Mục tiêu đến năm 2010 của “Chiến lược phát triển CNTT và TT Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” là chuyên nghiệp hoá nguồn nhân lực CNTT&TT, tăng gấp đôi năng suất lao động CNTT&TT so với năm 2002, phổ cập khả năng ứng dụng CNTT&TT:
Xây dựng nguồn nhân lực chuyên nghiệp CNTT&TT đủ phẩm chất, năng lực, làm chủ công nghệ kỹ thuật hiện đại, vững vàng về quản lý kinh tế, với cơ cấu hợp lý đáp ứng kịp thưòi và thường xuyên nhu cầu thị trường trong nước và một phần thị trường nước ngoài. Nâng cao nhận thức, phổ cập kiến thức và kỹ năng sử dụng các ứng dụng và dịch vụ CNTT&TT cho toàn xã hội.
Đào tạo chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế tại các khoa CNTT&TT trọng điểm. Đảm bảo 20% sinh viên tốt nghiệp các khoa CNTT&TT trọng điểm có đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ tham gia thị trường lao động CNTT&TT quốc tế.
Năng suất lao động CNTT&TT Việt Nam tăng gấp đôi so với năm 2002, đạt mức tiên tiến trong khu vực ASEAN: trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông đạt 150 máy điện thoại/ lao động viễn thông; trong lĩnh vực sản xuất phần mềm doanh thu đạt 19.000 USD/lao động phần mềm/năm.
(1)
Trần Đức Lai. “Các bộ, công chức – nhân tố quan trọng để thực thi quyền lực nhà nước đối với
Tóm lại, Việt Nam là nước có hạ tầng viễn thông phát triển nhanh trong khu vực nhưng chúng ta vẫn chưa đạt được mức trung bình của khu vực. Ngành viễn thông cũng đang cố gắng điều chỉnh các chính sách quản lý cho hiệu quả và phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế: môi trường pháp lý được rà soát và điều chỉnh theo các yêu cầu của hội nhập, chính sách tự do hoá về cạnh tranh đã phá đi thế độc quyền và tạo ra sự cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông, chính sách về đầu tư cũng thông thoáng, nguồn nhân lực cũng phát triển cả về số lượng và chất lượng để dần đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập. Đến hiện tại, pháp lệnh Bưu chính Viễn thông và các nghị định hướng dẫn thực hiện pháp lệnh đã thể chế hoá tương đối các yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực viễn thông đặc biệt là thể chế hoá các yêu cầu của WTO về lĩnh vực viễn thông. Tuy nhiên, chúng ta cần phải có những quy định cụ thể hơn nữa, tạo hành lang pháp lý cho ngành khi chúng ta chính thức gia nhập WTO.
Chương 3
Một số giải pháp đối với ngành viễn thông trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế