các doanh nghiệp với từng loại dịch vụ như sau :

 Dịch vụ Internet (tính theo số thuê bao): VNPT chiếm 53,5%, FPT chiếm 22,8%, Viettel chiếm 8,1%, SPT chiếm 6,8%, các doanh nghiệp khách chiếm 8,8%.

 Dịch vụ VOIP (tính theo lưu lượng): VNPT chiếm 39,12%, SPT chiếm 23,24%, Vietel chiếm 17,43%, VP Telecom chiếm 14,17%, các doanh nghiệp khác chiếm 6%.

Dịch vụ di động (tính theo số thuê bao): Vinaphone của VNPT chiếm 50%, Mobilephone của VNPT chiếm 40%, Vietel chiếm 4%, S-Fone chiếm 6%. (1) Như vậy, về thị phần, VNPT vẫn là doanh nghiệp chủ đạo về mạng lưới, dịch vụ cũng như khách hàng.

(1) Bộ Bưu chính Viễn thông. “Báo cáo giải trình của Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông trả lời

Chúng ta có thể tham khảo tình hình cạnh tranh của ngành viễn thông Trung Quốc. Doanh thu năm 2002 của các doanh nghiệp cung cấp cơ sở hạ tầng viễn thông Trung Quốc:

Bảng 4: So sánh thị phần của các doanh nghiệp Trung Quốc

Doanh nghiệp Thị phần về doanh thu

China Mobile 36,7% China Telecom 33,1% China Unicom 12,4% China Netcom 16,4% Các công ty khác 1,4% (Nguồn: UNDP)

ở Trung Quốc, hiện nay không có doanh nghiệp nào chiếm thị phần áp đảo. Hai doanh nghiệp lớn nhất là China Mobile chiếm 36,7% thị phần và China Telecom chiếm 33,1% thị phần. So với Trung Quốc, Việt Nam phải giải quyết nhiều vấn đề phức tạp hơn về cạnh tranh trong ngành viễn thông để đạt được mục tiêu: “Đến cuối năm 2005, trong thị trường các doanh nghiệp mới sẽ đóng góp vào 25 – 30% thị phần các dịch vụ viễn thông cơ bản, 35-40% thị phần các dịch vụ giá trị gia tăng. Năm 2010, các doanh nghiệp mới sẽ đóng góp vào 40 – 45% thị phần các dịch vụ viễn thông cơ bản” như đã đề ra trong Chiến lược phát triển bưu chính viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

Một trong những điểm yếu của tính cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam là tiềm lực của các doanh nghiệp viễn thông của ta còn rất yếu. Nếu so sánh về tiềm lực với các tập đoàn viễn thông trên thế giới thì các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam, ngay cả doanh nghiệp chủ lực như VNPT hiện nay, dù với doanh thu năm

2004 đạt hơn 2 tỷ USD và nộp ngân sách trên 270 triệu USD thì cũng chưa bằng một công ty còn của tập đoàn hay một doanh nghiệp nhỏ của các nước phát triển(1). Do đó, việc mở cửa thị trường còn non trẻ của Việt Nam sẽ gặp không ít thử thách lớn đối với các doanh nghiệp viễn thông của Việt Nam.

Nhìn chung, trong lĩnh vực viễn thông, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam đang được hoàn thiện theo cơ chế đổi mới tổ chức và quản lý, thúc đẩy cạnh tranh trên toàn bộ các mặt. Hệ thống văn bản được tiêu chuẩn hoá, các quy định pháp lý để đảm bảo cho môi trường cạnh tranh đã được xây dựng phù hợp với thông lệ quốc tế và các yêu cầu của các thoả thuận song phương và đa phương, trong đó có Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ và quy định của WTO. Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông và các nghị định hướng dẫn thực hiện chi tiết Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông được quốc tế đánh giá là đã thể chế hoá tương đối đầy đủ các yêu cầu của WTO, tạo hành lang pháp lý cho ngành viễn thông trong quá trình hội nhập KTQT.

Ngành viễn thông Việt Nam được cho là có thể khai thác tiềm năng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh do việc có điều kiện tốt về phía cầu thị trường. Cho dù thực tế là ngành có quy mô tương đối nhỏ so với các nước trong khu vực, ngành viễn thông Việt Nam là ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Trong giai đoạn 1995 – 2002 Việt Nam có tốc độ tăng trưởng viễn thông và Internet cao nhất trong khu vực ASEAN+3 với tốc độ bình quân là 32,5% năm (Nguồn: ITU). Tất cả các dịch vụ viễn thông cơ bản đều được triển khai và phát triển nhanh. Số lượng thuê bao điện thoại liên tục tăng trưởng mạnh với tốc độ tăng trưởng hàng năm khá cao (từ 20% - 40%). Đến 02/2005, tổng số thuê bao điện thoại trên toàn mạng là 10.904.338 máy, đạt mật độ 13,29 máy trên 100 dân, trong đó thuê bao di động chiếm 50,63%(2). Các dịch vụ mới, dịch vụ giá trị trên mạng điện thoại cố định và di động cũng đang phát triển mạnh. Trong giai đoạn 2001 – 2004, tốc độ tăng trưởng mật độ người sử dụng Internet tại Việt Nam là 123,4%, cao nhất trong khu vực ASEAN+3 (Nguồn: ITU). Tính đến tháng 02 năm 2005, theo thống

