Tình hình kinh tế

Một phần của tài liệu giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN thân thiện môi trường (Trang 42)

Công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp ước thực hiện 21.000 tỉ đồng, tăng 20,8% so với cùng kỳ 2009; trong đó: khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm 5,4%, khu vực dân doanh tăng 29%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,3%. Các ngành

đạt mức tăng trưởng khá là: dệt tăng 31,2%; may mặc tăng 14%; chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ tăng 47,4%; thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 48,1%; các sản phẩm từ kim loại tăng 36,3%; các sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại khác tăng 35%; sản phẩm điện tử, máy vi tính tăng 56,7%; giường, tủ, bàn ghế tăng 23,6%....

Do giá các nguyên liệu đầu vào như: điện, nước, xăng dầu,…tăng đã ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp. Tỉnh đã tập trung tiếp tục tháo gỡ khó khăn, triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ của Chính phủ

như: hỗ trợ lãi suất 2%/năm để thực hiện đầu tư mới phát triển sản xuất kinh doanh; giãn thời hạn nộp thuế nhập khẩu 180 ngày đối với máy móc thiết bị, phụ

tùng thay thế, phương tiện vận tải nằm trong dây chuyền công nghệ thuộc loại trong nước chưa sản xuất cần nhập khẩu... giúp các doanh nghiệp duy trì và phát

triển sản xuất. Bên cạnh các doanh nghiệp đã hoạt động ổn định, quí I/2010 đã có thêm 33 doanh nghiệp mới đi vào hoạt động, chủ yếu ở các ngành chế biến thực phẩm, may mặc, sản xuất kim loại, trong đó có 18 doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài.

Quy hoạch điều chỉnh, bổ sung các khu công nghiệp của tỉnh đến năm 2020

đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đưa vào quy hoạch các Khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2015, định hướng 2020. Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo rà soát về tình hình sử dụng đất, thu hút đầu tư và thành lập các khu công nghiệp trên địa bàn.

Sản lượng điện thương phẩm tiêu thụ 1 tỷ 141 triệu kWh đạt 23% kế hoạch năm, tăng 24% so với cùng kỳ; thực hiện tiết kiệm điện 15,5 triệu kWh đạt 26 % kế hoạch năm, tăng 3% so với cùng kỳ. Đã lắp đặt được 4.322 điện kế mới, tăng 34% so với cùng kỳ và nâng số hộ sử dụng điện toàn tỉnh lên 99,04%.

Thương mại – dịch vụ; xuất nhập khẩu

Đã tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình hành động số 25-CTr/TU ngày 14/12/2006 của Tỉnh ủy về Phát triển dịch vụ tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006-2010.

a. Thương mại - dịch vụ:

Ước tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ thực hiện 9.224 tỷ đồng, tăng 39% so cùng kỳ; trong đó: khu vực kinh tế nhà nước tăng 94,3%, khu vực kinh tế dân doanh tăng 36,2%, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 38,8%.

Quý I, sức mua trên thị trường nội tỉnh tăng cao do Tết Nguyên đán và có nhiều lễ, hội; trong dịp Tết tỉnh đã chủ động xây dựng kênh phân phối các mặt hàng thiết yếu như: đường, sữa, gạo, xăng dầu, gas, phân bón và các loại rượu, bia, nước giải khát,…, từ các doanh nghiệp đầu mối; hỗ trợ vốn vay với lãi suất ưu đãi

một số mặt hàng về bán ở 12 điểm thuộc các huyện phía Bắc của tỉnh với phương thức xe bán hàng lưu động phục vụ người dân nghèo vùng sâu vùng xa và lực lượng công nhân. Các doanh nghiệp đã đầu tư đưa vào hoạt động 03 chợ (chợ

Thanh An - Dầu Tiếng, chợ Đình - Thị xã Thủ Dầu Một và chợ Thủy Lợi -Thuận An).

Chỉđạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nhằm ổn định thị

trường; Chi cục quản lý thị trường đã kiểm tra, kiểm soát tại 682 cơ sở, phát hiện và xử lý 229 vụ vi phạm (chiếm 33,6%); các đoàn kiểm tra liên ngành đã kiểm tra tại 683 cơ sở, phát hiện xử lý vi phạm 198 vụ (chiếm 29%).

