Các giải pháp và kiến nghị để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp và kiến nghị đối với ngành viễn thông trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. (Trang 110 - 112)

3.3.2.1 Cần phải có chính sách cụ thể ưu đãi cho các doanh nghiệp mới

Hạn chế lớn đối với năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam là cấu trúc hạn chế tranh tranh của ngành. Việt Nam cần phải có những chính sách thúc đẩy cạnh tranh hơn nữa. Bộ Bưu chính Viễn thông cũng cần đưa ra những chính sách cụ thể ưu đãi cho các doanh nghiệp mới để các doanh nghiệp mới tồn tại, phát triển và dần cạnh tranh với doanh nghiệp chủ đạo để đạt được mục tiêu: “Đến cuối năm 2005, trong thị trường các doanh nghiệp mới sẽ đóng góp vào 25 – 30% thị phần các dịch vụ viễn thông cơ bản, 35-40% thị phần các dịch vụ giá trị gia tăng. Năm 2010, các doanh nghiệp mới sẽ đóng góp vào 40 – 45% thị phần các dịch vụ viễn thông cơ bản” như đã đề ra trong Chiến lược phát triển bưu chính viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

3.3.2.2 Tập trung xây dựng các công ty có tiềm lực lớn mạnh trong lĩnh vực viễn thông

Trong lộ trình tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, các công ty nước ngoài sẽ được liên doanh với các công ty tại Việt Nam trong thời gian đầu với tỷ lệ góp vốn là 49%. Tuy nhiên, nếu vốn của các công ty Việt nam quá bé, thì một công ty nhỏ bất kỳ nào của nước ngoài cũng đủ góp vốn liên doanh với ta, việc này sẽ dẫn đến tình huống khó xử là: nếu Việt Nam tuân thủ cam kết đã ký thì sẽ không điều khiển được quá trình cạnh tranh phân tán lĩnh vực viễn thông này và sự mất ổn định là có thể xảy ra. Đã đến lúc, Nhà nước phải tập trung xây dựng một số lượng nhất định các công ty có tiềm lực lớn, đủ mạnh để cạnh tranh về vốn, công nghệ, nhân lực và thị trường thì mới thu hút được vốn đầu tư nước ngoài một cách hiệu quả và tự chủ.

3.3.2.3 Có biện pháp nâng cao năng suất lao động của ngành

Chúng ta cần phải có biện pháp để nâng cao năng suất lao động của lao động ngành viễn thông. Cần phải sắp xếp lại tổ chức, đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động của ngành, đồng thời cũng phải mạnh tay sa thải những lực lượng lao động dôi dư không cần thiết. Phải xây dựng chiến lược nhân sự tinh, chất lượng và hiệu quả.

3.3.2.4 Xây dựng có chế giá cước dịch vụ hợp lý

Chúng ta phải xây dựng và điều chỉnh giá cước dịch vụ với sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan Nhà nước. Giá cước phải đáp ứng nhu cầu, đảm bảo quyền lợi hợp pháp và phù hợp với khả năng thanh toán của người tiêu dùng. Xây dựng giá cước trên cơ sở phải đảm bảo tích luỹ để kịp thời tài đầu tư mở rộng sản xuất và làm gia tăng đồng vốn của Nhà nước. Giá cước phải xây dựng để nó trở thành một đòn bẩy thúc đẩy cạnh tranh, vừa có tác dụng tạo điều kiện cho doanh nghiệp mới đẩy nhanh quá trình thâm nhập thị trường, tăng thị phần, cùng hợp tác, cạnh tranh với VNPT nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm giá dịch vụ chung cho toàn xã hội, đóng góp tích cực vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.

3.3.2.5 Giải pháp đối với các doanh nghiệp viễn thông

Để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, các doanh nghiệp viễn thông cần chú trọng đến các yếu tố sau đây:

- Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, xây dựng được đội ngũ cán bộ kỹ thuật, quản lý có trình độ chuyên môn lành nghề, có khả năng tiếp cận, nắm vững, làm chủ được công nghệ thông tin hiện đại của thế giới. Có chính sách đào tạo và tái đào tạo đội ngũ cán bộ, cải tiến chế độ đãi ngộ để có thể thu hút được lao động có trình độ cao làm việc cho doanh nghiệp mình.

- Không ngừng nâng cao chất lượng (bao gồm cả chất lượng về dịch vụ viễn thông và chất lượng phục vụ khách hàng), đa dạng hoá loại hình dịch vụ. - Có chính sách giá cước hợp lý để tạo lợi thế cạnh tranh. Trong những năm

gần đây, giá cước của các dịch vụ viễn thông Việt Nam đã được điều chỉnh giảm xuống đáng kể và đang từng bước tiến dần tới mức giá cước trung bình và thấp trong khu vực. Trong thời gian tới, Bộ Bưu chính Viễn thông sẽ giao quyền tự chủ hơn cho các doanh nghiệp trong vấn đề giá cước. Các doanh nghiệp (trừ các doanh nghiệp có thị phần khống chế về loại hình dịch vụ) sẽ có quyền tự quyết định giá cước của các loại hình dịch vụ viễn thông như: điện thoại đường dài trong nước và điện thoại quốc tế sử dụng mạng viễn thông công cộng (PSTN); dịch vụ cho thuê kênh quốc tế, liên tỉnh, nội tỉnh và nội hạt; dịch vụ mạng điện thoại di động (trả trước, trả sau gồm cước hoà mạng, cước thuê bao, cước thông tin điện thoại); và dịch vụ kết nối Internet (IXP), dịch vụ truy nhập Internet (ISP). Lúc đó, giá cước thực sự sẽ là công cụ quan trọng của doanh nghiệp trong cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp và kiến nghị đối với ngành viễn thông trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)