(1) Bộ Bưu chính Viễn thông, “Báo cáo giải trình của Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông trả lời

chất vấn của đại biểu quốc hội tại kỳ họp thứ 6 quốc hội khoá XI, Hà Nội, 2004”

(2) NQH. ”Đánh giá khả năng hoàn thành các chỉ tiêu chính về công nghệ thông tin và truyền thông

kê của VNNIC tổng số thuê bao Internet đạt 2.130.320 thuê bao Internet qui đổi, số người sử dụng dịch vụ Inernet khoảng 6,39 triệu, đạt mật độ 7,75%.

Về quy mô thị trường, mức độ tiêu dùng dịch vụ viễn thông đã tăng từ 81,409 đồng/ người (tương đương 7,4 USD/người) vào năm 1995 lên mức 334.198 đồng/ người (khoảng 22,3 USD/người) vào năm 2003, tăng gấp 3 lần. Về tỷ trọng so với GDP, tổng doanh thu của viễn thông tương đương với 4,69% GDP vào năm 2003(1). Như vậy, doanh thu thị trường viễn thông đã tăng 2,6 lần so với mức 1,76% GDP năm 1995.

Một nhân tố thuận lợi khác đối với năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông là kế hoạch phát triển với mục tiêu rất cao của chính phủ. Các chỉ tiêu đến cuối năm 2005 như tổng số điện thoại đạt khoảng 10,8 triệu máy điện thoại, đạt mật độ từ 12- 13 máy/ 100 dân, tổng số thuê bao Internet lên trên 1,3 triệu thuê bao, với tỷ lệ số dân sử dụng Internet là 4 – 5% đều đã đạt và vượt, chỉ tiêu của Internet còn vượt gần gấp đôi(2). Với một kịch bản phát triển bình thường, đến năm 2010, ngành viễn thông Việt Nam sẽ có 22,6 triệu máy điện thoại, tương đương với mất độ 24 – 25máy/100 dân. Số thuê bao đăng ký Internet sẽ là hơn 7,38 triệu, tương đương với mật độ 8,18 người sử dụng/100 dân, trong đó có 30% sử dụng ADSL. Trung bình có hơn 60% số hộ gia đình có điện thoại. 100% hộ gia đình thành thị có điện thoại(3). Dịch vụ Internet được cung cấp cho tất cả các trường đại học và trung học trên toàn quốc. Đây là cơ sở cho thấy, thị trường viễn thông của Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong tương lai.

Dù với tốc độ tăng trưởng cao, sự phát triển của ngành viễn thông ở Việt Nam vẫn còn ở mức kém nhất trong số các nước trong khu vực. Theo báo cáo của Liên minh viễn thông quốc tế (ITU), mật độ điện thoại cố định của Việt Nam vào

(1) Bộ Bưu chính Viễn thông và UNDP. Tài liệucủa hội thảo “Tư vấn quốc gia về Công nghệ thông tin và truyền thông phục vụ phát triển tại Việt Nam”, 19/08/2003.

(2)NQH. ”Đánh giá khả năng hoàn thành các chỉ tiêu chính về công nghệ thông tin và truyền thông

của kế hoạch 2001-2005”. Tạp chí Bưu chính Viễn thông, số 251, 03/2005,

(3) Bộ Bưu chính Viễn thông. “Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”.

năm 2002 chỉ là 4,51, thấp hơn khoảng 4 lần so với mức trung bình của khu vực. Chỉ có 5 nước mà ViệtNam vượt lên là Lào, Cambodia, Myanmar, Indonesia và Philippin. Mật độ di động của Việt Nam thấp hơn mức trung bình của khu vực khoảng 6 lần. Số người sử dụng internet/100 dân của Việt Nam thấp hơn khoảng 4 lần so với mức của khu vực. Tuy nhiên, sự phát triển ở mức thấp này cũng là một hứa hẹn mang tính cạnh tranh cao của ngành viễn thông Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Một trong những nhân tố tác động tiêu cực đến năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam là năng suất lao động. Năng suất lao động ngành viễn thông Việt nam tính theo doanh thu trên từng lao động thấp hơn 6 lần so với mức của khu vực. Năng suất này của Việt Nam chỉ cao hơn mức của Lào và Cambodia, và thấp hơn 2 lần so với Trung Quốc. Doanh thu viễn thông trung bình trên 1 đường điện thoại của Việt Nam là 222 USD, trong khi đó con số này của khu vực là 903 USD, gấp hơn 4 lần. Trung bình một nhân viên viễn thông Việt Nam quản lý 73đường điện thoại cố định, trong khi đó con số này của khu vực là 149, gấp hơn 2 lần. (Hình 5)