- Giá cả một số mặt hàng tiêu dùng tăng do giá xăng dầu điều chỉnh liên tục

đã đẩy chi phí đầu vào tăng và tác động đến chỉ số giá tiêu dùng chung. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2010 so với cùng kỳ năm trước tăng 10,14%, so với tháng 12 năm trước tăng 3,18%. Giá vàng tăng 39,23%, giá đô la Mỹ trên thị trường tăng 7,98% so với cùng kỳ năm trước.

- Các dịch vụ vận tải, thông tin và truyền thông, nhà hàng – khách sạn,…tiếp tục được đầu tư phát triển, mở rộng mạng lưới hoạt động. Doanh thu vận tải hàng hóa tăng 38,7%, vận tải hành khách tăng 22,7% so cùng kỳ. Đã phát triển mới 07 khách sạn, nhà nghỉ; tính đến nay toàn tỉnh có 288 khách sạn, nhà nghỉ với tổng vốn đăng ký kinh doanh trên 830 tỷđồng. Tỉ lệ thuê bao điện thoại cố định đạt 15,97 máy/100 dân; thuê bao điện thoại di động trả sau đạt 5,77 thuê bao/100 dân; thuê bao Internet băng rộng (ADSL) đạt 3,38 thuê bao/100 dân.

b. Xuất - nhập khẩu:

Kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện 1 tỷ 604 triệu USD, tăng 20,9% so với cùng kỳ; trong đó: khu vực kinh tế trong nước chiếm 22%, tăng 10,9%, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 78%, tăng 24,1%. Mặt hàng dệt may vẫn giữ vai trò chủ lực trong các mặt hàng xuất khẩu của tỉnh, chiếm 22,5% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 99,5% so với cùng kỳ, là mặt hàng có mức tăng cao thứ 2

sau hàng điện tử (tăng 146%); 2 mặt hàng chủ lực khác là sản phẩm bằng gỗ và hàng giày dép chiếm 31% tổng kim ngạch cũng có mức tăng từ 11,3% đến 22,7%; các mặt hàng giảm nhiều so với cùng kỳ là: hàng thủ công mỹ nghệ giảm 46,1%, cà phê giảm 47,7%,… nguyên nhân do ảnh hưởng tình hình chung của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp không có đơn đặt hàng. Trong quí có 565 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu; các thị trường xuất khẩu chiếm kim ngạch lớn là Mỹ 23,7%, EU 14,5%, Nhật 12,9%, Đài Loan 12,3%, Hàn quốc 6,2%...

Kim ngạch nhập khẩu ước thực hiện đạt 1 tỷ 303 triệu USD, tăng 28,8% so cùng kỳ; trong đó: khu vực kinh tế trong nước 375 triệu USD, tăng 65,9%, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 927 triệu USD, tăng 18,1%. Các mặt hàng vật tư phục vụ đầu tư, xây dựng chiếm tỷ trọng lớn và có kim ngạch tăng khá là: sắt thép tăng 50%, sơn và nguyên phụ liệu sản xuất sơn tăng 115%; xăng dầu tăng 27,4%, nguyên vật liệu chế biến thức ăn gia súc tăng 42,3%, nguyên phụ liệu hàng may mặc tăng 82,7%,….

Nông nghiệp

Ước diện tích gieo trồng vụĐông Xuân các loại cây hàng năm đạt 7.387 ha, giảm 9,3% so với cùng kỳ, trong đó: cây lúa giảm 2,5%, cây chất bột có củ giảm 8,2%; rau các loại giảm 4,8%, cây công nghiệp hàng năm giảm 4,7% so với cùng kỳ; diện tích cây lâu năm đạt 137.730 ha, tăng 0,6% so với cùng kỳ, trong đó: diện tích cao su tăng 1,1%, sản lượng tăng 1,9%; diện tích cây điều giảm 8,5%, cây tiêu giảm 1,5%,… so với cùng kỳ. Nguyên nhân chủ yếu là do chuyển đổi cơ cấu một số cây trồng hàng năm sản xuất kém hiệu quả và triển khai xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, dân cư đô thị, khu công nghiệp. Đã phát sinh một số loại sâu bệnh trên cây trồng vào cuối vụ nhưng nhờ chủ động trong công tác dự báo, phòng chống dịch bệnh nên sâu bệnh trên các loại cây trồng đều giảm so với cùng kỳ năm 2009.

khá, so với cùng kỳđàn lợn tăng 3,9%, gia cầm tăng 10,4%; đã thực hiện tổng kết chương trình phát triển đàn trâu, bò năm 2009. Tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm được kiểm soát tốt, Tỉnh đã chỉ đạo tăng cường giám sát dịch bệnh đến từng cơ sở chăn nuôi, kiểm tra các cơ sở giết mổ, kiểm dịch tại các đầu mối giao thông và thực hiện tiêm phòng thường xuyên cho đàn gia súc, gia cầm đến tuổi tiêm phòng; tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về tác hại của dịch bệnh và nguy cơ lây lan trong cộng đồng dân cư. Không có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.

