theo tiêu chuẩn quy định của KCN.
Khuyến khích các DN khác đầu tư áp dụng nhóm giải pháp này nhằm nâng cao hiệu quả, năng suất sản xuất và mang lại lợi ích cho môi trường cao hơn.
4.8 Các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích thực hiện mô hình KCN TTMT Mỹ Phước Phước
4.8.1 Giải pháp về chính sách quản lý KCN
Vấn đề khó khăn và vướng mắc chính hiện nay trong quá trình triển khai
ứng dụng mô hình KCN TTMT là Chính phủ chưa xây dựng và ban hành các quy
định, các hướng dẫn chính thức và cụ thể về việc tổ chức xây dựng mới hoặc chuyển đổi KCN hiện có thành mô hình KCN TTMT, cho nên nhằm giải quyết các khó khăn và vướng mắc hiện nay, thúc đẩy và khuyến khích mạnh mẽ việc triển khai rộng rãi mô hình KCN TTMT vào trong thực tiễn CNH – HĐH đất nước vì sự nghiệp PTBV, thì trước mắt cần thiết phải áp dụng các giải pháp cấp bách về
chính sách quản lý KCN như sau:
BQL KCN và các DN công nghiệp trong KCN. Chẳng hạn, Bộ TN&MT và Bộ
Công nghiệp ban hành thông tư liên bộ về chế độ phân cấp QLMT đến KCN và các DN.
Chính phủ ban hành quy định về tiêu chí KCN TTMT sử dụng cho việc xây dựng mới và chuyển đổi KCN hiện có, đánh giá và phân loại KCN TTMT. Chẳng hạn, Bộ TN&MT và Bộ CN ban hành thông tư liên bộ về ban hành áp dụng hệ thống tiêu chí KCN TTMT.
Chính phủ ban hành các hướng dẫn cụ thể và chi tiết về quá trình
đầu tư xây dựng mới và chuyển đổi KCN hiện có, trong đó bao gồm các quy định cụ thể về thực hiện báo cáo ĐTM của KCN TTMT trong các giai đoạn đầu tư xây dựng mới và chuyển đổi KCN hiện có. Chẳng hạn, Bộ TN&MT ban hành thông tư
hướng dẫn chi tiết về quá trình đầu tư xây dựng mới và chuyển đổi KCN hiện có thành KCN TTMT.
Chính phủ ban hành chính sách xây dựng và vận hành thị trường trao đổi chất thải, chính sách đầu tư về mạng thông tin, cơ chế kết nối, điều phối và điều hành hoạt động, chính sách giá cả trao đổi chất thải áp dụng cho thị trường trao đổi chất thải bổ sung tại các KCN, KCX, CCN tập trung và quy mô cả nền sản xuất công nghiệp.
4.8.2 Giải pháp về chính sách hỗ trợ và khuyến khích KCN
Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ khuyến khích và khen thưởng các nỗ
lực áp dụng, phát triển và phấn đấu đạt danh hiệu và thương hiệu KCN TTMT theo hệ thống tiêu chí đánh giá và phân loại KCN TTMT, trong đó:
Các KCN đạt tiêu chuẩn KCN TTMT loại trung bình (1A) sẽ nhận
được chứng chỉ thương hiệu KCN TTMT và sẽ được hưởng các chính sách khuyến khích ưu tiên về công tác giáo dục đào tạo, phí xử lý chất thải, kết nối mạng thông tin trao đổi chất thải và xúc tiến thương mại.
cao (4G) sẽ được phong thưởng thêm các Bằng Danh hiệu KCN TTMT cao quý tương ứng của Nhà nước cấp trung ương và địa phương, được hưởng thêm các ưu
đãi cụ thể của Nhà nước về hỗ trợ thông tin uy tín, hỗ trợ QLMT, hỗ trợ phát triển công nghệ, hỗ trợ nguồn vốn tài chính, quỹ BVMT … nhằm khuyến khích các nỗ
lực phấn đấu tiêu chuẩn KCN TTMT ngày càng cao.
Ngoài ra, Chính phủ cần ban hành bổ sung các chính sách về phát triển thị
trường KHCN, phát triển công nghệ sạch, công nghệ có ít hoặc không có chất thải, các giải pháp đa dạng hóa nguồn vốn tài chính, quỹ cho nhiệm vụ BVMT tại các DN và KCN tập trung, điều chỉnh các ưu đãi bổ sung về giá, thuế thuê đất đai, thuế DN và phát triển cơ sở hạ tầng cho các nhà đầu tư xây dựng KCN TTMT mới từđầu …