Hình 5:

u?t lao đ?ng ngành vi?n thụng cỏc nư?c ASEAN+3

1558 559 559 351 690 275 222 662 771 2726 310 768 1949 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 Sin gap ore Ma lays ia Th ailan Ph ilip ines Ind on esia Vie tna m La os Co mb od ia My an ma Tru ng Qu oc Han Qu oc Nh at Ban

Doanh thu vi?n thụng/1 đư?ng ĐT (USD) năm 1999 USD

(Nguồn: ITU)

Năng suất lao động ngành viễn thông các nước ASEAN+3

Lộ trình giảm giá cước của ngành viễn thông Việt Nam đã được thực hiện tích cực. Từ 1/4/2003, đã thực hiện giảm cước từ 10 – 40% cho 12 loại dịch vụ viễn thông và Internet. Cho cuối năm 2004, giá cước dịch vụ viễn thông của Việt Nam đã ở mức bằng và thấp hơn so với mức trung bình khu vực. Đến nay, cước quốc tế bình quân từ Việt Nam đi các nước ASEAN + 3 là 0,65 USD/phút, còn cước bình quân từ các nước đến ta là 1,19 USD/phút(1). Về cước điện thoại di động, tính đến hết năm 2004, giá cước di động điện thoại trả trước ở nước ta chỉ còn cao hơn mức cước của các nước trong khu vực là Malaysia, Philippin và Thái Lan (2) .(Nguồn của (1) và (2): Báo cáo giải trình của Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông tại kỳ họp thứ 6, quốc hội khoá XI, 11/2004). Việc giảm mạnh giá cước điện các dịch vụ điện thoại trong thời gian qua đã khuyến khích mức độ sử dụng tăng lên. Số lượng thuê bao mới của di động trong năm 2004 đã tăng mạnh.

Tuy giá cước viễn thông của Việt Nam đã giảm đến mức trung bình hoặc thấp hơn trung bình của khu vực, nhưng mức cước so với thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam thì vẫn là cao, tác giả xin được đưa ra phân tích của mình dưới đây:

GDP tính trên đầu người của Việt Nam năm 2004 là 535 USD, tức là 8.453.000 VNĐ (tỷ giá 1 USD = 15800 VNĐ).

(1) Cước điện thoại quốc tế IDD năm 2004 từ Việt Nam đi các nước ASEAN+3 là 0,65 USD/phút,

còn các nước có cước điện thoại gọi về Việt Nam lần lượt là: (USD/phút) Myanmar: 2,70; Nhật Bản: 2,14; Bruney: 1,47; Camphuchia: 1,35; Lào: 1,04; Singapore: 0,99; Trung Quốc: 0,97; Malaysia: 0,92; Hàn Quốc: 0,78; Indonesia: 0,55 và Philippin: 0,36.

(2) Giá cước điện thoại di động của các nước là: Hồng Kông – 8.940 đ/phút; Brunei – 5.160

đ/phút; Singapore – 4.850 đ/phút; Hàn Quốc – 4.703 đ/phút; Camphuchia – 4.530 đ/phút; Việt

Nam – 2,727 đ/phút; Malaysia – 2.503đ/phút; Philippin – 2.476 đ/phút; Trung Quốc – 2.300

Thu nhập bình quân đầu người (VND) Loại dịch vụ viễn thông Cước dịch vụ viễn thông trung bình (VNĐ/phút)

Nếu toàn bộ GDP/người chỉ dùng

cho việc sử dụng dịch vụ viễn thông

thì thời lượng sử dụng dịch vụ viễn thông mỗi ngày là

8.453.000 Di động 1.450 16 phút

8.453.000 Đường dài VOIP 1.227 19 phút

8.453.000 Gọi đi quốc tế 10.270 2 phút

Như vậy, Việt Nam vẫn cần phải tiếp tục có các biện pháp tích cực hơn nữa để giảm suất đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để có điều kiện giảm cước viễn thông hơn nữa mà vẫn đảm bảo được lơi ích của cả 3 phía: người sử dụng, doanh nghiệp và ngân sách.

Cơ cấu nguồn nhân lực của ngành viễn thông đang chuyển dịch theo hướng tăng cường cả số lượng và chất lượng. Số lao động trong khối viễn thông khoảng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp và kiến nghị đối với ngành viễn thông trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. (Trang 69 - 78)