Tập trung thực hiện giải tỏa, bàn giao mặt bằng khu vực lòng hồ Phước Hòa

để chuẩn bị cho công tác chặn dòng tích nước. Chỉ đạo thực hiện các biện pháp chống hạn và phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa khô năm 2010; đảm bảo bố

trí lực lượng trực 24/24 tại các chòi canh, các khu vực trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng. Đẩy nhanh công tác cắm mốc và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Ban Quản lý rừng phòng hộ núi Cậu Dầu Tiếng, Ban quản lý rừng Tân Uyên và Lâm trường Phú Bình. Chỉđạo rà soát các dự án liên doanh trồng rừng với đối tác nước ngoài.

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ về

việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; ban hành bộ tiêu chí xã nông thôn mới của tỉnh; chỉđạo các huyện rà soát lựa chọn xã điểm để qui hoạch xây dựng nông thôn mới.

Tài nguyên và môi trường

Tập trung tháo gỡ các vướng mắc trong công tác giao đất, cho thuê đất, thẩm định bồi thường đối với các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Ban hành mức thu, nộp quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn. Tổ công tác của tỉnh về rà soát, giải quyết vướng mắc khó khăn trong các thủ tục về đất đai tiếp tục tháo gỡ những vướng mắc trong thủ tục hồ sơ cho các doanh nghiệp, tổ

chức trên địa bàn tỉnh; kiểm tra, xử lý thu hồi các dự án đã có chủ trương nhưng quá thời gian qui định nhưng chưa thực hiện, đồng thời có biện pháp xử lý các

trường hợp vi phạm khác.

Tiếp tục triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính. Đã thực hiện cho thuê

đất, giao đất cho 163 tổ chức với tổng diện tích là 510 ha; thu hồi đất 02 trường hợp sử dụng đất sai mục đích với diện tích là 1,9 ha.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra lĩnh vực tài nguyên, môi trường; đã phát hiện vi phạm và xử phạt hành chính 211 đơn vị, thu nộp ngân sách 4 tỷ 128 triệu đồng, trong đó có 40 đơn vị vi phạm về lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đã tổ

chức xử lý 43 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nằm trong danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng năm 2010. Thành lập đoàn thanh tra việc khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Tân Uyên và Dĩ An. Chỉ đạo tăng cường công tác quản lý đối với các hoạt động về bến bãi, khai thác, kinh doanh cát trên địa bàn tỉnh.

Đã ban hành quy định về quản lý chất thải rắn, phê duyệt Kế hoạch đấu thầu thực hiện lập Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2011-2020 và kế hoạch sử dụng

đất 5 năm 2011-2015 của tỉnh.

Tài chính – tín dụng a) Ngân sách:

Thực hiện công bố công khai quyết toán ngân sách nhà nước năm 2008 và dự toán ngân sách năm 2010. Ban hành quy định về giá bán nước sạch nông thôn; mức thu thủy lợi phí và tiền nước; định mức chi cho các hoạt động văn hóa, thể

thao trên địa bàn tỉnh; qui định về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 2007, 2008 và phê duyệt bộ thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 2008.

Tổng thu ngân sách ước thực hiện 4.000 tỷ đồng, đạt 28% dự toán năm, tăng 20% so với cùng kỳ; trong đó: thu nội địa 2.700 tỷđồng, đạt 27%, tăng 5% so với cùng kỳ; thu từ lĩnh vực xuất nhập khẩu 1.300 tỷ đồng, đạt 36%, tăng 69% so

Chi ngân sách ước thực hiện 1.300 tỷ đồng, đạt 22% dự toán năm, bằng 98% cùng kỳ; trong đó, chi đầu tư xây dựng cơ bản chiếm 50% tổng chi.

Kiểm toán nhà nước khu vực IV đã có báo cáo kết luận kiểm toán ngân sách tiền và tài sản nhà nước năm 2008, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo cho các ngành, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện các kết luận kiểm toán để báo cáo Kiểm toán Nhà nước và Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 30/6/2010.

b) Tín dụng:

Tổng vốn huy động đạt 31.658,9 tỷđồng, giảm 0,6% so với đầu năm, trong

đó: tiền gửi các tổ chức kinh tế chiếm 42%, giảm 14,1%; tiền gửi tiết kiệm chiếm 54%, tăng 12%; tiền gửi kỳ phiếu, trái phiếu chiếm 4%, tăng 1,4%. Tổng dư nợ

cho vay 36.668,7 tỷ đồng, tăng 2,6% so đầu năm, trong đó: vay ngắn hạn 21.542 tỷ đồng, chiếm 58,8% tăng 1,1%, vay trung và dài hạn 15.126 tỷ đồng, chiếm 41,3%, tăng 4,8% so đầu năm; dư nợ xấu giảm so với cùng kỳ và so với cuối năm 2009.

Đã có sự dịch chuyển nguồn vốn của các doanh nghiệp từ gửi ngân hàng sang phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh do nhiều doanh nghiệp đã ổn định sản xuất và đang tiếp tục đầu tư phát triển; người dân đã quay lại gởi tiền tiết kiệm vào các ngân hàng do lãi suất tăng. Tuy nhiên hiện nay việc huy động vốn của các tổ

chức tín dụng trên địa bàn đang gặp rất nhiều khó khăn, nhất là đối với các ngân hàng thương mại nhà nước và huy động cho vay trung và dài hạn.

Tổng dư nợ cho vay các đối tượng được hỗ trợ lãi suất là 58 tỷ 784 triệu

đồng, với 25 khách hàng, trong đó các ngân hàng thương mại Nhà nước chiếm 82,17% với 15 khách hàng.

Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉđạo QuỹĐầu tư phát triển tập trung hướng dẫn các doanh nghiệp hoàn thành hồ sơ vay vốn ưu đãi để thực hiện các dự án. Đã giải ngân cho vay 307 tỷđồng, đạt 54% kế hoạch năm, tăng 11 lần so với cùng kỳ năm trước; trong đó cho vay bằng nguồn vốn của quỹ là 186 tỷđồng, từ nguồn vốn ủy

thác ngân sách tỉnh là 120 tỷđồng.

Các Quỹ tín dụng phát triển ổn định, ước tổng vốn huy động đạt 500 tỷ đồng, tăng 5,48% so với đầu năm; dư nợđạt 375 tỷđồng, tăng 7% so với đầu năm; tỉ lệ nợ xấu chiếm 1,5%.

Đầu tư phát triển

a) Về đầu tư xây dựng cơ bản:

Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác giải toả, bồi thường và triển khai các công trình đầu tư xây dựng cơ bản; đặc biệt là đối với các dự án lớn, trọng điểm như: đường Mỹ Phước – Tân Vạn, đường Nguyễn Chí Thanh, ĐT 741, ĐT744,

đường Hồ Chí Minh, Cổng chào Bình Dương,... Tập trung triển khai thực hiện dự

án Cải tạo nâng cấp và xây mới Bệnh viện Bến Cát sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ (2 tỷđồng).

Theo số liệu của Kho bạc Nhà nước (đến ngày 25/3/2010), đã cấp phát, thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt 651 tỷđồng, đạt 27,8% kế hoạch (tính trên kế hoạch là 2.340 tỷ, không tính 260 tỷđồng vốn dự phòng), trong đó vốn tạm

ứng 250 tỷđồng; vốn ngân sách tỉnh quản lý thực hiện 240 tỷ đồng, đạt 29,1% kế

hoạch; vốn các huyện, thị quản lý thực hiện 410 tỷđồng, đạt 27,1% kế hoạch.

Đã ban hành quyết định về việc phân cấp trong đầu tư xây dựng cơ bản trên

địa bàn tỉnh; tổ chức tổng kết công tác đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009 và chỉ đạo các nhiệm vụ năm 2010; tập trung đẩy nhanh tiến độ hình thành các thủ tục triển khai thực hiện dự án BOT - 3 tuyến đường trên địa bàn huyện Tân Uyên. Đã khánh thành và đưa vào sử dụng cầu qua Cù lao Thạnh Hội.

b) Thu hút đầu tư trong nước:

Đã thu hút thêm 1.829 tỉđồng, bao gồm: 348 doanh nghiệp đăng ký mới với số vốn là 836 tỷđồng; 89 lượt doanh nghiệp bổ sung vốn với số vốn tăng thêm là

Một phần của tài liệu giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN thân thiện môi trường (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)